Cách Chữa Bệnh Trĩ

Cách chữa trĩ tại nhà có thể bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng mẹo dân gian, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, vận động cơ thể, sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y.

Cách chữa trĩ tại nhà hiệu quả:

Chườm đá lạnh:

Chườm hậu môn bằng đá lạnh giảm đau rát và sưng nóng.

Sử dụng đá lạnh được bọc trong lớp vải mỏng và chườm không quá 20 phút/lần.

Dùng gel nha đam:

Gel nha đam giúp hỗ trợ phục hồi vết thương, giảm đau rát và ngứa ngáy.

Thoa gel nha đam tươi lên khu vực cần điều trị và để khô hoàn toàn.

Bôi dầu dừa:

Dầu dừa giúp giảm cảm giác châm chích và đau rát.

Thoa dầu dừa trực tiếp lên khu vực hậu môn và búi trĩ.

Xông hơi bằng lá trầu không:

Lá trầu không có tác dụng sát trùng, giảm đau rát và ngứa ngáy.

Sử dụng lá trầu không để xông hơi và ngâm rửa hậu môn.

Đắp lá rau diếp cá:

Lá rau diếp cá giúp làm se và thu nhỏ búi trĩ.

Đắp lá rau diếp cá lên khu vực điều trị và giữ qua đêm.

Uống trà xanh:

Lá trà xanh có chất chống oxy hóa giúp giảm đau rát và teo búi trĩ.

Sử dụng lá trà xanh để xông hơi và giữ cho khu vực sạch sẽ.

Tập Kegel:

Bài tập Kegel giúp giảm áp lực cho vùng chậu và kích thích lưu thông máu.

Thực hiện bài tập Kegel đều đặn hàng ngày.

Vận động cơ thể:

Thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện trạng thái trĩ.

Chọn những hoạt động như bơi, đi bộ, hoặc tập Yoga.

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Bổ sung chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi.

Uống đủ nước và tránh thức ăn cay nóng, thực phẩm chiên xào.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Kiểm soát cân nặng và tránh thức khuya.

Sử dụng thuốc Tây hoặc Đông y:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.

Tuân thủ theo liều lượng và không tự y áp dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc.

Áp dụng các cách chữa bệnh trĩ nội – ngoại tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên hoặc vận dụng bài tập yoga, kegel,… giúp giảm triệu chứng khó chịu ở hậu môn hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách hữu dụng được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn

Hiện nay có rất nhiều cách chữa trĩ nội - trĩ ngoại tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian, uống thuốc Tây, Đông y theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Tham khảo ngay một số cách chữa sau:

1. Chườm đá lạnh giảm đau rát búi trĩ

Sử dụng đá lạnh chườm hậu môn giúp giảm đau rát, khó chịu hiệu quả. Nhiệt độ thấp của nước còn giúp giảm tình trạng sưng nóng, viêm, sát trùng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả. Cách làm được nhiều người áp dụng do thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Chườm đá lạnh giảm đau rát, ngứa ngáy hậu môn khi bị trĩ (nội - ngoại)

Trước khi tiến hành, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó bọc một lớp vải mỏng vào viên đá sạch, chườm trực tiếp vào hậu môn. Chườm không quá 20 phút/lần để tránh bỏng lạnh. Ngoài ra, bạn có thể thêm một ít muối tinh vào trong nước khi đông đá để tăng hiệu quả sát trùng khu vực điều trị.

2. Cách dùng gel nha đam chữa bệnh trĩ

Sử dụng nha đam (lô hội) chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Trong phần gel trong suốt của loại cây này chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó các hợp chất có trong nha đam giúp vết thương phục hồi nhanh chóng hơn, xoa dịu cơn đau rát, ngứa ngáy do trĩ nội, trĩ ngoại gây ra. Cách làm đơn giản:

  • Dùng bẹ nha đam tươi, sau đó gọt sạch vỏ, lấy phần gel trong suốt bên trong. Chú ý nên ngâm với nước muối loãng, loại bỏ hoàn toàn dịch nhựa vàng để tránh tình trạng kích ứng nguy hiểm.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn khô thấm hết nước.
  • Tiếp đến thoa trực tiếp gel nha đam tươi lên khu vực cần điều trị, nằm nghỉ ngơi đợi cho gel khô hoàn toàn.
  • Sử dụng nước sạch vệ sinh lại hậu môn, lau khô nhẹ nhàng.

