Cách Chữa Phồng – Lồi Đĩa Đệm

Phình đĩa đệm có thể chữa trị sớm để đạt kết quả tốt. Dưới đây là một số mẹo áp dụng tại nhà:

  • Chườm Nóng và Lạnh: Giúp giảm cơ cứng, giãn cơ, và tăng cường tuần hoàn máu.
  • Xoa Bóp Bấm Huyệt: Thực hiện mỗi ngày để thư giãn đốt sống và giảm đau dần.
  • Chuối Hột và Hạt Đu Đủ: Sử dụng chuối hột và hạt đu đủ để làm giảm đau và thư giãn cơ.
  • Cây Mật Gấu: Sử dụng lá mật gấu để làm nước, uống hằng ngày để giảm đau.

Bài tập cũng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp:

  • Bài Tập Hông và Kéo Giãn: Giúp giãn cơ dưới lưng và tăng sự dẻo dai.
  • Bài Tập Tư Thế Cây Cầu và Plank: Tác động chủ yếu vào cơ lưng và cánh tay.
  • Bài Tập Rắn Hổ Mang và Kéo Căng Cổ: Giúp giảm cơn đau và tăng sự linh hoạt.

Trong phương pháp trị liệu Tây y, sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ có thể giảm đau. Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể cần thiết.

Đối với phương pháp Đông y, sử dụng các bài thuốc với nguyên liệu như thiên niên kiện, ngải cứu, và xương rồng có thể mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn.

Bài viết tập trung vào việc giảm đau và thư giãn cơ thông qua mẹo tại nhà và bài tập, cũng như giới thiệu về các phương pháp Đông y và Tây y.

Phồng đĩa đệm hay lồi đĩa đệm là tình trạng bệnh xuất hiện khi lớp vỏ bao xơ bị suy yếu làm cho phần nhân nhầy trung tâm bị lồi ra tại vị trí suy yếu đó. Tuy nhiên, nhân nhầy vẫn chưa thoát hoàn toàn ra ngoài như trong bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, đĩa đệm tổn thương lồi ra hoặc phồng lên, dẫn đến chèn, đè ép vào các dây thần kinh cột sống khiến bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng. Vậy khi gặp phải tình trạng này cần khắc phục như thế nào? Dưới đây là những cách chữa phồng, lồi đĩa đệm mà người bệnh có thể tham khảo.

Tổng quan phồng lồi đĩa đệm

Theo cấu tạo, giữa mỗi đốt sống của các đĩa đệm có chất nhầy giúp làm giảm ma sát, chống sốc, đồng thời giúp cột sống linh hoạt hơn. Khi bị lão hóa tự nhiên hoặc tổn thương, những đĩa đệm này có xu hướng phồng, lồi và làm tăng áp lực lên ống sống. Đĩa đệm lồi thường nghiêng về một bên phải hoặc trái. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau nhức, ngứa ran một bên cơ thể.

Phồng Lồi Đĩa Đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Phồng lồi đĩa đệm là một dạng tổn thương cột sống phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi

Thực tế nhận thấy, phồng đĩa đệm có thể liên quan đến một số chấn thương ở cột sống hoặc một số bệnh lý tương tự. Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể xuất hiện ở cột sống ngực (vùng ức và ở giữa xương sườn), cột sống thắt lưng (thường là lưng dưới), cột sống cổ.

Thông thường, bệnh lý có thể không gây đau, đau âm ỉ hoặc ngứa ran tại khu vực bị ảnh hưởng. Nếu không được can thiệp điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, những đĩa đệm bị phồng lồi có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, từ đó gây ra cảm giác khó chịu. Trong một số trường hợp cơn đau có thể dữ dội và mãn tính.

Các đĩa đệm ở cột sống có nhiệm vụ chịu lực và ma sát, do đó có thể bị bào mòn theo thời gian. Khi cơ thể lão hóa, những đĩa đệm này có xu hướng thoái hóa và suy yếu. Theo đó, thoái hóa đĩa đệm được xem là nguyên nhân phổ biến gây phồng lồi đĩa đệm, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp ở cột sống.

