Cách Chữa Gout

Bài viết trên cung cấp một số cách chữa Gout theo mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y, cùng lưu ý khi áp dụng các phương pháp này.

Cách chữa Gout theo mẹo dân gian:

Đậu xanh:

  • Hỗ trợ điều trị Gout bằng cách chuyển hóa protein và giảm axit uric.
  • Rang khô đậu xanh và ăn cùng nước đun sôi hàng ngày.

Nấm lim xanh:

  • Hỗ trợ giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
  • Đun sôi nấm lim xanh và uống nước nấm hàng ngày.

Gừng:

  • Chứa gingerol và shogaol, giảm tinh thể muối urat, giảm đau và các triệu chứng Gout.
  • Ngâm chân tay trong nước gừng trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi chữa Gout theo mẹo dân gian:

  • Chỉ sử dụng mẹo dân gian cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Kiên trì ít nhất 3 tuần để thấy hiệu quả.

Thuốc Tây y chữa Gout:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm (Naproxen, Indomethacin).
  • Thuốc hạ axit uric (Allopurinol, Febuxostat, Probenecid).

Lưu ý khi chữa Gout bằng thuốc Tây y:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Uống sau khi ăn để giảm ảnh hưởng đến dạ dày.

Thuốc Nam chữa Gout:

Hy thiêm:

  • Giảm sưng, đau nhức xương khớp.
  • Sắc nước và uống hàng ngày.

Tía tô:

  • Cải thiện acid uric trong máu, giảm sưng viêm.
  • Sắc nước lá tía tô và uống hàng ngày.

Lá lốt:

  • Chống oxy hóa, giảm đau và tăng khả năng vận động.
  • Sắc nước và uống trước khi đi ngủ.

Lá trầu không:

  • Chống viêm, giảm sưng, hỗ trợ phục hồi khớp.
  • Sắc nước và uống trước khi ăn sáng.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp Đông y:

  • Tuân thủ liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Nhớ rằng, trước khi tự áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bệnh Gout gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng khả năng vận động, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không có cách xử lý hiệu quả, an toàn. Tùy từng trường hợp khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa Gout bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y, thuốc Nam hoặc thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Tổng quan bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là gút, thấp phong là một trong những bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Theo đó, bệnh hình thành là do quá trình rối loạn chuyển hóa nhân purin làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng. Lâu dần, các tinh thể muối urat natri tích tụ lại, lắng động tại các mô và gây viêm, đau xương khớp.

Bệnh gout là một trong những bệnh lý viêm khớp có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay
Bệnh gout là một trong những bệnh lý viêm khớp có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay

Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến, gây ra nhiều đơn đớn cho bệnh nhân. Vị trí bị tổn thương thường là khớp ngón tay, chân, đầu gối. Không chỉ gây đau, các khớp còn bị sưng đỏ, hạn chế di chuyển, vận động. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 35% dân số phải sống chung với chứng bệnh viêm khớp, trong đó có gout.

Theo nghiên cứu cho thấy, ở trạng thái bình thường, người khỏe mạnh có nồng độ axit uric trong máu duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, nam giới là 210 – 420 umol/L, nữ giới là từ 150 – 350 umol/L. Khi nồng độ này thay đổi, axit uric tăng cao hoặc rối loạn là điều kiện cho bệnh gout hình thành.

Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng bị viêm, trong đó tình trạng gout ở tay, chân là khá phổ biến
Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng bị viêm, trong đó tình trạng gout ở tay, chân là khá phổ biến

Các tinh thể urat khi bị dư thừa bắt đầu tích tụ lại trong khớp, giai đoạn đầu như đã đề cập không gây ra nhiều triệu chứng, vì thế người bệnh không nhận biết được sớm. Lúc này, các tinh thể thường rất nhỏ, cứng, sắc nhọn. Khi có điều kiện ma sát với màng hoạt dịch, chúng sẽ gây sưng đau và viêm tại khớp.

Người ta xác định có hai nguyên nhân gây bệnh gout phổ biến nhất là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát, cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Hay còn được gọi là nguyên nhân vô căn, chiếm tỷ lệ gây bệnh cao, nhiều người gặp phải. Yếu tố này liên quan đến tính di truyền và do cơ địa của mỗi người. Theo đó, người bệnh bị gút vô căn sẽ có quá trình tổng hợp purine nội sinh cao, dẫn đến hiện tượng tăng sinh axit uric quá mức. Thông thường người bệnh ở dạng này là người trên 40 tuổi, có thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo.
  • Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao là do ảnh hưởng từ bệnh lý khác. Chẳng hạn nhu tình trạng đa hồng cầu, bệnh hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương,…

Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng đều trị phù hợp. Ngay khi bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa sớm, phòng ngừa biến chứng.