Áp dụng công thức đơn giản này mỗi ngày 2 - 3 lần để làm dịu cảm giác đau rát khó chịu, kích thích sản sinh tế bào mới phục hồi tổn thương, làm xẹp búi trĩ.

3. Thoa dầu dừa - Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Ngoài nha đam, bạn có thể sử dụng dầu dừa thoa búi trĩ ngoại giúp giảm cảm giác châm chích, đau rát khó chịu ở hậu môn. Bởi trong dầu dừa chứa các chất béo tốt, giúp cấp ẩm cho da, ngăn tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy hậu môn dưới tác hại của trĩ.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Bôi dầu dừa trực tiếp lên hậu môn giúp giảm đau, thúc đẩy tổn thương phục hồi nhanh chóng hơn

Không những thế, dầu dừa còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các góc tự do gây hại, giảm viêm hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng khăn sạch thấm khô nước.
  • Nằm thoải mái sau đó dùng lượng dầu dừa vừa đủ thoa trực tiếp lên khu vực hậu môn, búi trĩ.
  • Nghỉ ngơi thư giãn đợi dầu dừa thẩm thấu hoàn toàn.

Áp dụng cách này trước khi đi đại tiện hỗ trợ bôi trơn hậu môn giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn, giảm đau rát, chảy máu hậu môn.

4. Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không

Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không giúp diệt vi khuẩn, sát trùng, giảm đau rát và ngứa ngáy cho bệnh nhân bị trĩ. Phù hợp cho đối tượng bị trĩ ngoại lẫn trĩ nội. Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất chống viêm, sát trùng, ngoài ra còn có tác dụng cầm máu hiệu quả.

Sử dụng lá trầu không xông hơi còn kích thích lưu thông máu đến hậu môn, hỗ trợ kiểm soát bệnh trĩ, làm mềm niêm mạc và giãn nở không gian trực tràng. Nhờ vào những lợi ích này, bệnh nhân có thể đi đại tiện thuận lợi hơn, giảm được triệu chứng khó chịu. Cách làm như sau:

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Dùng lá trầu không xông hơi và ngâm rửa hậu môn chữa bệnh trĩ

  • Sử dụng 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, ngâm 15 phút với nước muối pha loãng cho sạch tạp chất.
  • Vò sơ rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước trên lửa vừa, đun khoảng 5 phút đổ nước ra chậu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đợi nước bay bớt hơi nóng rồi tiến hành xông hơi, chú ý giữ khoảng cách an toàn để tránh làm bỏng da.
  • Sau khi nước xông nguội còn âm ấm có thể tận dụng ngâm rửa lại hậu môn.
  • Sử dụng khăn khô thấm nhẹ nhàng, tránh chà xác mạnh hậu môn.

5. Đắp lá rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Rau diếp cá không chỉ là loại rau quen thuộc trong bữa cơm mà còn là vị thuốc chữa trị nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh trĩ. Bởi lá diếp cá chữa nhiều chất sát trùng, chống viêm như dacanoyl acetaldehyde. Sử dụng lá diếp cá đắp búi trĩ hỗ trợ làm se, thu nhỏ kích thước, phù hợp cho đối tượng trĩ ngoại. Cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng nắm lá diếp cá tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng, sau khoảng 15 phút vớt ra.
  • Cho vào cối sạch, thêm ít muối giã nát, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên khu vực điều trị.
  • Có thể dùng băng gạc cố định lại, giữ qua đêm sau đó rửa lại hậu môn vào sáng hôm sau.

