Cách Chữa Dị Ứng

Chăm sóc dị ứng tại nhà: Các Mẹo và Thuốc

Đối với những người phải đối mặt với dị ứng, việc chăm sóc da tại nhà có thể đem lại những cải thiện đáng kể. Dưới đây là một số mẹo và thuốc đơn giản nhưng hiệu quả.

Mẹo Chăm Sóc Da:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn hoặc túi chườm chuyên dụng chứa đá lạnh để giảm ngứa và mẩn đỏ trên vùng da nhỏ. Nhiệt lạnh giúp co mạch nhanh chóng và giảm ngứa.
  • Tắm nước mát: Nếu diện tích dị ứng rộng hơn, hoặc không thích hợp cho chườm lạnh, tắm nước mát có thể giúp giảm bã nhờn và bụi bẩn trên da.
  • Tắm bột yến mạch: Sử dụng bột yến mạch nấu sôi và thoa lên da. Chất acid ferulic và beta-glucan trong yến mạch có thể giúp tăng cường đề kháng da.

Thức Uống Giảm Dị Ứng:

  • Nước lọc: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm da và đào thải độc tố.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp da tái tạo và giảm dị ứng.

Lưu Ý Khi Áp Dụng:

  • Mẹo tại nhà có thể không phù hợp với mọi người, nên theo dõi tình trạng da và ngưng nếu có bất kỳ phản ứng nào không mong muốn.
  • Chỉ áp dụng cách tắm nước mát vào mùa hè để tránh cảm lạnh.
  • Khi vệ sinh thân thể, sử dụng sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách Chữa Dị Ứng Trong Y Học Tây Y:

  • Kháng histamin: Thuốc này giúp kiểm soát histamin và giảm triệu chứng dị ứng nhanh chóng.
  • Thuốc ổn định tế bào mast: Sử dụng khi kháng histamin không đủ hiệu quả.
  • Kháng IgE: Được sử dụng khi kháng thể IgE hoạt động mạnh.
  • Kháng leukotriene: Giúp kiểm soát các chất gây dị ứng.

Liệu Pháp Ánh Sáng:

  • Áp dụng khi thuốc không hiệu quả.
  • Chỉ nên thực hiện ở cơ sở có kỹ thuật viên và máy móc hiện đại.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sau khi điều trị.

Thuốc Nam và Đông Y:

  • Sài đất, lá khế, lá trầu không, lá đơn đỏ: Các thành phần tự nhiên này có tính chất giảm ngứa, kháng khuẩn và giảm viêm

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Tự Nhiên:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
  • Quan sát tác động và ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu phản ứng không mong muốn.

Chăm sóc da và điều trị dị ứng là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự quan tâm chặt chẽ. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế là quan trọng để đảm bảo liệu pháp được cá nhân hóa và hiệu quả.

Dị ứng là tình trạng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau, từ chế độ ăn uống, vệ sinh cơ thể, dị ứng thời tiết hoặc các sản phẩm thuốc điều trị,… Người bệnh dễ bị ngứa ngáy toàn thân, nổi mẩn đỏ và da sưng phù. Theo đó, nên áp dụng các cách chữa dị ứng từ sớm để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, hạn chế các biến chứng nặng hơn.

Tổng quan bệnh dị ứng

Dị ứng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da xuất hiện mề đay, sẩn đỏ, mụn viêm, phát ban,… khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Theo đó, tổn thương do tình trạng gây ra có phạm vi ảnh hưởng, hình thái và mức độ đa dạng, không đồng nhất. Điều này thường phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, yếu tố cơ địa, loại dị ứng và một số yếu tố khác.

Dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Dị ứng thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như thời tiết, thức ăn, môi trường ô nhiễm

Các triệu chứng dị ứng bùng phát khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Lúc này, miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm tiêu diệt các chất gây dị ứng. Từ đó gây ra những biểu hiện viêm da, viêm xoang, ảnh hưởng đến đường thở,… Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.

Dị ứng là tình trạng kích ứng da tạm thời, có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc và điều trị đúng đúng cách. Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng là do hệ miễn dịch không cung cấp đủ lượng kháng thể chống dị nguyên. Do đó, khi cơ thể phóng thích histamin để chống lại dị nguyên, từ đó kích thích bùng phát các triệu chứng.

