Á Sừng Ở Tay

Bệnh á sừng ở tay có tỷ lệ mắc phổ biến nhất so với những vị trí khác trên cơ thể. Đặc trưng của bệnh là một số những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc da, ửng đỏ…. Mặc dù bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng lại có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Vậy hiện nay có những cách chữa trị á sừng ở tay nào hiệu quả?

Bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng cao

Bệnh á sừng ở tay là gì?

Bệnh á sừng có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca là một trong những bệnh lý da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa. Bệnh thường đặc trưng với các triệu chứng khó chịu như da bị sừng hóa, bong tróc, khô ráp, nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy dữ dội.... Những triệu chứng á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là á sừng ở tay gồm lòng bàn tay, ngón tay hoặc rìa bàn tay.

Những triệu chứng của bệnh á sừng ở tay được đánh giá là có tính chất mạn tính, dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi và lành tính do không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền phức và khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, đau rát, ngứa ngáy làm suy giảm chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc.

Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tại bệnh viện chuyên khoa da liễu. Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân á sừng ở tay

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra á sừng nói chung và bệnh á sừng ở tay nói riêng. Tuy nhiên, một số tác nhân được xác định là có liên quan mật thiết như yếu tố di truyền, cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc hóa chất, thời tiết thất thường, ăn uống không lành mạnh... Cụ thể như sau:

  • Do sự thay đổi thời tiết: Bệnh á sừng ở tay thường bùng phát mạnh vào thời tiết hanh khô, chuyển từ nóng sang lạnh. Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí xuống thấp khiến cho da của bạn bị mất nước, trở nên thô ráp hơn và đẩy nhanh quá trình sừng hóa da, từ đó khởi phát triệu chứng bệnh á sừng.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm khởi phát triệu chứng bệnh á sừng ở tay. Hóa chất độc hại có tính tẩy rửa mạnh khi tiếp xúc với làn da mỏng, dễ bị kích ứng sẽ làm suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên, lúc này da tay có thể mắc phải rất nhiều bệnh ngoài da khác như chàm da, viêm da tiếp xúc, vảy nến... chứu không riêng gì bệnh á sừng.

Bệnh á sừng ở tay
Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm... là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh á sừng ở tay

  • Do có cơ địa mẫn cảm: Mỗi người có một cơ địa làn da khác nhau, nếu bạn có cơ địa quá nhạy cảm, da mỏng manh thì khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như nguồn nước bẩn, lông chó mèo, côn trùng cắn, mủ độc thực vật... sẽ dễ dàng làm phát sinh các triệu chứng bệnh.
  • Do nhiễm khuẩn: Sự xuất hiện của những vết thương hở trên tay nhưng không được vệ sinh chăm sóc kỹ lưỡng sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da và khởi phát bệnh á sừng.
  • Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong cơ thể con người, vitamin A, E, C, D là những loại vitamin cực kỳ quan trọng có khả năng duy trì sự ổn định cho sức khỏe của làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại vitamin này hằng ngày, càng thiếu hụt dưỡng chất nhiều bao nhiêu sẽ càng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh á sừng.

Triệu chứng á sừng ở tay

Những triệu chứng của bệnh á sừng ở tay rất khó chịu, đây là điều mà có lẽ bất kỳ người bệnh nào đã từng trải qua mới có thể hiểu rõ cảm giác này. Những triệu chứng bộc phát bất kỳ lúc nào, dai dẳng và kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Bệnh á sừng ở tay
Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh á sừng ở tay như ngứa ngáy, bong tróc da thành từng mảng, da ửng đỏ...

