Cách Chữa Đau Mỏi Vai Gáy

Mẹo Chữa Đau Mỏi Vai Gáy Tại Nhà:

  • Chườm nóng hoặc lạnh.
  • Xoa bóp.
  • Giữ đủ nước cho cơ thể.
  • Thay đổi tư thế và gối ngủ.
  • Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn.
  • Bài tập vận động cổ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc bôi giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giảm đau thần kinh.
  • Phương pháp phẫu thuật (trong trường hợp nặng).

Khi Nào Nên Đi Khám Bác Sĩ:

  • Đau không giảm sau khi áp dụng các phương pháp tự nhiên.
  • Đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ nặng.
  • Triệu chứng kèm theo khó thở, buồn nôn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
  • Tình trạng đau nhức ngày càng trở nên nặng hơn, thậm chí khi đi ngủ.

Thuốc Nam Chữa Đau Mỏi Vai Gáy:

  • Ngải cứu.
  • Lá lốt.
  • Lá kinh giới.
  • Cây trinh nữ.

Mỗi bài thuốc Đông Y đều kết hợp nhiều thành phần thảo dược có tác động tích cực đối với xương khớp, mạch máu và cơ. Tuy nhiên, cần sự kiên nhẫn khi sử dụng thuốc Đông Y, và việc tham khảo ý kiến của bác sĩ được khuyến khích.

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng lại và gây đau nhức, thường xuất hiện khi vận động hoặc quay cổ, quay đầu. Tình trạng này có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp, mạch máu vùng vai gáy và thường xuất hiện vào buổi sáng. Bệnh đau cổ vai gáy xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Căng cơ sau chơi thể thao, ngồi sai tư thế, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thoái hóa,… Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau mỏi vai gáy được chia sẻ bên dưới đây để giúp giảm các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp nhất, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức, tê bì, ê mỏi vai, gáy và cổ. Hội chứng thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt, vận động và làm việc thiếu khoa học.

Đau Mỏi Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị
Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ - xương thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi

Tuy nhiên, một số trường hợp bị đau vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh xương khớp. Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nhưng thường phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên.

Các triệu chứng bệnh đau mỏi vai gáy nếu được thăm khám và khắc phục kịp thời có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, bệnh lý tiến triển dai dẳng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, học thấp, giảm mức độ tập trung và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Thực tế nhận thấy, bệnh đau mỏi vai gáy có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, nguyên nhân tác động trực tiếp là do rối loạn cơ - xương cổ và vai - gáy. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khó chịu.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

1. Nguyên nhân thường gặp 

Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu trong thời gian dài.

  • Ngồi làm việc quá lâu, nằm xem tivi, đứng lâu, ngồi sai tư thế, cúi cổ lâu, ngủ tựa đầu vào ghế hoặc kê gối quá cao,...
  • Tắm nước lạnh vào ban đêm, ngồi trước quạt hoặc điều hoà ở nhiệt độ thấp, dầm mưa,... Những thói quen này có thể làm co mao mạch tại vùng cổ gây thiếu máu cục bộ và dẫn đến tê bì, đau nhức.
  • Tuổi tác cao được là là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy. Theo các chuyên gia, cơ bắp, mạch máu và xương khớp ở người cao tuổi và trung niên có xu hướng thoái hoá, suy yếu và dễ bị rối loạn hơn so với người trẻ tuổi. Theo đó, rối loạn cơ xảy ra ở cơ - xương vùng cổ, vai, gáy là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý.

Tình trạng đau mỏi vai gáy khởi phát bởi các nguyên nhân thông thường sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng sau khi loại trừ các yếu tố thuận lợi, sử dụng thuốc và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy 
Nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không khoa học và duy trì các tư thế xấu

Bên cạnh đó, nếu bệnh khởi phát do các thói quen và tư thế xấu, thường chỉ gây ra các triệu chứng ở mức độ nhẹ và ít khí khởi phát các biến chứng nặng nề.

