Bị Chàm Kiêng Ăn Gì?

Bệnh chàm đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên:

Thực phẩm cần kiêng khi bị chàm:

  1. Các thực phẩm từ sữa và lúa mì:
    • Sữa, chế phẩm sữa, lúa mì, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản nên tránh sử dụng, vì chúng có thể kích thích triệu chứng chàm.
  2. Đồ uống có cồn:
    • Các thức uống có cồn có thể gây độc tố, ảnh hưởng đến chức năng nội tạng và làm yếu da.
  3. Thực phẩm chứa đường và tinh bột:
    • Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường và tinh bột để tránh tăng đường huyết và kích thích phản ứng trên da.
  4. Đồ tanh và hải sản:
    • Tránh các loại hải sản và đồ ăn tanh có thể chứa arachidon và histamin, gây kích ứng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  5. Mật ong:
    • Hạn chế sử dụng mật ong, vì nó có thể chứa chất odium lauryl sulphate, gây viêm nhiễm và làm lan rộng vết chàm.

Thực phẩm nên ăn khi bị chàm:

  1. Nhóm cung cấp vitamin:
    • Ăn đa dạng thực phẩm chứa vitamin A, B, C, D, E để tăng cường sức khỏe da và giảm tổn thương.
  2. Nhóm đào thải độc tố:
    • Bổ sung thực phẩm giúp đào thải độc tố như bắp cải, tỏi, gừng, quả bơ, xà lách để hỗ trợ gan, thận, và làn da.
  3. Thực phẩm chống viêm:
    • Ăn thực phẩm giàu omega 3, 6, 9 như cá hồi, cá thu, hạt chia, dầu oliu để giảm viêm nhiễm và tái tạo da.

Chăm sóc cơ thể không chỉ bao gồm chế độ ăn uống mà còn cần tuân thủ phác đồ điều trị để đạt được kết quả tốt nhất trong việc kiểm soát và giảm triệu chứng chàm.

Bị chàm kiêng ăn gì và nên ăn những gì giúp da nhanh lành, các tổn thương có thể dịu đi hiệu quả và hạn chế tối đa các vết sẹo? Đây là câu hỏi không ít người đặt ra và được bàn luận khá sôi nổi trên các hội nhóm. Do vậy, trong bài viết hôm nay, Viện Y Dược Dân Tộc sẽ chia sẻ tới bạn đọc những chú ý quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày.

Tổng quan bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn được biết đến với tên khoa học là Eczema. Đây là bệnh lý viêm da điển hình và phổ biến trong những bệnh lý da liễu. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở lớp nông ngang bằng với bề mặt da, ban đầu là những mảng đỏ đơn thuần, sau đó kèm theo các đốm mụn nước và gây ngứa ngáy.

Bệnh thường khởi phát theo từng đợt hoặc tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Căn bệnh này gần như không thể chữa khỏi dứt điểm, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi vết thương.

Bệnh chàm Eczema có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và được đánh giá là không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều phiền phức, mệt mỏi đến sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Bệnh không có khả năng lây nhiễm  từ người sang người.

Theo các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh chàm Eczema. Do đó, rất khó để người bệnh có thể biết được mình mắc bệnh do nguyên nhân nào. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố nội ngoại như:

Các chuyên gia cho biết bệnh chàm Eczema có liên quan mật thiết đến gen nên có yếu tố di truyền
Các chuyên gia cho biết bệnh chàm Eczema có liên quan mật thiết đến gen nên có yếu tố di truyền