Vậy, nhận biết bệnh gout thông qua những triệu chứng nào? Như trên đã nói, đây là một trong số các chứng bệnh viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra triệu chứng đặc trưng là các cơn đau dữ dội, khó chịu. Ngoài ra, tùy tình trạng bệnh của mỗi người, triệu chứng sẽ nặng hay nhẹ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nguy cơ, bạn đọc cần lưu ý:

  • Cơn đau dữ dội xuất hiện, đặc biệt là ở các vùng như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các khu vực khác như khớp vai, vùng chậu hay khớp háng có xuất hiện tuy nhiên rất ít khi xảy ra. Sau 4 – 12 tiếng khi cơn đau bắt đầu, cường độ đau có thể trở nên nặng nề hơn.
  • Ở các đợt đau cấp tính, cơn đau có thể xuất hiện dữ dội. Sau đó, đau giảm dần thành âm ỉ, tuy nhiên kéo dài hơn trước.
  • Vùng da ở vị trí tổn thương sưng, sờ vào thấy mềm và nóng đỏ.
  • Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh có khả năng khó trở lại sinh hoạt bình thường.

Cách chữa Gout theo mẹo dân gian

Cách chữa Gout theo mẹo dân gian khá đơn giản, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh lý, ngăn không cho bệnh tiến triển nghiêm trọng. Đặc biệt phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên được đánh giá là an toàn, cho hiệu quả cao.

3 cách chữa Gout bằng nguyên liệu tự nhiên

Dưới đây là một số cách chữa Gout theo dân gian bạn có thể tham khảo và áp dụng để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, giảm đau nhức, sưng viêm:

Đậu xanh

Đậu xanh chứa hàm lượng lớn thành phần dưỡng chất có lợi gồm canxi, magie, kali, kẽm, vitamin, chất xơ, chất đạm, folate, flavonoid,... đều rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Các chuyên gia cho biết, đậu xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị Gout thông qua cơ chế chuyển hóa protein, giảm quá trình hình thành và tích tụ axit uric. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa flavonoid giúp giảm đau khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp, thành phần vitamin hỗ trợ chống lại hoạt động của gốc tự do, chống đột quỵ.

Đậu xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị Gout thông qua cơ chế chuyển hóa protein
Đậu xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị Gout thông qua cơ chế chuyển hóa protein

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g đậu xanh rửa sạch, để ráo nước.
  • Tiếp đó bạn cho đậu xanh vào chảo, rang khô đến khi thấy đậu vàng và có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Cho nguyên liệu đã sơ chế vào nồi, thêm 2 lít nước để đun sôi trong 30 phút.
  • Người bệnh Gout ăn cả phần đậu và uống nước đậu xanh rang thay nước lọc hàng ngày.

Nấm lim xanh

Trong nấm lim xanh có chứa đến hơn 100 khoáng chất khác nhau, đặc biệt phải kể đến vanadium, triterpenoids, polysaccharides, germanium hỗ trợ đào thải độc tố ở thận, giảm nồng độ acid uric trong máu, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể ở các khớp. Không chỉ dừng ở đó, với bệnh nhân Gout, nấm lim xanh có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa sự phá hủy tế bào của gốc tự do và chống thoái hóa.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 15g nấm lim xanh rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Đun trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi cạn còn 500ml thì tắt bếp.
  • Người bệnh chắt phần nước nấm lim xanh để uống thành nhiều lần trong ngày, kiên trì đến khi các triệu chứng được đẩy lùi hoàn toàn.

Dùng gừng

Một trong những cách chữa Gout đơn giản, phổ biến và cho hiệu quả tích cực đó là dùng gừng. Nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn gingerol và shogaol đều là những chất chống viêm, có khả năng ức chế các tinh thể muối urat trong máu, giảm đau và đẩy lùi các triệu chứng do Gout gây ra.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành lát mỏng và đập dập.
  • Cho gừng vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước để đun trên lửa nhỏ trong 10 phút.
  • Sau đó bạn tắt bếp, đổ nước gừng ra chậu, thêm ít muối và chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm chân tay mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ giúp hạn chế đau nhức về đêm.