2. Nguyên nhân bệnh lý 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp, hội chứng đau mỏi vai gáy cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp. Cụ thể:

  • Thoái hoá cột sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương vùng cổ
  • Loãng xương
  • Viêm cột sống
  • Hẹp ống sống
  • Vẹo cổ bẩm sinh
  • Viêm khớp dạng thấp

Trường hợp đau vai gáy do nguyên nhân bệnh lý thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và có tính chất mãn tính. Nếu không được can thiệp điều trị, các biểu hiện của hội chứng này có thể diễn tiến nặng nề theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân trên, nguy cơ đau mỏi vai gáy cũng có thể tăng lên khi bị tác động bởi các yếu tố như làm công việc văn phòng, lao động nặng, thói quen tắm đêm, sống và làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, lạnh, mắc bệnh tiểu đường, thừa cân - béo phì,...

Bệnh đau mỏi vai gáy thường có các biểu hiện lâm sàng và mức độ khá đa dạng. Điều này phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng chống chịu cơn đau của từng người. Tương tự như các bệnh xương khớp khác, bệnh lý có xu hướng tiến triển nặng và mức độ đau tăng lên khi có tác động cơ học.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý 
Bệnh lý đặc trưng bởi các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau mỏi vai gáy, bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy
  • Cơn đau có thể âm ỉ với mức độ không đáng kể hoặc cảm giác đau nhói như điện giật và nhức nhối gây mệt mỏi, khó chịu.
  • Ban đầu, cơn đau khởi phát ở vùng cổ rồi lan đến mang tai, vùng thái dương. Sau đó lan xuống bả vai, cánh tay hoặc bàn tay.
  • Một số trường hợp nặng có thể đi kèm với tình trạng tê bì, dị cảm tại bàn tay, cánh tay, cơ bị co cứng,...
  • Cơn đau có tính chất cơ học, đau mỏi nặng hơn khi lao động nặng, căng thẳng, nhiễm lạnh, ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đột ngột,... và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Tình trạng đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hay âm ỉ, dai dẳng (mãn tính).

Mẹo chữa đau mỏi vai gáy tại nhà

Khi tình trạng đau nhức không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một vài cách bên dưới đây.

Chữa đau mỏi vai gáy với mẹo đơn giản

Phương pháp này sẽ không yêu cầu người bệnh cần vận động cơ thể quá nhiều, có thể thực hiện như sau:

  • Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh: Người bệnh có thể áp dụng cách chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp bị căng cứng. Có thể luân phiên giữa chườm nóng và lạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Liệu pháp xoa bóp: Thực hiện động tác xoa bóp giúp các cơ được thư giãn, hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp hiệu quả.
  • Giữ đủ nước cho cơ thể: Người bệnh cần uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông máu, giữ nhiệt cho cơ thể và cấp nước cho đĩa đệm – phần nằm giữa các đốt cột sống cổ của bạn.
  • Thay đổi tư thế và gối ngủ: Người bệnh có thể sử dụng một tấm nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể. Lựa chọn gối kê phù hợp, có độ mềm vừa phải để hỗ trợ tốt cho cổ và đầu.
  • Nghỉ ngơi để cơ cổ được thư giãn: Bạn cần điều chỉnh tư thế không đúng hoặc di chuyển cổ sai cách. Hãy để cổ được nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động nặng tác động đến cổ như xoay vặn quá mức.

Chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp
Chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp

Bài tập vận động cổ

Thực hiện các bài tập dưới đây không chỉ tốt cho phần cổ vai gáy mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.