Nguyên nhân gây phồng lồi đĩa đệm 
Thoái hóa đĩa đệm được xem là nguyên nhân phổ biến gây phồng lồi đĩa đệm

Ngoài ra, một số hoạt động thường ngày hoặc những tác động từ bên ngoài cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ phình đĩa đệm. Theo đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phình lồi đĩa đệm, bao gồm:

  • Các tư thế xấu: Những tư thế không khoa học có thể làm tăng áp lực lên cột sống, từ đó khiến các đĩa đệm bị hao mòn nhanh hơn. Theo đó, tư thế nâng vật nặng, không đúng khi ngồi máy tính, chơi thể thao trong thời gian dài có thể dẫn đến lồi đĩa đệm.
  • Thừa cân - béo phì: Có thể nhận thấy, trọng lượng cơ thể có thể làm tăng áp lực lên các cơ quan nâng đỡ, trong đó có cột sống. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về khớp, trong đó có phồng lồi đĩa đệm.
  • Tính chất nghề nghiệp: Một số hoạt động hoặc nghề nghiệp liên quan đến uốn, nâng, xoắn cột sống lặp lại thường xuyên có thể dẫn đến hao mòn đĩa đệm cột sống và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.
  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa, từ đó làm tăng nguy cơ lồi đĩa đệm cũng như gây ra nhiều vấn đề khác về cột sống.
  • Ít vận động: Không thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, ít vận động cột sống có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Tổn thương hoặc chấn thương cột sống do tai nạn hoặc các hoạt động thể thao có thể gây phình đĩa đệm hoặc khiến các triệu chứng bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Các triệu chứng do bệnh lý gây ra sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, đĩa đệm có thể bị phình dọc theo bất kỳ phần nào ở cột sống. Phồng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ, cột sống ngực có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có vị trí liên kết với các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết 
Các biểu hiện do bệnh lý gây ra phụ thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng

Triệu chứng lồi đĩa đệm cổ (lồi đĩa đệm cột sống cổ), bao gồm:

  • Đau vai
  • Đau cổ
  • Đau nhói, yếu và tê ở cánh tay, bàn tay, các ngón tay

Dấu hiệu, triệu chứng phồng lồi đĩa đệm cột sống ngực (lưng trên):

  • Đau dưới bả vai (lưng trên)
  • Cơn đau có thể lan rộng đến ngực, đôi lúc có thể bị nhầm lẫn thành những vấn đề đau thượng vị, bệnh lý về tim hoặc phổi
  • Triệu chứng có thể lan đến dạ dày và gây ra một số biểu hiện tương tự như các vấn đề ở đường tiêu hóa.

Các triệu chứng phình đĩa đệm cột sống thắt lưng (lưng dưới):

  • Đau ở lưng dưới
  • Cơn đau lan đến hông, mông và xuống chân
  • Đau nhói, yếu và tê ở chân hoặc các ngón chân
  • Co thắt cơ bắp

Mẹo chữa phồng, lồi đĩa đệm tại nhà

Phình đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất

Những cách chữa áp dụng tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo bên dưới đây để giảm các giác đau nhức.

  • Chườm nóng: Giúp làm giảm tình trạng cơ cứng, tê bì, giãn các cơ, giải phóng hiệu quả tình trạng chèn ép dây thần kinh, giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, từ đó các cơn đau cũng thuyên giảm nhanh chóng.
  • Chườm lạnh: Tương tự như chườm nóng, chườm lạnh sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có tác dụng giúp giảm sưng tại vị trí thoát vị cũng rất hiệu quả.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Người bệnh có thể thực hiện xoa bóp mỗi ngày sẽ giúp các đốt sống được thư giãn, cơn đau cũng được giảm dần theo thời gian.
  • Cây chuối hột: Chuối hột cũng có tác dụng giúp các khớp được thư giãn, giảm đau nhức, đặc biệt là tình trạng phồng đĩa đệm. Chuối hột có thể đem đi ngâm cùng rượu trắng trong 1 bình và sử dụng hằng ngày.
  • Hạt đu đủ: Đu đủ và hạt đu đủ đều là những phần có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đó cho rượu trắng vào bên trong phần ruột của đu đủ và hấp quả đu đủ cách thủy trong vòng 20 phút. Sau đó đổ nước rượu hạt đu đủ ra và xoa bóp ở vùng bị đau.
  • Cây mật gấu: Đây là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học dân gian. Người bệnh xay lá mật gấu để lấy nước, sau đó hòa cùng một lượng bia tương ứng để uống sau khi ăn. Hiệu quả sẽ thấy được sau khoảng 10 ngày áp dụng.

