Cách Chữa Viêm Nang Lông

Trong trường hợp viêm nang lông nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để tiết kiệm chi phí và tránh kích ứng da.

Ưu điểm:

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm giúp tiết kiệm chi phí.
  • Phương pháp tại nhà đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc da phức tạp.
  • Tự chăm sóc giúp giảm nguy cơ kích ứng da.
  • Thích hợp cho các trường hợp viêm nang lông nhẹ đến trung bình.

1. Sử dụng Tinh Dầu:

  • Chọn tinh dầu như dầu chanh, dầu quế, dầu tràm trà có khả năng chống khuẩn và chống nấm.
  • Hạn chế thoa trực tiếp lên da, thêm vài giọt vào kem dưỡng ẩm trước khi áp dụng.

2. Nha Đam:

  • Sử dụng gel lô hội nguyên chất giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Thực hiện massage lô hội sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương.

3. Chườm Ấm và Quấn Băng Ướt:

  • Chườm nhẹ bằng khăn ẩm và ấm giúp giảm đau và sưng.
  • Quấn băng ướt để ngăn chặn gãi và kích thích quá trình tự nhiên của da.

4. Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ?

  • Nếu viêm nang lông trở nên cứng hơn, đau nhức.
  • Khi tình trạng lan sang các vùng da khác.
  • Vết viêm nang lông sưng to, chảy dịch.
  • Cảm thấy sốt, cảm lạnh và triệu chứng bất thường.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kem giảm viêm, thuốc chống nấm tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Tiểu phẫu, triệt lông bằng laser có thể được áp dụng nếu cần thiết.

Thuốc Nam Chữa Bệnh:

  • Cây ngải dại, lá trầu không, cây lược vàng có thể được sử dụng theo cách đúng liều lượng và cách thực hiện.
  • Bài thuốc đông y cũng giúp bồi bổ và cân bằng khí huyết.

Chú Ý:

  • Cần thăm bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng.
  • Sự can thiệp chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa Da liễu là quan trọng để đạt kết quả tốt nhất.

Viêm nang lông là một bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, xuất hiện các vết nổi mẩn, nổi sần, các sợi lông bị cuộn tròn vào trong. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Do vậy, những cách chữa viêm nang lông luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này ngay trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay, hình thành do sự tấn công của vi khuẩn, nấm lên lỗ nang lông. Giai đoạn bệnh mới khởi phát, xung quanh nang lông xuất hiện những nốt mụn có đầu trắng hoặc đỏ. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, những vết loét bắt đầu lan rộng ra nhiều vị trí trên da cơ thể.

Viêm nang lông là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp, gây tổn thương ngoài da ngứa ngáy khó chịu

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tình. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể nông hoặc sâu tùy vào tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm sức khỏe, tuy nhiên các tổn thương ngoài da có thể gây khó chịu, kém thẩm mỹ.

Trường hợp viêm nhiễm nhẹ người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Thế nhưng khi bệnh lan rộng, viêm nặng, tổn thương sâu có thể gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. Do đó, bạn nên chủ động khám và điều trị ngay khi nhận thấy da có những biểu hiện bất thường.

Vi khuẩn Staphyloccus Aureus là một trong những tác nhân gây viêm nang lông được thống kê. Bên cạnh đó, tác nhân xâm nhập và gây tổn thương ngoài da có thể kể đến một số loại vi khuẩn gram âm, nấm, virus, kí sinh vật,… Chúng tấn công da, cộng hưởng với các điều kiện thuận lợi sẽ ngày càng sinh sôi.

Nguyên nhân gây viêm nang lông
Tình trạng viêm nhiễm do hại khuẩn, nấm ngứa tấn công da khi người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, dùng chung khăn tắm,...

Các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển ngày càng thuận lợi như:

  • Tình trạng rối loạn tiết dầu trên da khiến cho lỗ chân lông dễ bị bịt kín. Đây là môi trường thuận lợi giúp tác nhân gây hại tấn công, phát triển dẫn đến các hiện tượng viêm nhiễm tại lỗ chân lông.
  • Cạo, nhổ lông không đúng cách tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da, trong đó điển hình là hiện tượng viêm nang lông.
  • Mặc quần áo bó sát, vải cọ sát vào da thường xuyên khiến cho da bị tổn thương. Ngoài ra, trường hợp quần áo nóng, giữ nhiệt còn khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến cho hại khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát sinh nhiều vấn đề về da.
  • Không tắm rửa hàng ngày, vệ sinh da kém cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nguy cơ viêm nhiễm còn đến từ việc dùng chung khăn tắm, ngâm mình trong nước quá lâu khiến lỗ chân lông bị viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh kéo dài làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển, gây viêm nang lông.