  • Bài tập kéo giãn cổ: Bạn hãy kéo giãn các cơ bám trực tiếp hay lân cận cột sống cổ để thư giãn, giảm căng cơ.
  • Bài tập tăng cường sức mạnh: Giúp cải thiện chức năng cơ cổ lưng, hỗ trợ cột sống, giảm đau nhức, mỏi vai gáy. Người bệnh sẽ hoạt động thoải mái hơn.
  • Tập thể dục nhịp điệu: Bài tập này có công dụng tăng cường lưu lượng máu và nhịp thở của tim, phổi trong suốt thời gian tập luyện.
  • Đạp xe: Đạp xe, chạy bộ nhẹ nhàng là những bài tập mà người bệnh có thể áp dụng, giúp nâng cao sức khỏe, thư giãn gân cốt, không gây chèn ép cột sống.
  • Tập thể dục trị liệu dưới nước: Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên cột sống, giúp cơ hoạt động hiệu quả, thường được chỉ định thực hiện với trường hợp nghiêm trọng.

Phương pháp Tây Y

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo.

Thuốc chữa đau vai gáy được bác sĩ khuyên dùng?

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Thuốc sẽ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, giảm tình trạng đau nhức.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có công dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Giúp ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) và chống viêm hiệu quả. Một vài loại thuốc chống viêm không steroid có thể kể đến như: Diclofenac 50mg, Meloxicam 7.5mg, Celecoxib 200mg, Piroxicam 20mg
  • Thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy cổ: Thuốc giúp ức chế sự dẫn truyền trong dây thần kinh nguyên phát và noron vận động nhằm ức chế phản ứng đa và đơn synap. Ngoài ra, không thể kể tới công dụng ức chế tái hấp thụ Ca2+ vào synap, giảm trương lực cơ, tăng tuần hoàn ngoại biên.Tolperisone 150mg, Eperisone 50mg là những loại thuốc được sử dụng phổ biến.
  • Thuốc bôi giảm đau tại chỗ: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Casaicin gel, Voltaren emugel để bôi ngoài da. Những loại thuốc này đều cho hiệu quả giảm đau khá tốt và an toàn cho các cơ quan nội tạng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Giúp cải thiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép, giảm tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, tê bì bả vai, cánh tay…

Diclofenac 50mg có công dụng giảm đau hiệu quả
Diclofenac 50mg có công dụng giảm đau hiệu quả

Phẫu thuật

Phương pháp này được chỉ định khi các cơn đau cổ, vai gáy có chuyển biến nặng, dai dẳng không dứt. Với tình trạng nặng như vậy, rất có thể nguyên nhân của bệnh liên quan đến xương khớp gây ra. Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật chữa đau cổ vai gáy, bác sĩ sẽ loại bỏ các yếu tố gây chèn ép lên cơ bắp, các mạch máu, phần cột sống và rễ thần kinh ở vùng cổ như đĩa đệm thoát vị, gai xương, đốt sống bị trượt, hẹp ống sống,…

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần mau chóng đi khám để có hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm:

  • Các cơn đau mỏi vai gáy không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, kéo dài trên một tuần. Người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
  • Các cơn đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ đau dữ dội, quá sức chịu đựng, thường gặp phải khi người bệnh gặp chấn thương đột ngột, gây tổn thương cơ và các dây chằng cần nhanh chóng được bác sĩ kiểm tra và xử lý.
  • Đi kèm với đau mỏi vai gáy là những triệu chứng như khó thở, buồn nôn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
  • Tình trạng đau nhức ngày càng trở nặng hơn, thậm chí cơn đau xuất hiện ngay cả khi đi ngủ.

Thuốc Nam chữa đau mỏi vai gáy

Dưới đây là một vài loại thuốc Nam dễ kiếm, lành tính với cơ thể, mang lại hiệu quả điều trị tương đối tốt.

Ngải cứu

Không chỉ là gia vị cho các món ăn hằng ngày, ngải cứu còn lại loại dược liệu được sử dụng để điều trị các vấn đề về xương khớp. Ngải cứu có vị hơi ngăm đắng, tính ấm được sử dụng để giải cảm, thanh nhiệt, giảm đau, sát trùng,… Đặc tính chữa bệnh của loại cây này là khi đi vào cơ thể là đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn. Khi bị đau vai gáy, đau lưng, hay đau mỏi khớp gối... người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện triệu chứng.