Xoa bóp mỗi ngày sẽ giúp các đốt sống được thư giãn
Xoa bóp mỗi ngày sẽ giúp các đốt sống được thư giãn

Bài tập tốt cho xương khớp

Các bài tập được chia sẻ bên dưới đây không chỉ tốt cho xương khớp mà còn giúp tăng sức khỏe cho cơ thể, người bệnh có thể tham khảo một vài bài tập như.

  • Bài tập hông: Khi thực hiện bài tập ngày, các cơ sẽ được giãn ra, tăng sự dẻo dai cho vùng cơ dưới lưng. Từ đó, người bệnh cũng vận động dễ dàng hơn. Việc tập luyện cần được diễn ra hằng ngày, thực hiện động tác này 5 lần khi mới tập và dần tăng lên mỗi ngày.
  • Bài tập kéo giãn từ gối tới ngực: Cơ bụng sẽ săn chắc hơn rất nhiều khi tập động tác này. Ngoài ra, kéo giãn từ gối tới ngực còn hỗ trợ cơ lưng dẻo dai hơn, tránh các cơn mỏi nhức xâm lấn.
  • Bài tập kéo giãn xương bả vai: Phần vai sẽ được tác động nhiều nhất, giải phóng sức ép trên toàn cơ và từ đó cơn đau khi phồng đãi đệm cũng thuyên giảm. Động tác này rất linh hoạt, có thể thực hiện khi ngồi trên ghế không có tay vịn.
  • Bài tập tư thế cây cầu: Đối với những người bệnh phồng đĩa đệm, tư thế này sẽ giúp tránh được tình trạng co cứng ở cổ và lưng. Bạn hãy thực hiện động tác này đều đặn, lặp lại 5 lần mỗi ngày, sau khi đã quen có thể tăng dần lên 20.
  • Bài tập plank: Bài tập này sẽ tác động lực chủ yếu vào phần cánh tay, cải thiện tình trạng đau buốt vùng thắt lưng và hông. Thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều.
  • Bài tập rắn hổ mang: Cơ lưng và bụng được siết chặt, kéo giãn cột sống đồng thời xoa dịu cơn đau do phình đĩa đệm gây nên.
  • Bài tập kéo căng cổ: Sau khi thực hiện, máu sẽ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ kéo giãn các khớp hiệu quả. Người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

Phương pháp Tây y trị bệnh

Cách chữa phình đĩa đệm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng thuốc nếu bệnh ở mức độ trung bình, nếu tình trạng nặng có thể phẫu thuật để điều trị.

Sử dụng thuốc kê đơn

Nhóm thuốc Tây được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức do dây thần kinh bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép nhanh chóng. Dưới đây là một vài loại thuốc được các bác sĩ chỉ định nên sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau theo toa: Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh hơn, được chỉ định trong những trường hợp cấp tính. Lưu ý rằng thuốc giảm đau liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ nên người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng và không tự ý thêm bớt liều lượng.
  • Thuốc giãn cơ: Dành cho các bệnh nhân gặp trường hợp phồng đĩa đệm kèm theo chứng căng tức, co thắt ở các cơ liên quan. Sau khi sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhức thuyên giảm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ không điều trị tận gốc tình trạng bệnh nên cơn đau có thể tái phát bất kỳ lúc nào.

Nhóm thuốc Tây được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức
Nhóm thuốc Tây được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức

Người bệnh cần lưu ý rằng thuốc Tây y sẽ đem đến những tác dụng không mong muốn với sức khỏe. Nếu lạm dụng sẽ gây tình trạng nhờn thuốc, việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn nhất.