Cách chữ Gout bằng gừng vô cùng đơn giản, phổ biến
Cách chữ Gout bằng gừng vô cùng đơn giản, phổ biến

Lưu ý khi chữa Gout theo mẹo dân gian

Khi áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh Gout, để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên chữa Gout đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Những bệnh nhân Gout lâu năm, mức độ nặng nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi chữa Gout theo mẹo dân gian để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Các cách chữa Gout nêu trên đều cho hiệu quả chậm, người bệnh phải kiên trì trong ít nhất 3 tuần mới thấy rõ hiệu quả cải thiện.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất độc hại khi chữa Gout, bạn có thể ngâm rửa cùng nước muối pha loãng để diệt khuẩn, sát trùng tốt hơn.

Phương pháp Tây y

Chữa bệnh Gout bằng thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh, tác động tích cực giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức khó chịu, kháng viêm, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa biến chứng, thích hợp với người bị Gout lâu năm.

Thuốc Tây y chữa Gout

Một số loại thuốc Tây y chữa Gout được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến là:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm gây ra bởi các tinh thể axit uric, tuy nhiên thuốc không có khả năng làm thay đổi nồng độ axit uric trong cơ thể. Nhóm thuốc này phổ biến với các loại như Naproxen, Indomethacin, Sulindac,....
  • Thuốc hạ axit uric: Thuốc có khả năng điều trị Gout thông qua cơ chế hạ nồng độ axit uric trong máu, được dùng lâu dài để giảm tính nghiêm trọng của các đợt viêm khớp cấp tính, ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng. Một số loại thuốc hạ axit uric phổ biến là Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Pegloticase, Lesinurad,....

Thuốc Tây y chữa Gout cho hiệu quả nhanh, ngăn ngừa tái phát
Thuốc Tây y chữa Gout cho hiệu quả nhanh, ngăn ngừa tái phát

Lưu ý khi chữa Gout bằng thuốc Tây y

Nếu muốn quá trình điều trị Gout bằng thuốc Tây y cho hiệu quả cao, an toàn, người bệnh cần chú ý:

  • Chỉ dùng thuốc chữa Gout khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và uống thuốc vào những khoảng thời gian cố định để thuốc phát huy công dụng.
  • Đa số thuốc trị Gout đều gây ảnh hưởng đến dạ dày, do đó bạn nên uống sau khi ăn là tốt nhất.
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, trứng, sữa chua, thực phẩm giàu vitamin C.
  • Hạn chế ăn nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh như thịt đỏ, nội tạng động vật, thủy hải sản, các loại thịt chế biến sẵn, rau có hàm lượng purin cao, kiêng rượu bia, đồ uống có đường.
  • Nếu đang ở thể trạng thừa cân, béo phì bạn nên áp dụng các biện pháp giảm cân để tránh gây áp lực lên các khớp khiến bệnh Gout trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Áp dụng các bài tập thể dục thể thao để tăng độ linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp, tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây hại.
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận đào thải tốt lượng axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.
  • Người bệnh Gout nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, không thức khuya, không mang vác vật nặng hay lao lực quá sức, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân Gout nên tìm gặp bác sĩ nếu rơi vào một trong những tình huống sau:

  • Bệnh Gout gây ra các triệu chứng nguy hiểm như xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng đỏ ở khớp, cản trở vận động, sinh hoạt.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn, bệnh có xu hướng tiến triển xấu dù đã áp dụng nhiều cách chữa khác nhau.
  • Người bệnh gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị Gout như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, sốc phản vệ,....
  • Áp dụng các biện pháp dân gian, thuốc Đông y, thuốc Nam nhưng không có hiệu quả, cần bác sĩ xây dựng phức độ điều trị phù hợp hơn.

Bệnh nhân nên gặp bác sĩ khi cơn đau tăng dần mức độ
Bệnh nhân nên gặp bác sĩ khi cơn đau tăng dần mức độ

Thuốc Nam chữa bệnh gout

Cách chữa Gout bằng thuốc Nam được nhiều người lựa chọn vì cho hiệu quả cao, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây y. Một số cây thuốc Nam chữa Gout bạn có thể sử dụng đó là:

Hy thiêm
Hy thiêm hay còn được gọi là cây chó đẻ hoa vàng, một loại thảo dược quý xuất hiện khá phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Một số nghiên cứu hiện đại cho rằng cây hy thiêm có chứa thành phần hóa học hỗ trợ kháng viêm, hạ huyết áp và giãn mạch như melampodium, alkaloid, darutigenol, orientin,... Bên cạnh đó, loại cây này còn có khả năng hoạt huyết, giảm đau nhức xương khớp, đẩy lùi tình trạng sưng đỏ trong khớp do Gout gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm cây hy thiêm, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngắn.
  • Bạn phơi nguyên liệu dưới nắng đến khi khô, sau đó cho vào bình kín bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng lấy 10g cây hy thiêm rửa qua với nước, cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Người bệnh uống nước này khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần và duy trì trong ít nhất 2 tuần.