Bên cạnh các yếu tố chính kể trên, còn nhiều yếu tố gây bệnh khác được chuyên gia đề cập. Chẳng hạn như môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tính chất công việc,… Cần sớm phát hiện và kiểm soát viêm nhiễm để phòng tránh rủi ro cho sức khỏe.

Bệnh viêm nang lông gây ra các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác. Nếu phát hiện bệnh sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh cao. Tuy nhiên do nhiều người chủ quan khiến bệnh ngày càng trở nặng, tổn thương nghiêm trọng trên da gây khó khăn cho việc điều trị.

Biểu hiện nhận biết viêm nang lông
Các tổn thương hình thành, quanh lỗ chân lông có các nốt mụn đỏ, chứa dịch mủ

Những biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết tình trạng viêm nang lông có thể kể đến như:

  • Xuất hiện mụn mủ: Như đã đề cập, xung quanh lỗ chân lông ban đầu xuất hiện những nốt mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng. Bên trong các nốt mụn thường chứa dịch mủ. Tùy tình trạng viêm nhiễm, mức độ tổn thương da mà vị trí, số lượng nốt mủ sẽ nhiều hoặc ít.
  • Vỡ dịch mủ: Khi dịch mủ căng đầy, gặp phải tác động bên ngoài gây vỡ dịch mủ khiến cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vùng khác hoặc lây nhiễm cho người tiếp xúc phải nó.
  • Ngứa ngáy khó chịu: Người bị viêm nang lông sẽ gặp phải các biểu hiện ngứa ngáy khó chịu trên vùng da bị viêm nhiễm. Đặc biệt là khi viêm lỗ chân lông xảy ra tại vùng da mềm, mỏng còn kèm theo biểu hiện đau đớn khó chịu. Khi cào gãi hay ma sát vào khiến mụn mủ vỡ, loét.
  • Sưng tấy: Bên cạnh biểu hiện ngứa ngáy, da còn có dấu hiệu sưng tấy.

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể xảy ra hiện tượng viêm nang lông. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh nguy cơ viêm lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ.

Mẹo chữa viêm nang lông tại nhà

Với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tìm những mẹo chữa tại nhà để tiết kiệm chi phí cũng như không gây kích ứng da.

Ưu điểm

Mẹo chữa trị viêm nang lông tại nhà là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn, mang lại những hiệu quả sau:

  • Sử dụng những nguyên liệu tự nhiên và dễ tìm kiếm, giúp bạn tiết kiệm chi phí lớn.
  • Các phương pháp tại nhà thường đơn giản và dễ thực hiện, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc da phức tạp.
  • Việc tự chăm sóc tại nhà giúp giảm nguy cơ gây kích ứng da.
  • Thích hợp cho các trường hợp viêm nang lông nhẹ đến trung bình. Đối với trường hợp nặng hơn, cần thăm bác sĩ để có phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Sử dụng tinh dầu

Các loại tinh dầu hiện nay có khả năng chống khuẩn và chống nấm, làm giảm tình trạng viêm nang lông khá tốt. Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên hạn chế việc thoa trực tiếp tinh dầu lên da. Tính chất chống khuẩn mạnh mẽ của tinh dầu đôi khi có thể gây kích ứng nếu sử dụng quá mức hoặc trực tiếp lên da. Thay vào đó, hãy nhỏ vài giọt dầu lên kem dưỡng ẩm và áp dụng lên vùng da tổn thương.

Một số loại tinh dầu được biết đến có khả năng giúp trong quá trình điều trị nhiễm trùng da bao gồm dầu chanh, dầu quế, dầu tràm trà, dầu hoa cúc, dầu đinh hương và dầu bạch đàn.

Tinh dầu có khả năng chống khuẩn và chống nấm
Tinh dầu có khả năng chống khuẩn và chống nấm

Nha đam

Nha đam là một nguyên liệu thiên nhiên được biết đến với khả năng giảm ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy hiệu quả. Đồng thời, nha đam còn giúp hỗ trợ quá trình lành và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.

Khi phải đối mặt với tình trạng viêm nang lông, người bệnh có thể sử dụng gel lô hội nguyên chất để thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện massage lô hội lên da sau khi đã làm sạch vùng da bằng nước ấm, kiên trì trong một khoảng thời gian có thể thấy được sử thay đổi rõ rệt của da.

Chườm ấm

Người bệnh có thể sử dụng miếng gạc hoặc khăn ẩm và ấm, đã được làm sạch và tiệt trùng, chườm nhẹ lên vùng da bị viêm nang lông có thể giúp giảm cơn đau và sưng. Để thực hiện chườm ấm, bạn có thể đun sôi nước và để ra ngoài cho tới khi nước ẩm hay ở nhiệt độ phòng. Thêm vào đó 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều để tạo dung dịch muối.