  • Ngứa ngáy khó chịu: Lớp da non ở tay được tái tạo liên tục hoặc do sự xâm nhập gây hại của các loại vi khuẩn, virus chính là nguyên nhân gây ra các cơn ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này càng nặng nề hơn nếu da tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất hay môi trường ô nhiễm. Kéo theo triệu chứng ngứa ngáy kéo dài là tình trạng người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.
  • Chảy máu: Nhiều người do ngứa ngáy quá mức mà thường xuyên dùng tay chà xát mạnh, cào gãi lên vùng da bị tổn thương gây chảy máu, nhiễm trùng và lây lan bệnh sang những vùng da bình thường.
  • Bong tróc da tay: Đây được xem là triệu chứng điển hình mà hầu hết người bệnh á sừng ở tay đều mắc phải. Nguyên nhân là do tình trạng da khô ráp quá mức không được dưỡng ẩm kịp thời khiến da bong tróc thành từng mảng, xù xì và ngứa ngáy. Nếu người bệnh cố ý gỡ lớp bong này ra làm hở vùng da hồng bên trong càng làm cho da bị tổn thương nặng hơn.
  • Da khô ráp, nứt nẻ: Bất kỳ trường hợp vùng da nào bị á sừng cũng đều rất khô ráp, khi sờ vào sẽ thấy sần sùi, thô nhám hơn những vùng da bình thường khác.
  • Xuất hiện mụn nước: Đối với những trường hợp bị nặng, trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện kèm theo những đốm mụn nước li ti gây ngứa ngáy và dễ vỡ nếu cào gãi mạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Biến chứng của bệnh á sừng ở tay

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng những tổn thương trên da do á sừng lại rất dễ lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm, biến dạng móng, mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh.  Cụ thể như sau:

  • Gây nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ăn sâu vào máu thông qua những vết nứt trên da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến các mô liên kết tại màng tim, tủy xương, khớp... bị viêm và làm suy giảm chức năng, hạn chế vận động, thậm chí là bại liệt...
  • Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Bệnh á sừng là một trong những bệnh lý da liễu có thể hình thành các đốm mụn mủ trên da, khiến da bị suy giảm hệ miễn dịch, mất dần đi khả năng tự bảo vệ. Và khi những đốm mụn mủ này khô đi sẽ để lại sẹo thâm vĩnh viễn trên da khó làm mờ ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh.
  • Tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, hoại tử da: Những mảng da á sừng dày lên khiến cho làn da bị bít tắc lỗ chân lông, tạp chất, bụi bẩn không thoát ra ngoài được và khởi phát triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều và gây bội nhiễm, nhiễm trùng và hoại tử da. Loại vi khuẩn gây bội nhiễm phổ biến nhất là vi khuẩn tụ cầu vàng và mủ xanh.

Bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm, thậm chí là hoại tử da

Một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh á sừng ở tay

Cũng như những bệnh lý da liễu khác, bệnh á sừng gần như không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Bởi tính chất của bệnh thường khá dai dẳng, dễ tái phát khi gặp tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, sau khi đã thực hiện điều trị khỏi các triệu chứng, người bệnh cần lưu ý về cách chăm sóc và phòng ngừa để duy trì sức khỏe và cuộc sống bình thường càng lâu càng tốt:

  • Sau khi những tổn thương do bệnh á sừng gây ra đã được điều trị ổn định, bạn nên chú ý chăm sóc dưỡng da và vệ sinh da hằng ngày, đặc biệt là da tay bằng cách tắm gội sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm và che chắn da mỗi khi ra ngoài.
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin khoáng chất như vitamin A, E, C, D... thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống thực phẩm chức năng.
  • Uống nước nhiều hơn, ít nhất là từ 1.5 -  2 lít nước mỗi ngày để cấp nước cho da khỏe mạnh, chống lại ảnh hưởng từ
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa độc hại, nguồn nước bẩn ô nhiễm... Nếu tiếp xúc phải sử dụng găng tay cao su để phòng ngừa.
  • Tránh ngâm rửa tay quá lâu vào nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ càng dễ làm cho da bị kích ứng hơn.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp hay mẹo chưa được kiểm chứng nhằm tránh những rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bệnh á sừng ở tay
Đeo găng tay để hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, phòng ngừa tái phát bệnh á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở tay là bệnh lý da liễu không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Do đó, ngay khi các triệu chứng bùng phát bạn nên tìm đến bệnh viên chuyên về da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn phương án điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...