Ngoài cách làm này, bạn có thể bổ sung diếp cá vào khẩu phần ăn để cải thiện bệnh trĩ từ bên trong, tăng độ bền cho thành mạch, giảm táo bón hữu hiệu.

6. Cách chữa bệnh trĩ bằng trà xanh

Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Sử dụng lá trà nấu nước ngâm rửa, xông hơi hậu môn có hiệu quả trong điều trị bệnh, đây là cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tính mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Xông hơi bằng lá trà xanh thư giãn hậu môn, hỗ trợ teo búi trĩ

Không những thế, trong lá trà xanh còn có nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Dùng mẹo chữa này giúp kiểm soát cơn đau rát hậu môn, đồng thời giúp niêm mạc sớm phục hồi tổn thương, làm teo các búi trĩ. Cách làm như sau:

  • Sử dụng 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch ngâm với nước muối loãng.
  • Sau đó vớt ra, vò nát rồi cho vào trong nồi nấu với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi tiến hành xông hơi.
  • Phần nước nguội còn âm ấm có thể dùng rửa lại hậu môn.
  • Sử dụng khăn sạch thấm khô nhẹ nhàng, tuyệt đối không nên chà xát quá mạnh.

7. Cách tập Kegel cải thiện bệnh trĩ

Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa dân gian chữa bệnh trĩ nội - ngoại mức độ nhẹ, bạn có thể kết hợp thêm một vài bài tập Kegel để giảm áp lực cho vùng chậu, kích thích lưu thông máu, giãn cơ tại nhà. Ngoài ra, bài tập còn thích hợp hỗ trợ cải thiện sinh lý cho cả nam giới lẫn nữ giới. Tham khảo động tác đơn giản sau:

  • Xác định vị trí cơ sàn chậu, sau đó tập động tác như đang nhịn tiểu để khép chặt khu vực này.
  • Trong lúc tập, bạn nên thắt chặt cơ sàn chậu trong khoảng 10 giây sau đó thả ra.
  • Thực hiện trong 4 - 5 vòng lặp lại.

Khi mới tập, bạn có thể thực hiện động tác với tư thế nằm. Giai đoạn tập quen bạn nên áp dụng cách thắt cơ sàn chậu này bất cứ lúc nào.

8. Vận động cơ thể giúp hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng một chỗ thường xuyên. Khi đó, lực đổ dồn về khu vực chậu, đặc biệt là lên trực tràng - hậu môn khiến tĩnh mạch ngày càng giãn nở. Do đó, để khắc phục tình trạng trĩ nội - ngoại gây triệu chứng khó chịu, việc vận động cơ thể được khuyến khích thực hiện.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Vận động thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ cải thiện trĩ nội - trĩ ngoại

Bên cạnh dùng thuốc chữa bệnh, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng ứ đọng máu làm búi trĩ ngày càng to hơn, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên để tránh nguy cơ cọ xát búi trĩ gây đau, bạn nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi, đi bộ, tập Yoga thay cho chạy bộ, đạp xe hoặc đá bóng,...

9. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chữa bệnh nói chung, bệnh trĩ nội - ngoại nói riêng. Do đó, để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp hơn.

Theo đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên loại bỏ rượu bia, chất kích thích ra khỏi thực đơn. Tập trung bổ sung cho cơ thể thực phẩm dinh dưỡng với lượng chất xơ, vitamin dồi dào giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng cứng phân làm tăng áp lực cho tĩnh mạch.