Tiếp theo, ngâm miếng gạc sạch vào dung dịch muối và vắt bớt nước. Nhẹ nhàng ấn miếng gạc ẩm lên vùng da bị viêm nang lông. Lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày, lưu ý răng hãy sử dụng khăn sạch mỗi lần thực hiện để duy trì vệ sinh.

Quấn băng ướt

Phương pháp quấn ướt là một biện pháp hữu ích giúp giảm ngứa và kích ứng da trong quá trình điều trị viêm nang lông. Phương pháp có thể ngăn chặn việc gãi vào vùng da bị viêm, từ đó ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng và tránh lây lan sang các vùng khác. Việc quấn băng ướt còn kích thích quá trình tự nhiên của da trong quá trình chữa lành.

Quá trình thực hiện bao gồm việc rửa sạch khu vực viêm, sử dụng miếng vải cotton ngâm trong nước ấm và áp dụng lên vùng da bị viêm nang lông. Lặp lại quá trình này và giữ băng quấn trong khoảng 6-8 giờ. Hãy thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tình trạng viêm nang lông sẽ sớm thuyên giảm nếu người bệnh được sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ chuyên gia da liễu cùng thời. Nếu quan sát thấy những dấu hiệu dưới đây bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ:

  • Đâu nang lông cứng hơn so với bình thường, thậm chí là đau nhức.
  • Tình trạng viêm nang lông ngày càng lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
  • Các vết viêm nang lông sưng to, chảy dịch ra bên ngoài.
  • Người bệnh gặp tình trạng sốt, cảm lạnh, cơ thể thiếu sức sống cùng những triệu chứng bất thường khác.

Người bệnh gặp tình trạng sốt, cảm lạnh cần thăm khám bác sĩ
Người bệnh gặp tình trạng sốt, cảm lạnh cần thăm khám bác sĩ

Phương Pháp tây y: phẫu thuật, thuốc kê đơn

Việc sử dụng phương pháp tây y điều trị viêm nang lông sẽ giúp đem lại hiệu quả cao, được nhiều người bệnh tin dùng. Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng sinh bôi kết hợp uống: Được sản xuất theo nhiều dạng thuốc bôi, thuốc uống, kem bôi,... giúp giảm viêm, tránh tình trạng nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, nấm.
  • Kem hay thuốc để giảm viêm: Dùng cho trường hợp viêm nang lông làm tăng bạch cầu ái toan ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kèm kem steroid để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
  • Thuốc chống nấm: Sử dụng trong trường hợp nguyên nhân bệnh xuất phát từ nấm gây ra. Mycoster, Canesten hay Nizoral là những loại thuốc được dùng để trị nấm hiệu quả.

Tiểu phẫu

Người bệnh sẽ cần thực hiện các cuộc tiểu phẫu nếu gặp tình trạng mụn nhọt sưng to, có  hậu bối lớn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mụn mủ ra ngoài, giúp người bệnh không còn đau nhức và đặc biệt là sẹo sẽ nhanh chóng mờ dần sau khi hồi phục.

Triệt lông bằng laser

Trong trường hợp mà các phương pháp chữa trị viêm nang lông thông thường không mang lại hiệu quả, một lựa chọn khác mà các chuyên gia khuyên sử dụng là triệt lông bằng laser. Phương pháp này sử dụng tia laser để làm sạch vùng viêm nhiễm và loại bỏ tình trạng viêm nang lông. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này có thể gây thay đổi màu da và tăng nguy cơ sẹo, phồng rộp.

Dùng tia laser để loại bỏ tình trạng viêm nang lông
Dùng tia laser để loại bỏ tình trạng viêm nang lông

Việc quyết định chữa trị viêm nang lông là phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Để đạt được kết quả tốt nhất, việc tìm đến các cơ sở chuyên khoa Da liễu để thăm khám và thực hiện chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là quan trọng.

Thuốc Nam chữa bệnh

Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc nam được sử dụng để chữa viêm nang lông dành cho người lớn và cả trẻ em, cụ thể như sau:

Cây ngải dại

Việc uống nước sắc từ cây ngải dại là một liều thuốc nam được sử dụng phổ biến được áp dụng để cải thiện sức khỏe từ bên trong và đặc biệt là giúp tình trạng viêm nang lông sớm được cải thiện. Phương pháp này được cho là hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể và loại bỏ độc tố, giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm nhiêm và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Các thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 100gr lá cây ngải dại cùng 2 thìa muối biển.
  • Đem rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị cùng nước muối loãng và sau đó rửa sạch.
  • Đun sôi lá ngải dại cùng 2,5 lít nước sạch và một ít muối, khi nước sôi tiếp tục để thêm khoảng 10 phút và sau đó tắt bếp.
  • Lọc bỏ phần bã và pha thêm nước nguội sử dụng để tắm.
  • Áp dụng mỗi ngày một lần để giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm nang lông.

