Hắc Lào Có Để Lại Sẹo Không? Biện Pháp Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Hắc lào là bệnh da liễu do nấm gây ra, thường xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt, có nhiều mồ hôi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau rát, bong tróc, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay đó là hắc lào có để lại sẹo không?

Giải đáp bệnh hắc lào có để lại sẹo không?

Bệnh hắc lào là một bệnh da liễu do nấm Tinea phát triển quá mức, gây ra các vết thương hình tròn trên da. Khi bị hắc lào, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy trên bề mặt da, rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. 

Hắc lào có để lại sẹo không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm
Hắc lào có để lại sẹo không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm

Vậy bệnh hắc lào có để lại sẹo không? Câu trả lời là CÓ. Hắc lào có thể để lại sẹo xấu trên da nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Các loại sẹo do hắc lào gây ra bao gồm:

  • Sẹo phẳng: Loại sẹo phổ biến nhất, thường có màu nâu nhạt hoặc trắng so với da bình thường.
  • Sẹo lồi: Sẹo nhô cao hơn da xung quanh, thường do cơ địa dễ sẹo hoặc do tổn thương da sâu.
  • Sẹo lõm: Sẹo lõm xuống dưới da xung quanh, thường do tổn thương sâu đến lớp hạ bì.

Đặc biệt, nguy cơ hình thành sẹo sẽ cao hơn ở một số trường hợp như:

  • Vùng da bị tổn thương sâu do gãi nhiều, chà xát mạnh.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn bội nhiễm trên nền da bị hắc lào.
  • Sử dụng thuốc điều trị không phù hợp hoặc tự ý điều trị tại nhà.
  • Cơ địa dễ hình thành sẹo.

Các phương pháp điều trị hắc lào giúp tránh hình thành sẹo

Hắc lào tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu không được điều trị dứt điểm còn có thể gây ra bệnh chàm. Do vậy, việc phát hiện sớm và chăm sóc da đúng cách là điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa sẹo do hắc lào gây ra.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị hắc lào hiệu quả giúp phòng ngừa sẹo xấu, bạn có thể tham khảo: 

Điều trị bằng Tây y

Người bệnh khi phát hiện các triệu chứng của bệnh hắc lào cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp phổ biến được áp dụng bao gồm: 

  • Thuốc chống nấm dạng bôi: Loại thuốc phổ biến nhất, có nhiều dạng như kem, gel, dung dịch, phổ biến bao gồm Clotrimazole, Miconazole và Terbinafine.
  • Thuốc chống nấm dạng uống: Dùng trong trường hợp hắc lào lan rộng, nặng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi. Một số loại thuốc phổ biến có thể tham khảo như: Fluconazole, Itraconazole, Voriconazole,…
  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng tia laser hoặc tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn và nấm trên da, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa ngứa, bong tróc do bệnh hắc lào gây ra.
Việc dùng thuốc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và không để lại sẹo
Việc dùng thuốc đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và không để lại sẹo

Chú ý khi sử dụng thuốc điều trị hắc lào:

  • Đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc trước khi dùng.
  • Sử dụng các loại thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Không được phép tự ý tăng giảm liều mà không có sự đồng ý từ người có chuyên môn.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Bạn có biết: Bệnh Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Ảnh Hưởng Như Thế Nào?

Áp dụng mẹo dân gian

Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên để giúp ngăn ngừa sẹo do hắc lào gây ra:

  • Nước giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 và thoa lên vùng da bị hắc lào, sau đó để khô tự nhiên, áp dụng mỗi ngày từ 1-2 lần.
  • Mật ong: Thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bị hắc lào. Mật ong có đặc tính kháng nấm và có thể giúp thúc đẩy quá trình lành da.
  • Nha đam: Thoa gel nha đam lên vùng da bị hắc lào. Nha đam có đặc tính chống viêm và có thể giúp làm dịu da, chữa lành vết thương và làm mờ sẹo.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có thể giúp giữ cho da mềm mại và ngăn ngừa bong tróc, từ đó giúp giảm sẹo. Bạn thoa một ít dầu dừa lên vùng da bị hắc lào và để khô tự nhiên.
  • Nước chanh: Chanh có chứa vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và làm mờ sẹo. Người bệnh pha loãng nước cốt chanh với nước và thoa lên vùng da bị hắc lào mỗi ngày 1 lần.