  • Do di truyền: Bản chất của bệnh chàm Eczema có liên quan đến gen di truyền. Do đó, nếu sinh ra trong một gia đình mà các thành viên từ ông bà đến bố mẹ đều đã hoặc đang mắc bệnh chàm Eczema thì nguy cơ mắc bệnh của người đó sẽ cao hơn so với những người bình thường.
  • Do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Một vài tác nhân dị nguyên có trong môi trường như ô nhiễm, bụi bẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp, thuốc tẩy rửa đặc thù của ngành công nghiệp… chính là nguyên nhân hàng đầu khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Rối loạn chức năng cơ thể: Mắc một số bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra rối loạn chức năng cơ thể vô tình khiến cho làn da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Khi đối mặt với những tác động tiêu cực từ môi trường dễ khiến người bệnh mắc các bệnh lý ngoài da, điển hình là bệnh chàm Eczema, bệnh vảy nến, bệnh tổ đỉa, bệnh á sừng…
  • Do stress, căng thẳng kéo dài: Những trường hợp bị bệnh không phải do di truyền hay tiếp xúc với các tác động từ môi trường thì rất có thể việc khởi phát triệu chứng xuất phát từ việc bạn căng thẳng, lo âu quá mức trong thời gian dài.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Có nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh chàm Eczema là do thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể. Trong đó, thiếu nước và kẽm chính là yếu tố ảnh hưởng tác động khởi phát bệnh.

Những triệu chứng của chàm Eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể con người. Và cứ ở mỗi vị trí thì biểu hiện và triệu chứng lại khác nhau nên việc nhầm lẫn giữa các bệnh da liễu như á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa… rất thường hay xảy ra. Ngoài ra, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như mức độ nặng hay nhẹ dấu hiệu nhận biết ở mỗi trường hợp sẽ không giống nhau.

Triệu chứng của bệnh chàm Eczema ở mỗi giai đoạn diễn ra như sau:

Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau
  • Giai đoạn đỏ da: Ở giai đoạn vừa khởi phát, trên bề mặt da sẽ xuất hiện các mảng da đỏ, tập trung thành từng đám, khi sờ vào sẽ có cảm giá cộm tay kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy trên bề mặt da có xuất hiện một số nốt sần li ti hình tròn rất ngứa.
  • Giai đoạn nổi mụn nước: Chàm Eczema phát triển đến giai đoạn này sẽ hình thành vô số các đốm mụn nước li ti trên da. Càng để lâu thì số lượng mụn nước càng tăng, dày lên gây cộm khó chịu và ngứa ngáy khi chúng tự vỡ. Mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch và làm cho bề mặt da tại vị trí nổi mụn nước bị tổn thương nặng. Giai đoạn triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc một tháng. Trong vài trường hợp không chỉ có mụn nước mà còn kèm theo mủ trắng, chảy dịch gây nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn mọc da non: Các chân mụn bắt đầu se lại sau khi bệnh đã được kiểm soát phần nào. Lúc này, trên bề mặt da xuất hiện các mảng vảy sẫm màu hơn so với những vùng da bình thường.
  • Giai đoạn liken hóa (hằn cổ trâu): Những vùng da bị chàm Eczema lâu ngày không khỏi sẽ khiến cho bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp, dày da, khô cứng và hằn rõ những vết chai sần hay còn được gọi là hằn cổ trâu.

Bị chàm kiêng ăn gì?

Khi bị chàm, có khá nhiều loại thực phẩm người bệnh cần kiêng để không khiến vết chàm lan rộng, da khó lành lại sau tổn thương. Theo đó, những bệnh nhân nên tránh các nhóm dưới đây:

Các thực phẩm từ sữa và lúa mì

Những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như: Sữa, chế phẩm sữa, lúa mì, các đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản,.... đều cần tránh sử dụng trong thời gian bị bệnh chàm. Do những loại đồ ăn này thường có chứa lượng nickel tương đối cao. Đây là yếu tố kích thích các triệu chứng của bệnh chàm, dễ làm da xuất hiện thêm nhiều mụn nước ngứa ngáy rất khó chịu. Khi đó, bệnh ngày càng trở nặng và gây khó khăn khi điều trị.

bi cham kieng an gi
Cần kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng

Đồ uống có cồn

Các thức uống có cồn dễ để lại rất nhiều độc tố trong cơ thể, đặc biệt là thận và gan. Chức năng nội tạng suy giảm, từ đó khiến làn da càng bị tác động tiêu cực, da giảm miễn dịch, dễ bị vi khuẩn tấn công. Những tổn thương do chàm lan rộng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý loại bỏ hoàn toàn bia và rượu cùng các thức uống có còn khác.