Nguyên nhân gây dị ứng
Việc dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, đậu nành, sữa có thể làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng

Dưới đây là một nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng:

  • Yếu tố di truyền: Số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân gây dị ứng do yếu tố di truyền chiếm đến 80%. Cụ thể, trong gia đình có ba hoặc mẹ có cơ địa mẫn cảm, viêm da, viêm mũi sẽ có khả năng di truyền cho con cái với tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, những cặp song sinh cùng trứng cũng có nguy cơ bị dị ứng lên đến 77%.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Sống và làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm có thể làm suy giảm sức đề kháng của da và trở nên nhạy cảm hơn khi bị các yếu tố kích thích. Một số thành phần độc hại có trong không khí như khói bụi, kim loại nặng, hóa chất,… không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và còn khiến gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mẩn ngứa.
  • Vệ sinh da kém: Thói quen vệ sinh da kém, không đúng cách được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng. Nguyên do là các tuyến bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết ứ đọng trên lỗ chân lông sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi bùng phát các triệu chứng.
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng thời tiết còn dẫn đến nổi mề đay, phát ban toàn thân. Trong một số trường hợp còn đi kèm với một số biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi, khô miệng, đau họng, ngứa họng,…
  • Dị ứng thực phẩm: Việc dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản, đậu nành, sữa,… có thể kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine vào da, dẫn đến bùng phát các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,… Trong một số trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng dị ứng còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, cơ địa nhạy cảm, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm, tác dụng phụ của thuốc điều trị,…

Thực tế cho thấy, các triệu chứng dị ứng thể hiện khác đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân, yếu tố khởi phát. Theo đó, một người có thể bị dị ứng mặt, chân, tay hoặc lan rộng toàn thân sau khi tiếp xúc với tác nhân khởi phát.

Các triệu chứng nhận biết dị ứng
Vùng da bị tổn thương xuất hiện các sẩn/ mảng đỏ, nổi cộm hơn so với những vùng da xung quanh

Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết dị ứng:

  • Vùng da bị dị ứng có cảm giác nóng rát, đỏ và ngứa ngáy
  • Xuất hiện các sẩn/ mảng đỏ, nổi cộm hơn so với những vùng da xung quanh
  • Phát ban hoặc nổi mề đay
  • Da bị khô hoặc nứt nẻ
  • Mắt bị ngứa và đỏ
  • Họng, lưỡi và môi bị sưng
  • Rạn da và bong tróc da
  • Có thể xuất hiện các mụn mủ và mụn nước

Với những trường hợp bị dị ứng ở mức độ nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau và giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với những người lan làn da nhạy cảm, cơ địa nhạy cảm và tổn thương do dị ứng gây ra ở mức độ nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Cách chữa dị ứng tại nhà

Đối với những trường hợp bị dị ứng nhé, diện tích trên vùng da nhỏ, thường có thể cải thiện bằng các mẹo chữa tại nhà thông qua cách chườm tắm hoặc nước uống.

Mẹo chăm sóc ngoài da

Với cách chăm sóc ngoài da, bệnh nhân thường sẽ sử dụng một số cách khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tốt như sau:

  • Chườm lạnh: Dùng khăn hoặc túi chườm chuyên dụng, sau đó cho đá viên, nước lạnh vào và chườm lên những vị trí đang bị ngứa, mẩn đỏ. Thông qua nhiệt lạnh, mao mạch sẽ co lại nhanh, giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
  • Tắm nước mát: Với những người bị diện tích dị ứng rộng hơn hoặc vị trí không thích hợp để chườm, có thể dùng phương pháp tắm nước mát. Cơ chế tác động cũng sẽ tương tự chườm lạnh, đồng thời còn giúp cơ thể giảm bớt bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông.
  • Tắm bột yến mạch: Đây là nguyên liệu có chứa các thành phần acid ferulic, beta-glucan, kẽm, avenanthramides giúp tăng cường đề kháng cho da, tái tạo tế bào, dịu mẩn ngứa. Bệnh nhân lấy 6 bột yến mạch nấu sôi cùng 1l nước đến khi nở hết. Sau đó thêm nước mát để làm loãng hỗn hợp và thoa đều lên da, massage trong 5 phút và tắm lại bằng nước mát.

cach chua di ung
Dùng bột yến mạch là cách chữa dị ứng tại nhà khá đơn giản

Thức uống giảm dị ứng

Các thức uống chứa thành phần tăng cường đề kháng, giảm dị ứng, cải thiện miễn dịch và giúp da mềm mịn, giữ nước tốt hơn sẽ có lợi cho người bị dị ứng. Cụ thể gồm:

  • Nước lọc: Là biện pháp đơn giản nhất giúp kiểm soát tình trạng dị ứng. Nước duy trì độ ẩm cho da, tăng cường hydrat hóa, giảm bong tróc và kích ứng. Da dịu cảm giác ngứa ngáy cũng như đào thải độc tố tốt hơn. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi bệnh đã khỏi.
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc tự sấy khô hoặc mua sẵn tại các cửa hàng đều được nhưng cần đảm bảo nguồn hoa sạch. Cúc vàng có chứa nhiều vitamin A, B6, sắt, mangan, kali,... giúp da tái tạo, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, da dịu lại và chống đỡ tốt hơn trước yếu tố gây bệnh. Mỗi ngày nên uống 1 cốc trà hoa cúc nóng để giảm dị ứng tốt nhất.

Lưu ý khi áp dụng mẹo tại nhà

Mặc dù các mẹo chữa tại nhà khá tốt, đơn giản nhưng cũng có một số lưu ý sau đây:

  • Những mẹo chữa dị ứng tại nhà có thể không phù hợp với một số bệnh nhân do tính chất cơ địa. Do đó, nếu áp dụng trong vài ngày và không có chuyển biến, nên dừng lại và chuyển sang cách khác.
  • Với cách tắm nước mát, chỉ áp dụng vào mùa hè để tránh gây cảm lạnh.
  • Khi vệ sinh thân thể chỉ nên dùng các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, lành tính, có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ để chọn loại thích hợp.

Tây y

Cách chữa dị ứng trong Tây y thường ứng dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng tùy vào mức độ dị ứng cụ thể. Bệnh nhân khi có nhu cầu dùng bất cứ loại thuốc nào đều nên có sự chỉ dẫn cụ thể từ các bác sĩ.

Nhóm thuốc thường dùng

Thuốc chữa trị dị ứng có rất nhiều loại tùy vào nguyên nhân khởi phát và mức độ tổn thương trên da. Bệnh nhân thường sẽ cần dùng đến kháng histamin và corticosteroid để kiểm soát tốt các triệu chứng.

  • Kháng histamin: Nhóm thuốc dùng cho các bệnh nhân với mục đích cản trở quá trình cơ thể giải phóng histamin, hạn chế các triệu chứng tăng mạnh. Tác dụng của thuốc tương đối nhanh và mạnh.
  • Thuốc giúp ổn định tế bào mast: Nếu bệnh nhân dùng nhóm kháng histamin không có hiệu quả sẽ chuyển sang loại thuốc này. Cơ chế hoạt động cũng sẽ ngăn ngừa sản sinh histamin nhưng có thể làm bệnh nhân bị đắng miệng, chảy máu cam hoặc châm chích da khi dùng lâu dài. Thuốc phổ biến là cromolyn, azelastine, cromolyn,...
  • Nhóm kháng IgE: Khi kháng thể IgE hoạt động mạnh mẽ, kết hợp cùng các kháng nguyên gây bệnh sẽ khiến dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy nhóm thuốc kháng IgE cần phải sử dụng. Trong đó, omalizumab được dùng nhiều nhất.
  • Kháng leukotriene: Giống như IgE, leukotriene có thể khiến có thể giãn mạch mạnh hơn, da ửng đỏ, sưng phù, cơ trơn phế quản co thắt mạnh,... làm bệnh nhân gặp khó chịu kéo dài. Do đó, thuốc kháng leukotriene như zafirlukast, zileuton sẽ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân.

cach chua di ung
Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách

Liệu pháp ánh sáng

Thông thường, liệu pháp ánh sáng sẽ sử dụng khi bệnh nhân không có được hiệu quả tốt từ quá trình dùng các loại thuốc. Bệnh liên tục tái phát hoặc trở nặng hơn. Phương pháp tận dụng nguồn ánh sáng sinh học, thông qua cơ chế tác động từng tế bào giúp loại bỏ tổn thương, kích thích da tái tạo, tăng cường hàng rào bảo vệ.

Cách chữa dị ứng trong Tây y cần chú ý gì?

Với các biện pháp điều trị của Tây y, bệnh nhân ghi nhớ một số điều sau đây:

  • Các loại thuốc Tây cần dùng đúng với kê đơn của bác sĩ, bệnh nhân tự thay đổi đơn thuốc có thể làm dị ứng nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc Tây chữa dị ứng khi dùng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nếu người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng, da có cảm giác ửng đỏ và ngứa nhiều hơn cần dừng lại và tới cơ sở y tế thăm khám.
  • Với liệu pháp ánh sáng, cần thực hiện ở những cơ sở uy tín, máy móc hiện đại và có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm.
  • Bệnh nhân vẫn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sau khi đã điều trị khỏi để tránh làm bệnh tái phát.