Lá trầu không

Loại lá này có chứa rất nhiều chất kháng viêm, chống nấm, được sử dụng để chữa các bệnh da liễu và đặc biệt là bệnh viêm nang lông.

Bệnh nhân lưu ý nên dùng lá tươi, không bị sâu hoặc héo úa để chữa bệnh, bởi những lá quá già hoặc quá non sẽ không mang đặc dược tính tốt nhất.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 5 - 10 lá trầu tươi, không bị sâu và mang đem đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Lấy lá trầu đem đi xay nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt.
  • Sử dụng một miếng bông tẩy trang và thấm đều dung dịch, thoa lên vùng da bị tổn thương, để dưỡng chất ngấm vào da và sau đó lau khô bằng khăn mềm.
  • Áp dụng mỗi ngày thoa dung dịch 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá trầu không có chứa rất nhiều chất kháng viêm, chống nấm
Lá trầu không có chứa rất nhiều chất kháng viêm, chống nấm

Cây lược vàng

Cây lược vàng là một loại cây thảo dược được sử dụng để chữa trị một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tình trạng viêm nang lông. Loại cây này có những đặc tính kháng vi khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Ngoài ra, khi sử dụng trong một thời gian, cây lược vàng còn giúp làn da mềm mại và tươi sáng hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá cây lược vàng tươi, đảm bảo không bị sâu hay héo. Đem lá đi rửa sạch, cắt khúc và giã lấy nước cốt.
  • Người bệnh nên kiên trì uống khoảng 2 lần/ ngày trước bữa ăn 30 phút.
  • Uống đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng da được cải thiện trông thấu, trình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ, một cây thuốc Nam được được sử dụng để chữa trị hiệu quả cho tình trạng viêm nang lông. Loại lá đơn đỏ này có hương vị cay, đắng và có khả năng giải độc nhanh chóng, đồng thời thanh lọc cơ thể một cách hiệu quả. Thảo dược này được biết đến với khả năng giảm ngứa, giảm sưng, và làm sạch lớp vảy sừng ở bề mặt da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá đơn đỏ, đem đi rửa sạch, ngâm nước muối và để cho ráo nước.
  • Chuẩn bị nồi nước khoảng 1 lít và đun sôi cùng lá đơn đỏ đã chuẩn bị trong khoảng 30 phút.
  • Lấy phần nước đã thu được chia làm 2 - 3 phần uống trong ngày, sử dụng khi còn ấm và tránh để qua đêm sẽ làm giảm tác dụng.

Phương pháp đông y

Các bài thuốc đông y được chia sẻ dưới đây đều có tác dụng giúp bồi bổ, cân bằng khí huyết trong cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Dưới đây là một vài bài thuốc mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc 1:

  • Dược liệu: Hà thủ ô 12g, thuyền thoái 8g, lăng tiêu hoa 12g, địa phu tử 8g, bạch thược 16g, đương quy 12g, vừng đen 20g, tàm xa 12g, cam thảo 6g, kinh giới tuệ 12g và kim ngân hoa 12g.
  • Cách sử dụng: Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi mang đi sắc nước uống. Người bệnh chỉ nên sử dụng 1 ngày/ thang và chia làm 2 lần uống trong ngày. Trẻ em khi sử dụng cần cần giảm liều lượng xuống 1 nửa.

Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: Phòng phong 8g, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa đằng 12g, địa phu tử 10g, đương quy vĩ 10g, cam thảo tươi 10g, bạch tiên bì 16g, kinh giới tuệ 6g, tần giao 10g, phục linh bì 10g. Nếu cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, người bệnh có thể bổ sung thêm ty qua lạc 6g và gia phong kỷ 10g, nếu nhiễm hàn khí nặng loại bỏ vị phòng phong gia và kinh giới tuệ thay vào đó là quế chi 8g và ma hoàng 6g.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc và chia làm 3 lần uống trước mỗi bữa ăn và uống khi nước còn nóng.

 Phương pháp đông y giúp bồi bổ, cân bằng khí huyết trong cơ thể
Phương pháp đông y giúp bồi bổ, cân bằng khí huyết trong cơ thể

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Xuyên khung 60g, hồng hoa 30g, sinh địa 60g, phòng kỷ 30g, đan bì 40g, phòng phong 30g, thục địa 30g, đào nhân 30g, độc hoạt 30g, đương quy 45g, bạch tiên bì 60g, khương hoạt 60g.
  • Cách sử dụng: Các nguyên liệu cần được tán nhỏ thành dạng bột, đun nước sôi với mỗi lần 10g uống trước khi ăn, ngày uống 2 lần.

Trên đây là một vài cách chữa viêm nang lông mà người bệnh có thể tham khảo để áp dụng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn cần tới sự can thiệp của bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp. Hy vọng tình trạng viêm nang lông của bạn sớm được cải thiện.

Nguồn tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...