Tía tô

Có thể bạn chưa biết, tía tô cũng là nguyên liệu có khả năng cải thiện bệnh Gout rất tốt. Trong lá tía tô có chứa hai hoạt chất chính là phenylpropanoid cùng perilla aldehyde có khả năng điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể trong các khớp, từ đó giảm sưng viêm và đau nhức hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần trong lá lốt còn giúp chống nhiễm trùng ở khớp, thúc đẩy quá trình lành thương, hỗ trợ người bệnh Gout vận động tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất.
  • Bạn cho nguyên liệu vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 20 phút.
  • Tiếp đó tắt bếp, rót nước ra và uống hết trong ngày.
  • Người bệnh Gout mỗi ngày nên thực hiện 1 lần và kiên trì đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Lá lốt

Lá lốt đã được nghiên cứu là có chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid - chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng giảm đau xương khớp do Gout. Đồng thời, thành phần này còn ức chế quá trình thoái hóa khớp, cải thiện triệu chứng khó chịu và tăng khả năng vận động cho người bệnh. Thêm vào đó, sử dụng lá lốt đúng cách cũng hỗ trợ chống oxy hóa, tăng độ bền và chức năng của mô sụn, chống viêm, bảo vệ khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá lốt rửa sạch rồi phơi khô, cho vào bình hoặc túi buộc kín để bảo quản.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10g lá lốt khô rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Người bệnh uống nước lá lốt khi còn ấm, thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, kiên trì ít nhất 30 ngày để thấy rõ hiệu quả.

Lá lốt có thể cải thiện triệu chứng khó chịu và tăng khả năng vận động cho người bệnh
Lá lốt có thể cải thiện triệu chứng khó chịu và tăng khả năng vận động cho người bệnh

Lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu với các thành phần như chavicol, estragol, chavibetol, eugenol đều có khả năng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng đau nhức, hỗ trợ phục hồi khớp bị tổn thương và đẩy lùi lão hóa. Ngoài ra, trong Đông y cũng có nhiều ghi chép cho rằng trầu không có tác dụng thải độc, tăng khả năng đào thải của thận, giảm đau, ngăn ngừa tích tụ acid uric rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 100g lá trầu không và 1 quả dừa tươi.
  • Trầu không rửa sạch, chờ ráo thì xay nhuyễn, quả dừa bạn cắt phần đầu để tạo thành lỗ tròn phía trên.
  • Tiếp đến cho hết lá trầu đã xay nhuyễn vào quả dừa, đậy kín nắp và giữ nguyên trong khoảng 30 phút.
  • Sau khi ngâm, bạn lấy phần nước uống hết, thời điểm thích hợp nhất là trước khi ăn sáng 1 giờ.
  • Bệnh nhân Gout nên áp dụng cách này mỗi tuần 3 - 4 lần và kiên trì trong 3 tuần để cải thiện các triệu chứng.

Phương pháp Đông y

Điều trị bệnh Gout theo Đông y sẽ bám sát vào căn nguyên gây bệnh, can thiệp vào máu huyết, hỗ trợ tăng cường chính khí, loại bỏ các chất cặn bã ở gan, thận, đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 30g ý dĩ nhân, kê huyết đằng, 20g đương quy, 15g ngưu tất, hoàng bá, thương truật, xuyên khung, hoạt thạch, xích thược, đan sâm, 12g tỳ giải, mộc qua, 10g tri mẫu, 8g thanh đại, 5g hồng hoa.
  • Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày, dùng trước khi ăn 30 phút.

Bài thuốc 2:

  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 15g xích thược, thương truật, đương quy, ý dĩ nhân, mộc thông, 16g thổ phục linh, 12g tỳ giải, 5g tế tân, ô đầu chế, quế chi, sa tiền tử, 10g uy linh tiên.
  • Sau khi rửa sạch nguyên liệu, bạn cho vào nồi đun sôi cùng 600ml nước trên lửa nhỏ, đến khi còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày, tốt nhất là trước khi ăn 30 phút.

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn một số cách chữa Gout hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng thành công. Các phương pháp trên được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên không loại trừ khả năng gặp tác dụng phụ, vì thế bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ biện pháp chữa Gout nào.

Nguồn tham khảo:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...