Thuốc Nam chữa dị ứng

Từ lâu đã có khá nhiều vị thuốc Nam được ứng dụng vào điều trị dị ứng và nhiều bệnh lý ngoài da. Thuốc khá quen thuộc, dễ dùng, dễ kiếm nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Có thể tham khảo những cây thuốc sau:

Sài đất

Sài đất là vị thuốc có tính mát, chứa nhiều flavonoid, saponin, carotenoid,... cho tác dụng giảm ngứa da, kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu mẩn đó. Do đó, sài đất được dùng nhiều trong điều trị dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay,...

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lượng vừa đủ sài đất, rửa và ngâm nước muối 15 phút.
  • Sau đó giã nát rồi đắp trực tiếp lên da trong 20 phút.
  • Sau cùng rửa lại vùng da bị dị ứng bằng nước mát.

Lá khế

Lá khế cũng là vị thuốc Nam có tính mát, chứa nhiều thành phần flavonoid, vitamin C có tác dụng giảm ngứa da, mẩn đỏ, ngăn chặn quá trình oxy hóa. Không chỉ dùng cho dị ứng, nguyên liệu này còn dùng cho các bệnh lý như viêm da cơ địa, chàm, mề đay,...

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá khế, ngâm thêm với nước muối trong 15 phút.
  • Cho lá khế vào nấu cùng 3 lít nước, sau khi sôi 5 phút sẽ tắt bếp và hòa thêm nước để tắm đều đặn hàng ngày.

cach chua di ung
Lá khế là vị thuốc Nam điều trị dị ứng khá nổi tiếng

Lá trầu không

Trầu không điều trị tốt tình trạng dị ứng, mề đay, viêm da cơ địa, chàm, hắc lào,... nhờ vào các thành phần như tanin, chavicol, eugenol, beta-phenol, polyphenol, vitamin nhóm B,... Da được làm lành nhanh, dịu cơn ngứa và ửng đỏ. Đồng thời có thể hạn chế tái phát dị ứng khá tốt.

Cách thực hiện:

  • Dùng một lượng lá trầu không đã rửa sạch, nấu cùng 2 lít nước.
  • Nước trầu thu được đem ngâm rửa trực tiếp vùng da dị ứng và duy trì hàng ngày.

Lá đơn đỏ

Anthranoid, coumarin, flavonoid, saponin là các thành phần có trong lá đơn đỏ, lá cũng có tính hành, vị đắng giúp giải độc, thanh nhiệt khá hiệu quả. Vậy nên bệnh nhân bị dị ứng có thể tận dụng để điều trị bệnh. Các tổn thương trên da theo đó sẽ được làm lành khá nhanh.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá đơn đỏ rửa sạch, ngâm nước muối loãng 20 phút.
  • Cho lá vào nồi và nấu cùng 3 lít nước cho sôi đều trong  5 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt nước lá đơn đỏ ra để ngâm rửa cơ thể.

Thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa dị ứng thường sẽ kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để có được tác dụng tốt. Bệnh nhân khi sử dụng cũng khá an toàn, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Dưới đây là các bài thuốc chữa dị ứng của Đông y:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Hoàng tinh, đương quy, hoa tiêu, khổ sâm, thấu cốt tử thảo, bạc hà, địa phu tử, bạch tiên trì, sa sàng tử.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 3 lít nước, sau khi sôi khoảng 20 phút sẽ dừng lại và chắt lấy phần nước thuốc. Hòa thêm nước mát rồi ngâm rửa khu vực da bị dị ứng mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Thương nhĩ tử, huyền thoái, sa sàng tử, bạch tật lê, bạch tiên bì, dạ giao đằng.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ để sôi đều. Sau đó lấy nước thuốc để ngâm rửa cơ thể.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Thổ phục linh, bồ công anh, thương nhĩ tử, địa phu tử, cúc hoa, kim ngân hoa, cam thảo.
  • Cách dùng: Dùng 2 lít nước sắc thuốc cho sôi cạn còn 3 bát. Uống thuốc 3 bữa mỗi ngày.

cach chua di ung
Thuốc Đông y tác dụng từ từ nhưng lâu dài

Cách chữa dị ứng sẽ tùy từng cơ địa mỗi người để cho hiệu quả khác nhau. Bệnh nhân nên tới cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...