Bé Bị Viêm Phế Quản Thở Khò Khè – Cha Mẹ Cần Làm Gì?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bé bị viêm phế quản thở khò khè là tình trạng khá phổ biến, nhất là trẻ sơ sinh. Biểu hiện thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục thông qua một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ thở khò khè do viêm phế quản gây ra cần nhập viện điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng.

Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới phổ biến. Bệnh thường khởi phát ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa (đông – xuân). Nguyên nhân chủ yếu bùng phát các triệu chứng bệnh lý là do sự tấn công của vi khuẩn và virus. Theo đó, viêm phế quản điển hình bởi các triệu chứng như ho khan, thở khò khè, khó thở, cơ thể mệt mỏi, dịch đờm nhầy,…

Bé bị viêm phế quản thở khò khè - Cha mẹ cần làm gì?
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là tình trạng khá phổ biến, nhất là trẻ sơ sinh

Trong đó, đa số trường hợp bé bị viêm phế quản đều gây ra tình trạng thở khò khè. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do phổi bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến trẻ khó lấy oxy từ bên ngoài và thở ra CO2, từ đó dẫn đến tình trạng thở khò khè. Âm thanh này sẽ phát ra từ cổ họng của trẻ khi thở ra. Với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, phụ huynh có thể nghe thấy tiếng khò khè ngay cả khi trẻ hít vào.

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản khiến niêm mạc ở ống phế quản của trẻ bị sưng, phù nề và tiết dịch nhầy. Những yếu tố này có thể khiến đường thở bị thu hẹp lại, lượng khí lưu thông trong đường thở trở nên khó khăn hơn và gây ra tiếng khò khè. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị khó thở, không thở được đe dọa đến tính mạng.

Bên cạnh đó, viêm phế quản ở bé còn đi kèm với một số biểu hiện như sốt, sổ mũi, chán ăn, ho nhiều, quấy khóc, có đờm,… nếu không được kiểm soát kịp thời có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng. Vì vậy, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm không?

Tình trạng thở khò khè do viêm phế quản gây ra khiến trẻ chán ăn, khó thở, mất sức, sốt cao, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh lý kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm không?
Suy hô hấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất do viêm phế quản gây ra

Dưới đây là một số biến chứng ở trẻ bị viêm phế quản thở khò khè:

  • Suy hô hấp: Suy hô hấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất do viêm phế quản gây ra. Suy hô hấp xảy ra do vi khuẩn và virus tấn công vào đường dẫn khí nhỏ. Trẻ bị suy hô hấp gây ra một số triệu chứng như thở không đều, thở nhanh, có lúc ngưng thở, rên rỉ, co lõm ngực nặng, tím tái.
  • Viêm phổi nặng: Bệnh viêm phế quản ở trẻ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang những cơ quan lân cận và làm tăng nguy cơ bị viêm phổi. Lúc này, phổi sẽ bị xơ hoá, gia tăng sự nhạy cảm ở niêm mạc hô hấp trước những tác nhân gây hại.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng nhiễm khuẩn huyết xảy ra do vi khuẩn viêm nhiễm ở ổ viêm nhiễm tấn công vào máu. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tim đập nhanh, sốt cao, rùng mình, ớn lạnh, đau dạ dày, nôn mửa, rối loạn tâm thần.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè là một trong những bệnh đường hô hấp dưới phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu chủ quản khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần chủ động trong việc theo dõi các biểu hiện và đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu biết thường.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè – Khi nào gặp bác sĩ?

Biểu hiện thở khò khè ở trẻ do viêm phế quản gây ra có thể được khắc phục thông qua một số biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không đáp ứng, triệu chứng tiến triển nặng và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bé, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè - Khi nào gặp bác sĩ?
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hoặc không thở được

Ngoài ra, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hoặc không thở được
  • Hơi thở của bé trở nên gấp gáp, nhanh bất thường và không ổn định
  • Trẻ xuất hiện dấu hiệu nhợt nhạt, mệt mỏi, chán ăn, bú kém, xanh xao
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ bắt đầu ho đột ngột, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nghẹt thở. Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị viêm phế quản thở khò khè?

Khi nhận thấy biểu hiện trẻ bị viêm phế quản thở khò khè, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp tăng cường sức khỏe, nâng đỡ thể trạng và giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc bé bị viêm phế quản thở khò khè:

1. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trường hợp bé bị viêm phế quản thở khò khè, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng, đồng thời nâng đỡ thể trạng trong quá trình điều trị bệnh lý. Chăm sóc trẻ đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi, từ đó cải thiện triệu chứng thở khò khè, ứ đờm, sốt, ho dai dẳng,…

Các biện pháp chăm sóc tại nhà 
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên giúp làm loãng đờm, loại bỏ đờm ứ

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản thở khò khè:

  • Cho bé bú, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ giúp nâng đỡ thể trạng, cải thiện sức khỏe
  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên giúp làm loãng đờm, loại bỏ đờm ứ khi thực hiện vỗ rung long đờm. Từ đó giúp thông thoáng đường thở, dịu niêm mạc và phù nề đáng kể.
  • Cho bé nghỉ ngơi trong nhà để giúp phục hồi thể trạng, tránh tiếp xúc với mầm bệnh mới, đồng thời hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Trường hợp bé bị viêm phế quản có biểu hiện sốt, ba mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm ấm và sử dụng miếng dán hạ sốt.
  • Không để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn, lông động vật và các chất gây dị ứng, kích ứng. Nếu cần thiết, ba mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát, giúp phục hồi bệnh nhanh chóng.

2. Cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa

Sau khi tiến hành thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát cũng như mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp bé bị viêm phế quản thở khò khè xảy ra do virus, bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc loãng đờm. Một số trường hợp có thể kết hợp thuốc mở rộng đường thở, phòng ngừa biến chứng.

Nếu các triệu chứng viêm phế quản khởi phát do vi khuẩn, cha mẹ cần cho bé sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, cần cho bé dùng đúng liều lượng và tần suất theo chỉ dẫn. Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng sai liệu trình có thể phản tác dụng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong thời gian cho trẻ sử dụng thuốc, phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh phát sinh rủi ro.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản thở khò khè ở trẻ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Bệnh lý đi kèm triệu chứng thở khò khè không chỉ khiến bé khó thở, thở kém, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, sức khoẻ mà còn tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản thở khò khè ở trẻ 
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng thiết bị lọc không khí để đảm bảo môi trường sống trong lành

Bệnh lý rất dễ tái phát, do đó bên cạnh điều trị, cha mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:

  • Không để trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là vào những tháng cao điểm (mùa mưa).
  • Cho bé tiêm ngừa vaccine ngừa phế cầu, vaccine phòng HIB (Haemophilus influenza),… Hiện nay vẫn chưa có vaccine đặc hiệu để phòng ngừa RSV – tác nhân chủ yếu gây khởi phát bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phế quản. Tuy nhiên, việc tiêm ngừa những loại vaccine trên sẽ hạn chế bệnh diễn tiến nặng, đồng thời giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng thiết bị lọc không khí để đảm bảo môi trường sống trong lành, hạn chế mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Do đó, mẹ cần đảm bảo đảm cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng để bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây hại. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa (đông – xuân).
  • Cha mẹ cần thuyên xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé với nước muối sinh lý để loại bỏ dịch đờm ứ và vi khuẩn, virus gây hại ở đường hô hấp.
  • Với trẻ trên 2 tuổi, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.
  • Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè có thể được kiểm soát hiệu quả nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chủ quan trước triệu chứng bệnh lý của trẻ khiến bệnh diễn tiến nặng nề có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ đến tính mạnh. Do đó, cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...