  • Dùng ngải cứu sao muối: Rửa sạch ngải cứu, cho vào chảo sao vàng sau đó cho muối hạt to vào chung. Sử dụng một miếng vải, bọc lá ngải vào và chườm lên vị trí đau, làm như vậy 2 – 3 lần sẽ giảm đau rất tốt.
  • Uống ngải cứu: Dùng khoảng 100g ngải cứu tươi đem rửa sạch và để ráo nước. Cho vào nồi với 1.5 - 2 lít nước đun sôi và sử dụng để uống hàng ngày liên tục 7 - 10 ngày rồi ngưng.

Ngải cứu sử dụng để điều trị các vấn đề về xương khớp
Ngải cứu sử dụng để điều trị các vấn đề về xương khớp

Lá lốt

Lá lốt có công dụng giảm đau mỏi vai gáy, là nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ. Khi sử dụng kiên trì trong một thời gian sẽ giúp hạn chế được tình trạng co cứng, tê bì, nhức mỏi vùng vai gáy. Cách thực hiện như sau:

  • Đắp lá: Chuẩn bị 200gr lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Đem sao lá lốt trên lửa lớn đến khi nóng thì thêm muối hạt to. Cho ra một miếng khăn mỏng bọc lại và chườm vào vị trí vai gáy bị đau. Mỗi ngày thực hiện chườm khoảng 2 – 3 lần.
  • Sắc nước uống: Lá lốt rửa sạch cùng nước muối và cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước. Đun cho tới khi nước cạn khoảng 1 nửa. Chia đều thuốc và uống 2 lượt vào sáng và tối.

Lá kinh giới

Lá kinh giới có chứa rất nhiều hoạt chất giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức, các cơ được thư giãn, tiêu viêm và giúp tình trạng co cứng khớp được cải thiện. Chính vì vậy, trong các bài thuốc nam trị đau mỏi vai gáy thường có sự xuất hiện của loại cây này.

  • Chuẩn bị khoảng một nắm gồm cả lá và hoa của cây kinh giới đem rửa sạch, ngâm muối và để ráo nước.
  • Nhét hỗn hợp vừa phơi vào vỏ gối, người bệnh có thể dùng để kê dưới gối ngủ hoặc phần đầu và vai gáy.
  • Cần thực hiện kiên trì trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.

Cây trinh nữ

Cây xấu hổ hay còn gọi là hàm tu thảo, được sử dụng phần lá và cành tươi để chữa bệnh vai gáy. Người bệnh có thể thu để thái mỏng, đem phơi khô. Loại cây này có vị ngọt, hơi sơ, tính hàn. Khi sử dụng sẽ giúp người bệnh trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Ngoài ra, theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy loại cây còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, đem lại hiệu quả điều trị rất tốt.

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm rễ cây trinh nữ được rửa sạch, để ráo và rượu trắng trên 40 độ.
  • Cho cả rượu và cây trinh nữ vào chảo và đem sao khô trong chảo nóng.
  • Sau đó người bệnh lấy rễ cây ra rồi đun trong nồi với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 1 nửa thì lọc bỏ bã và lấy nước uống trong ngày.

Cây xấu hổ được sử dụng phần lá và cành tươi để chữa bệnh vai gáy
Cây xấu hổ được sử dụng phần lá và cành tươi để chữa bệnh vai gáy

Chữa bệnh bằng Đông Y

Điều trị đau vai gáy bằng phương pháp Đông y sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Ưu, nhược điểm của thuốc đông y trị đau vai gáy

Ưu điểm:

  • An toàn và lành tính: Nguyên liệu sử dụng đều là các bộ phận thân, rễ, hoa, lá, cành, quả của cây thuốc quý, có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, lành tính với cơ thể.
  • Mang lại hiệu quả bền vững: Phương pháp Đông y thường khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh, giảm dần các triệu chứng cải thiện dần các triệu chứng, đem lại hiệu quả cao, tránh tái phát.
  • Hạn chế tác dụng phụ: Phương thuốc Đông y thường gây ra ít tác dụng phụ không mong muốn, tránh làm ảnh hưởng đến gan, phù hợp chữa các bệnh mạn tính.