Trong thời gian chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nên lưu ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm mềm, chế biến càng đơn giản càng hiệu quả. Các nhóm thực phẩm cần bổ sung như:

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi

  • Rau xanh, trái cây tươi: Cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào, cùng với đó là các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn đủ, ăn đúng giúp cải thiện tình trạng táo bón, làm mềm phân, giảm áp lực cho cơ thể khi đi đại tiện. Ngoài ra, các dưỡng chất trong rau xanh, trái cây tươi còn giúp điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho nhu động ruột, cân bằng hệ vi sinh hiệu quả.
  • Sữa chua: Thực phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh nên bổ sung sữa chua hàng ngày để cung cấp lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa, chống táo bón.
  • Uống đủ nước: Cung cấp chất lỏng cho cơ thể, giúp làm mềm phân. Người bệnh bổ sung nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Trung bình mỗi ngày nên uống từ 1,5l đến 2l nước để giảm tình trạng táo bón, nứt kẻ hậu môn,...
  • Bổ sung gia vị lành mạnh: Một số loại như thìa là, nghệ, đinh hương,... giúp làm bền thành mạch, giảm sưng viêm búi trĩ hữu hiệu.

Ngoài các nhóm có lợi cho hệ tiêu hóa, phù hợp với người bị trĩ, bạn nên tránh dùng đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức uống chứa các chất gây kích thích,... Chúng là những tác nhân có thể tăng nguy cơ chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến táo bón.

10. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà ngoài sử dụng nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ giảm đau, sưng tấy hậu môn, búi trĩ, người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp hơn. Cách làm này cũng là phương pháp tốt giúp bạn hạn chế nguy cơ búi trĩ phát triển to, phù hợp cho trường hợp trĩ ngoại - trĩ nội mới khởi phát. Một số vấn đề như:

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Xây dựng thói quen đi đại tiện đúng cách giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ

  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, không dùng giấy vệ sinh chà mạnh làm tổn thương búi trĩ. Khi muốn đi đại tiện nên đi ngay, không nên nhịn, tập thói quen đi đại tiện hàng ngày.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, khiêng vác vật nặng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giảm căng thẳng áp lực, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì làm ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, đặc biệt là quần lót nên mặc loại có chất liệu mềm, thấm hút tốt để trí gây bí, đổ mồ hôi tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập gây hại cho hậu môn, vùng kín.

11. Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Sử dụng dụng thuốc Tây cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người lựa chọn. Thuốc thường có tác dụng nhanh chóng hơn mẹo dân gian do dược tính mạnh. Đồng thời, thuốc có thể mang theo bên người, cách sử dụng tiện lợi.

Một sốt thuốc được chỉ định điều trị bệnh trĩ thường là dạng nhuận tràng, thuốc bôi trĩ ngoại, thuốc đặt trĩ nội, thuốc giảm đau, co mạch, kháng sinh,... Tùy từng trường hợp, mức độ trĩ của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp.

Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng, thế nhưng thuốc Tây có nguy cơ tiềm ẩn các phản ứng phụ cho cơ thể. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc sử dụng bừa bãi có thể gây tương tác thuốc, gặp tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn, thăm khám định kỳ để theo dõi mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể.

12. Uống thuốc Đông y - Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Sử dụng thuốc Đông y cũng là hướng chữa bệnh trĩ được nhiều người lựa chọn. So với thuốc Tây thì thuốc Đông y an toàn và lành tính hơn, do vị thuốc đa số đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Áp dụng cách chữa này tại nhà có độ an toàn và lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ.

11+ Cách chữa trĩ (nội - ngoại) tại nhà hiệu quả an toàn
Sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc giúp điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

Không chỉ cải thiện bệnh trĩ từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, thuốc còn giúp bồi bổ cơ thể, khắc phục một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc, kiên trì áp dụng để đạt được kết quả an toàn và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để tránh trường hợp "tiền mất tật mạng", sử dụng thuốc kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng bệnh trĩ và sức khỏe tổng thể. Đặc biệt tránh tình trạng kết hợp tùy tiện nhiều loại thuốc với nhau có thể gây tương tác thuốc nguy hại sức khỏe.

Trên đây là các cách chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thăm khám để xác định mức độ, dạng bệnh trĩ trước khi can thiệp điều trị để tránh rủi ro biến chứng. Áp dụng phương pháp phù hợp, kết hợp chế độ chăm sóc tốt là "chìa khóa" giúp người bệnh sớm đẩy lùi chứng bệnh này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...