Phẫu thuật đĩa đệm

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi trường hợp bệnh đã trở nặng, đã sử dụng các loại thuốc kê đơn, biện pháp vật lý trị liệu nhưng không có kết quả khả quan. Bệnh ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ gây biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời khắc phục.

Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ được các nhân nhầy đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng không thể đảm bảo bệnh sẽ không tái phát trở lại. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể sẽ xảy ra rủi ro, vậy nên người bệnh nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi có ý định thực hiện.

Cách chữa phồng, lồi đĩa đệm bằng Đông y

Nếu muốn đạt được hiệu quả lâu dài mà không gặp phải tác dụng phụ, các bài thuốc Đông y sẽ là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp.

Ưu điểm khi chữa bằng Đông y

Đông y sẽ đem lại cho bạn những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Các loại thảo dược được sử dụng trong bài thuốc Đông y đều dễ kiếm, chi tương đối thấp và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Thuốc Đông Y có thể được thực hiện ngay tại nhà nên có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí.
  • An toàn và lành tính: Phương pháp điều trị bằng Đông y đều có những thành phần được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính. Khi sử dụng không cần quá lo lắng về tác dụng phụ tiêu cực với sức khỏe.
  • Hiệu quả lâu dài: Khi sử dụng thuốc Đông y, bạn cần kiên trì và cảm nhận sự chuyển biến tích cực một cách từ từ. Ngoài ra, sức khỏe bạn tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, cải thiện giấc ngủ,...
  • Hiệu quả khá tốt với bệnh ở giai đoạn đầu: Với trường hợp phồng đĩa đệm ở mức độ nhẹ, rất thích hợp để sử dụng những bài thuốc Đông Y, mang đến hiệu quả cao.

Phương pháp Đông y rất an toàn và lành tính
Phương pháp Đông y rất an toàn và lành tính

Bài thuốc 1

Dược liệu: 18gr tang ký sinh, 12gr đỗ trong, 12gr tần giao, 12gr đương quy, 12gr đẳng sâm, 12gr phục linh, 15gr thạch chi, 15gr cam thảo, 153gr tế tân, 3gr nhục quế, 9gr bạch thược, 9gr độc hoạt, 9gr phòng phong và 9gr xuyên khung

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc đem đi rửa thật sạch, thêm nước và sắc trong khoảng 30 phút để lấy nước cốt.
  • Chia thuốc thành 3 phần để uống trong ngày.
  • Sử dụng kiên trì mỗi ngày 1 lần, uống sau bữa ăn đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc 2

Dược liệu: Đương quy 20g, xuyên khung 10g, đan sâm 20g, tam thất (nam) 20g, cam thảo 8g, phòng phong 12g, độc hoạt 10g, khương hoạt (nam) 10g, tế tân 6g, ngưu tất 10g, tục đoạn 20g, cây xương khô (bìm bịp nam) 15g, rễ cây nhàu (nam) 15g, hoàng đằng (nam) 20g, nhục quế (nam) 10g, phụ tử 8g, càng cương (nam) 6g.

Cách sử dụng:

  • Các vị thuốc đem làm sạch, để ráo nước và sắc cho tới khi thuốc cạn khoảng một nửa.
  • Người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 thang, chia vàng sáng và tối, uống sau ăn 1-2 giờ (uống ấm).

Bài thuốc 3

Dược liệu: Đương quy 15g, xích thược 12g, phòng phong 10g, khương hoạt 10g, chích kỳ 12g, chích thảo 8g, cương huỳnh (nam) 6g.

Cách sử dụng: 

  • Mỗi ngày dùng 1 thang, sắc cùng nước sạch cho tới khi cạn. Lọc bỏ bã và sử dụng nước để uống.
  • Chia thuốc thành 2 lần uống vào sáng và tối, uống khi còn ấm sau khoảng 1-2 giờ.

Các vị thuốc Nam

Những bài thuốc Nam cũng là phương án được rất nhiều người bệnh lựa chọn vì nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, an toàn cho cơ thể.