Nhược điểm:

  • Sử dụng thuốc Đông y đem lại tác dụng từ từ, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.
  • Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và sắc thuốc, nếu không quen với mùi thuốc sẽ rất khó uống.

Top 4 bài thuốc Đông y hiệu quả

Những bài thuốc được chia sẻ dưới đây là sự kết hợp của các thảo dược tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết hiệu quả.

Bài thuốc 1

Dược liệu: Bạch chỉ 12 gam, Khương hoàng 12 gam, Xuyên khung 12 gam, Uy linh tiên 12 gam, Tang chi 30 gam, Mộ thông thông 30 gam, Bạch giới tử 9 gam, Hồng hoa 9 gam, Đườm nam tính 9 gam, Khương hoạt 9 gam, Quy đầu 15 gam.

Các thực hiện: 

  • Rửa sạch các vị thuốc và cho thêm khoảng 700ml vào đun sôi.
  • Sau khi đun cạn khoảng 300ml thuốc, người bệnh hãy lọc bỏ phần bã
  • Sử dụng mỗi ngày 1 thang, chia thuốc làm 3 phần nước uống hết trong ngày, hâm nóng mỗi khi uống.

Bài thuốc 2

Dược liệu: Thục địa 16 gam, đương quy 12 gam, ngưu tất 12 gam, tục đoạn 12 gam, thanh bì 10 gam, ngũ gia bì 12 gam, sơn thù 8 gam, bạch linh 12 gam, đỗ trọng 10 gam.

Cách thực hiện: 

  • Mỗi ngày chỉ uống 1 thang, đem các nguyên liệu đi rửa sạch. Thêm khoảng 500ml nước vào nồi đun sôi cho tới khi cạn còn 100ml thuốc.
  • Lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước và sử dụng hết trong ngày. Kiên trì uống liên tục trong 20 ngày sẽ thấy được kết quả.

Thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao, lành tính với cơ thể
Thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao, lành tính với cơ thể

Bài thuốc 3

Dược liệu: Kinh giới 10 gam, phòng phong 12 gam, chỉ xác 8 gam, thanh bì 8 gam, khương hoạt 12 gam, độc hoạt 12 gam, tục đoạn 16 gam, đỗ trọng 16 gam, đương quy 12 gam, ngũ gia bì 16 gam, ngưu tất 16 gam, hồng hoa 10 gam.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đã rửa sạch các vị thuốc, người bệnh cần để ráo trước khi sắc. Chuẩn bị ấm sắc thuốc, cho các nguyên liệu vừa chuẩn bị cùng 800ml và đem đun sôi cho tới khi cạn một nửa.
  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 thang thuốc, chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4

Dược liệu: Thục địa 15 gam, Hoài sơn 30 gam, Đan sâm 30 gam, Bạch truật 30 gam, Câu đằng 30 gam, Phòng phong 15 gam, Long cốt 15 gam, Tào hưu 10 gam, Sơn thù 30 gam, Phục thần 30 gam, Ngũ vị 12 gam, Thiên ma 12 gam, Cúc hoa 30 gam, Ngọc trúc 30 gam, Mẫu lệ 30 gam.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc vừa chuẩn bị đem sắc cùng 800ml nước và cho tới khi thuốc cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Đem phần bã đi bỏ và chia thuốc thành 3 phần nước uống hết trong ngày.

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được thông tin của những cách chữa đau mỏi vai gáy và lựa chọn được phương án phù hợp. Hơn hết, trước khi thực hiện, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám kỹ càng, chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...