Bị hắc lào nên kiêng ăn gì để tránh hình thành sẹo?

Khi bị hắc lào, bạn nên kiêng khem một số loại thực phẩm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và thúc đẩy quá trình hình thành sẹo, bao gồm: 

Người bệnh nên kiêng ăn các loại đồ ăn cay nóng để tránh hình thành sẹo
Người bệnh nên kiêng ăn các loại đồ ăn cay nóng để tránh hình thành sẹo
  • Thực phẩm giàu nấm men: Nấm men là một loại nấm có thể làm tăng nguy cơ tái phát hắc lào và khiến bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, bạn nên kiêng các thực phẩm giàu nấm men như: Bánh mì, nấm, bia, rượu vang, dưa muối, kim chi.
  • Thực phẩm có đường: Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng do nấm. Vì vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có đường như: Kẹo, nước ngọt, bánh ngọt, nước trái cây đóng chai.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ viêm da, khiến da bị kích ứng và dễ hình thành sẹo hơn. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ như: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, các món nướng.
  • Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng tiết mồ hôi, khiến da bị ẩm ướt và tạo điều kiện cho nấm phát triển. Một số loại thực phẩm cần cắt giảm khi đang điều trị bệnh như: Ớt, tiêu, tỏi, gừng.
  • Rau muống: Rau muống chứa nhiều Madecassol, một chất có thể thúc đẩy quá trình hình thành sẹo lồi. Vì thế bạn nên kiêng ăn rau muống trong thời gian bị hắc lào để tránh hình thành sẹo.
  • Thịt gà: Thịt gà có thể khiến da lâu lành và tăng nguy cơ bị sưng, mưng mủ. Do đó, bạn nên kiêng ăn thịt gà cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Hải sản: Hải sản sẽ khiến da bị ngứa và làm nặng thêm các triệu chứng khác của bệnh hắc lào. Do đó, bạn nên kiêng ăn những loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá biển, mực, bạch tuộc, ốc, hàu,…
  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,… sẽ gây ngứa và để lại sẹo thâm ngay cả khi bệnh đã được chữa khỏi. Vì thế bạn nên kiêng ăn thịt đỏ trong thời gian điều trị hắc lào.

Tham khảo thêm: Bệnh Hắc Lào Có Chữa Khỏi Không? Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Hắc Lào

Làm thế nào để phòng ngừa sẹo do hắc lào?

Để ngăn ngừa hình thành sẹo do hắc lào, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Phát hiện và điều trị hắc lào sớm, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
  • Tránh cào gãi, chà xát quá mạnh vào vùng da bị bệnh.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm rửa đều đặn mỗi ngày 1 lần để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp với chỉ số SPF > 30 để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
  • Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh vì bệnh hắc lào có thể khiến làn da bị yếu đi, dễ gây kích ứng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, không mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chật.
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Uống nhiều nước để giữ cho cơ thể đủ nước và giúp da mau lành.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chó mèo và các chất kích ứng.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bao gồm vitamin E, C, kẽm, protein và lợi khuẩn để tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, tái tạo da, giúp da khỏe mạnh và giảm nguy cơ hình thành sẹo. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về các biện pháp giảm sẹo sau khi đã khỏi bệnh.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị hắc lào có để lại sẹo không? Có thể thấy, bệnh hắc lào sẽ lại sẹo xấu trên da nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc phát hiện sớm và chăm sóc da cẩn thận là cách tốt nhất để phòng ngừa sẹo. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng hắc lào thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...