Lá lốt

Lá lốt là một trong những cây thuốc nam được sử dụng trong giảm đau nhức đĩa đệm. Loại lá này sẽ có vị ngăm nhẹ, mùi hương đặc trưng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, tiêu viêm và chỉ thống. Với các bài thuốc được áp dụng, người bệnh bị phồng đĩa đệm sẽ giảm bớt được cảm giác đau đớn ở xương sống và đau do nhiễm lạnh. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt:

  • Chườm lá lốt và muối hạt: Chuẩn bị một nắm lá lốt và muối hạt, đem rửa sạch dược liệu và cho vào chảo sao nóng lên cùng với muối. Sau khi vàng, cho tất cả nguyên liệu vào miếng vải lớn chườm đắp lên vùng đau nhức.
  • Chườm lá lốt và ngải cứu: Chuẩn bị một lượng lá lốt và ngải cứu bằng nhau, đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức trong 20 - 30 phút để hoạt lạc, thông kinh.

Lá lốt là cây thuốc Nam giúp giảm đau nhức đĩa đệm
Lá lốt là cây thuốc Nam giúp giảm đau nhức đĩa đệm

Cây thiên niên kiện

Cây Thiên Niên Kiện, hay còn được biết đến là cây Nhục Đậu Khấu, đã từ lâu được sử dụng trong y học dân tộc truyền thống để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm cả các bệnh liên quan đến Phồng - lồi đĩa đệm. Trong loại cây này có chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, coumarin, phenol, và phytosterol, có khả năng giảm đau, giảm viêm và tái tạo mô xương và khớp. Đồng thời, thiên niên kiện cũng có các tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và chống oxy hóa.

  • Chuẩn bị phần thân rễ của cây thiên niên kiện, cắt thành từng đoạn dài khoảng 10–27cm, đem đi sấy khô đều mặt ngoài. Tiếp đến là phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Thiên niên kiện có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị thuốc khác, liều lượng sử dụng khoảng 6–12g/ngày.
  • Người bệnh có thể dùng thân rễ tươi rửa sạch rồi giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức. Ngoài ra, phần rễ cũng có thể giã nát, trộn cùng muối và đắp ngoài làm tan nhọt độc.

Ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chườm, đắp chống đau nhức xương khớp. Ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, tán hàn thấp, giảm đau và cầm máu, các bài thuốc từ loại thảo dược này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, chống viêm, giảm đau nhức do thoái hóa cột sống. Đã có rất nhiều người bệnh cảm nhận thấy cơn đau đã thuyên giảm rõ rệt, khi áp dụng các bài thuốc chườm đắp từ vị thuốc ngải cứu.

  • Đem một nắm ngải cứu tươi sao với một nắm muối biển.
  • Sau khi đã vàng thì cho tất cả vào túi vải và chườm đắp lên chỗ sưng đau.
  • Có thể sao lại và chườm thêm lần thứ 2, thứ 3.

Xương rồng

Theo y học dân gian, xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp sát trùng, tiêu thũng hiệu quả. Trong xương rồng có chứa hoạt chất heterosid glevonix, giúp giảm đau, chống viêm. Vì vậy, sử dụng xương rồng để chườm đắp có thể giảm nhẹ các cơn đau phồng đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

  • Chườm cây xương rồng nướng: Sử dụng xương rồng bẹ, đem cắt gai và rửa sạch. Đem nướng cho nóng và đắp lên vùng lưng bị đau nhức. Nếu tình trạng đau nhiều, bạn có thể nướng thêm cho tới khi cảm thấy cơn đau đã thuyên giảm.
  • Chườm xương rồng và muối biển: Xương rồng cần rửa sạch, giã nát, cắt bỏ gai. Sao vàng trên chảo nóng cùng muối biển, cho vào túi vải và chườm vào phần đĩa đệm bị phồng, lồi trong khoảng 15 - 20 phút. Mỗi ngày chườm từ 2 - 3 lần để kiểm soát cơn đau.

Xương rồng giúp giảm đau, chống viêm
Xương rồng giúp giảm đau, chống viêm

Hy vọng những cách chữa phồng - lồi đĩa đệm mà chúng tôi vừa chia sẻ phía trên sẽ được bạn đọc áp dụng thực hiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...