Bị chàm kiêng ăn đường và nhiều tinh bột

Các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột rất dễ gây tăng đường huyết, tăng insulin khiến các phản ứng trên da bị tác động mạnh hơn. Bệnh nhân sẽ thấy cơ thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, da đỏ nặng và các vết bong tróc, viêm trên da sẽ có chiều hướng xấu. Các loại thuốc điều trị không thể cho kết quả tốt nhất dẫn tới bệnh cũng dễ tái phát liên tục.

Đồ tanh và hải sản

Các loại hải sản cùng đồ ăn tanh như trứng các loại, tiết canh, gỏi sống thường chứa nhiều arachidon và các chất tăng histamin, làm biểu hiện kích ứng trên da diễn ra mạnh mẽ. Hơn nữa, da còn có thêm các triệu chứng ngứa ngáy, giảm khả năng bảo vệ và rất dễ xảy ra nguy cơ nhiễm trùng.

bi cham kieng an gi
Bị chàm kiêng ăn gì? Hạn chế sử dụng hải sản

Mật ong

Bị chàm kiêng ăn gì? Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng mật ong. Mặc dù đây vốn dĩ là nguồn dưỡng chất có rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng với người bị bệnh chàm. vì trong mật ong có chứa thành phần odium lauryl sulphate - một chất có thể làm gia tăng các phản ứng viêm nhiễm trên da, làm chàm lan rộng, xuất hiện nhiều tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh chàm khô nên ăn gì tốt?

Ngoài những thực phẩm cần kiêng, bệnh nhân nên bổ sung thường xuyên những nhóm đồ ăn có lợi để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Cụ thể như sau:

Nhóm cung cấp vitamin

Bị chàm nên ăn các thực phẩm cung cấp đa dạng vitamin. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho làn da, hạn chế tổn thương lan rộng cũng như giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt vitamin D sẽ rất cần thiết để cản trở phản ứng viêm nhiễm cho người mắc bệnh chàm. Ngoài ra, cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin A, B, C, E,...

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ màu xanh, cà chua, ớt chuông, các loại đậu, ngũ cốc, hoa quả tươi.

Nhóm đồ ăn đào thải độc tố

Để tăng cường đào thải độc tố khỏi gan, thận và làn da, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm có khả năng thanh lọc, giải độc. Đây là biện pháp giúp da tăng cường khả năng kháng viêm, hạn chế yếu tố nguy cơ gây hại từ môi trường ngoài. Da cũng được cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi và làm dịu, giảm ngứa, ửng đỏ đáng kể.

Nên ăn các thực phẩm như: Bắp cải, tỏi, gừng, quả bơ, bông cải xanh, xà lách, măng tây, dưa leo, củ dền,...

bi cham kieng an gi
Tăng cường ăn các loại rau củ đào thải độc tố

Nên ăn thực phẩm chống viêm

Các thực phẩm chống viêm thường có chứa thành phần omega 3 6 9, là hoạt chất được y học đánh giá cao trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện. Với những người mắc bệnh chàm, bổ sung omega có thể kích thích da làm lành, tái tạo nhanh, giảm nguy cơ lây lan rộng cũng như bảo vệ da khỏe mạnh hơn. Theo đó, bệnh chàm cũng được giảm nguy cơ tái phát một cách đáng kể.

Để nạp omega 3 6 9, nên thường xuyên ăn cá hồi, cá thu, cá cơm, hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh, hạt điều, dầu oliu, dầu đậu phộng,...

Bị chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì là vấn đề người bệnh cần nắm rõ để có thể chăm sóc cơ thể hiệu quả. Ngoài chế độ ăn uống, vẫn cần duy trì nghiêm túc các phác đồ chữa trị để bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng nhất.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...