Cách Chữa Vôi Hóa Cột Sống

Các phương pháp chữa vôi hóa cột sống theo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, phổ biến và có thể giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo và cách thực hiện:

Hạt Đu Đủ:

  • Hạt đu đủ có chứa các chất kháng khuẩn và enzyme giúp giảm sưng viêm cột sống.
  • Thực hiện: Giã nát hạt đu đủ, đắp lên vùng tổn thương và để trong 30 phút.

Quả Nhàu:

  • Quả nhàu giảm đau, tiêu độc, và kháng viêm.
  • Thực hiện: Ngâm quả nhàu trong rượu, uống 2-3 lần mỗi ngày.

Rượu Hạt Gấc:

  • Rượu hạt gấc có tính ôn, giúp máu lưu thông và giảm đau.
  • Thực hiện: Thoa rượu hạt gấc lên vùng tổn thương mỗi ngày.

Cây Xương Rồng:

  • Cây xương rồng chứa flavonoids và acid citric giúp giảm đau và chống viêm.
  • Thực hiện: Chườm lá cây xương rồng lên vùng đau mỗi ngày.

Lưu ý Khi Chữa Vôi Hóa Cột Sống Theo Dân Gian:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Mẹo dành cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát.
  • Không kết hợp với thuốc Tây y mà không thăm khám bác sĩ.

Phương Pháp Tây Y:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giãn cơ.
  • Vật lý trị liệu như châm cứu, vận động, và Yoga có thể hỗ trợ.

Dùng Thuốc Nam:

  • Dây đau xương, ngải cứu, lá lốt là các cây thuốc Nam thường được sử dụng.
  • Bài thuốc Đông y có thể cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khi Nào Gặp Bác Sĩ:

  • Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Gặp tác dụng phụ từ biện pháp tự nhiên hoặc thuốc Tây y.
  • Không có cải thiện sau thời gian dài điều trị.

Vôi hóa cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Việc áp dụng đúng cách chữa vôi hóa cột sống có thể đẩy lùi các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, giúp người bệnh dễ dàng di chuyển. Ở bài viết dưới đây bạn đọc có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị tốt nhất.

Tổng quan bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hoá cột sống đề cập đến tình trạng hệ thống dây chằng bám vào cột sống, thân đốt sống tại các mấu gai, mấu ngang bị lắng đọng canxi. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các gai đốt sống và gây đau nhức, tê mỏi, khói chịu. Khi vận động, các gai xương sẽ chèn ép lên hệ thống thần kinh, mạch máu và khiến người bệnh đau đớn dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Vôi Hoá Cột Sống: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa trị
Vôi hoá cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi cột sống khởi phát do quá trình lão hoá tự nhiên và tác động của một số yếu tố như hoạt động quá tải, nhiễm trùng,... Tuỳ thuộc vào vị trí phát triển, bệnh lý được chia thành 2 dạng chính:

  • Vôi hoá cột sống cổ: Tổn thương xảy ra tại vùng cột sống cổ do chịu áp lực từ sức nặng của đầu và vận động đột ngột của các động tác như ngửa, gập, xoay, cúi đầu.
  • Vôi hoá cột sống lưng: Cột sống lưng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong chống đỡ toàn bộ sức nặng phần trên của cơ thể nên thường dễ bị chấn thương, thoái hoá. Đồng thời, thói quen mang vác nặng, ngồi quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ biến đối cấu trúc của cột sống lưng, dẫn đến lắng đọng canxi và hình thành vôi cột sống.

Các chuyên gia cho biết, ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên và cao tuổi thường dễ bị vôi hoá cột sống cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn so với nữ giới do thường xuyên lao động nặng nhọc. Vôi hoá cột sống là bệnh lý có các triệu chứng tương tự với bệnh gai cột sống. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 40% bị gai cột sống tiến triển thành vôi hoá cột sống.

Tổn thương do vôi hoá cột sống gây ra không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, vôi hoá cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây bại liệt vĩnh viễn.

Theo nhận định của các chuyên gia, vôi hoá cột sống thuộc nhóm thoái hoá cột sống. Do đó, các nguyên nhân khởi phát bệnh lý cũng tương tự với bệnh thoái hoá xương khớp khác. Trong đó, nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu. Lâu dần khiến xương trở nên giòn xốp và thoái hoá.

Nguyên nhân gây vôi hoá cột sống 
Nguyên nhân chính gây vôi hoá cột sống là do xương khớp không được bổ sung đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu

Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác cao sẽ thúc đẩy quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh chóng. Điều này có thể khiến hoạt động của các cơ quan bên trong dần suy yếu, quá trình phục hồi tổn thương ở xương cũng sẽ không được đảm bảo, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh vôi hoá cột sống.
  • Giới tính: Thực tế nhận thấy, tỷ lệ nam giới và nữ giới bị vôi hoá cột sống có sự chênh lệch rõ rệt. Theo đó, đối tượng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tính chất công việc của nam giới thường xuyên mang vác, bưng bê vật nặng khiến cột sống dễ bị tổn thương, từ đó khiến cột sống dễ bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Trong khi nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh lý khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Lắng đọng canxi bất thường: Hiện tượng lắng đọng canxi bất thường được xem là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng vôi hoá cột sống. Trường hợp lắng đọng canxi bất thường ở dây chằng và các gân ở cạnh các đốt sống diễn ra trong thời gian dài có thể khiến hệ thống dây chằng trở nên dày hơn và dẫn đến hình thành gai xương.
  • Chấn thương: Chấn thương cũng được xem là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cũng như các vấn đề về cột sống khác.
  • Thừa cân - béo phì: Số liệu thống kê nhận thấy, bệnh lý thường gặp ở người bị thừa cân - béo phì hoặc tăng cân đột ngột ở phụ nữ mang thai. Khi đó, cân nặng của cơ thể sẽ tạo ra áp lực lớn lên cột sống khiến chứng dễ bị tổn thương và gây khởi phát bệnh lý.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt kém khoa học như lười vận động, ngồi nhiều, sai tư thế, chế độ ăn thiếu dưỡng chất,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống. Theo đó, những thói quen này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm các khớp xương. Lâu dần khiến xương khớp trở nên suy yếu và thúc đẩy quá trình hình thành bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh lý cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, rối loạn di truyền, viêm nhiễm kéo dài, rối loạn tuần hoàn máu,...

Từ các nguyên nhân phổ biến trên, có thể nhận thấy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vôi hoá cột sống cao hơn bình thường là:

  • Người bị thừa cân - béo phì
  • Người cao tuổi
  • Bổ sung quá nhiều canxi
  • Tính chất công việc lao động quá sức hoặc ít vận động
  • Cuộc sống khó khăn, không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Thông thường, các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu, gặp khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, cơn đau bùng phát vào ban đêm có thể gây suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn.

Dấu hiệu nhận biết 
Các biểu hiện do bệnh lý gây ra tiến triển dai dẳng, âm ỉ hoặc theo chu kỳ

Khi bị vôi hoá cột sống, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Ban đầu, cơ đau khởi phát ở mức độ nhẹ đi kèm với tình trạng cứng khớp ở cổ, bả vai, hông và đùi. Tuỳ thuộc vào vị trí đau và cứng khớp sẽ tiến triển thành vôi hoá đốt sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
  • Xuất hiện cơn đau nhức ở xung quanh vị trí bị vôi hoá, lúc này cơn đau sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, nhất là khi vận động mạnh và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đối với trường hợp bệnh nặng, vị trí đau thường không khu trú một chỗ mà lan rộng theo đường đi của dây thần kinh đến vai, cánh tay, đùi và chân.
  • Ở người bị vôi hoá cột sống kèm theo biểu hiện xẹp đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng, nghiêm trọng hơn là bị biến dạng khớp xương.
  • Các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tuỷ sống. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng rối loạn đại tiểu tiện, tê bì tay chân, mất cảm giác, cơ bắp dần suy yếu và dẫn đến teo cơ,...

Thực tế nhận thấy, các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống có nét tương đồng với các bệnh lý về xương khớp khác như đứt đĩa liên sống, viêm thấp khớp, chấn thương lưng,... Do đó, người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe, các biểu hiện bất thường để sớm nhận biết bệnh lý. Để xác định cụ thể bệnh lý, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán phù hợp.

Cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian

Các cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian được áp dụng khá phổ biến, có thể đẩy lùi nhanh chóng cơn đau nhức, tê bì ở khu vực bị tổn thương. Mẹo tại nhà có ưu điểm là lành tính, gần như không gây ra tác dụng phụ, tiết kiệm đáng kể chi phí, trong khi đó cách thực hiện vô cùng đơn giản.

4 cách chữa vôi hóa cột sống bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số cách chữa vôi hóa cột sống bằng nguyên liệu tự nhiên bạn có thể tham khảo áp dụng đó là:

Hạt đu đủ

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng hạt đu đủ có chứa hàm lượng lớn palmitic, axit oleic và nhiều enzyme có tác dụng kháng khuẩn, ức chế phản ứng sưng viêm tại cột sống. Ngoài ra, hạt đu đủ cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất để làm lành tổn thương, giúp cột sống chắc khỏe, thực hiện đúng chức năng.

Hạt đu đủ có chứa hàm lượng lớn palmitic, axit oleic có tác dụng kháng khuẩn
Hạt đu đủ có chứa hàm lượng lớn palmitic, axit oleic có tác dụng kháng khuẩn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm hạt đu đủ đen rửa sạch, để ráo nước thì giã nát.
  • Sau khi vệ sinh sạch vị trí cột sống bị tổn thương, bạn đắp hạt đu đủ đã giã lên, cố định trong 30 phút rồi vệ sinh lại.
  • Người bệnh vôi hóa cột sống mỗi ngày áp dụng 1 lần và kiên trì đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Quả nhàu

Quả nhàu được biết đến là một vị thuốc tốt trong Đông y, thường được dùng với công dụng giảm đau, tiêu độc, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, trong loại quả này có chứa hàm lượng lớn prosertonin, serotonin có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình lành thương cho bệnh nhân bị vôi hóa cột sống.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên chuẩn bị 200g quả nhàu, 2 lít rượu nếp trắng khoảng 50 độ.
  • Quả nhàu mang rửa sạch, để ráo nước thì thái lát mỏng, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh, đậy kín nắp.
  • Ngâm rượu trong 30 ngày, người bệnh mỗi ngày uống 2 - 3 lần rượu quả nhàu, mỗi lần 15 - 20ml, không nên lạm dụng quá nhiều, kiên trì để thấy rõ hiệu quả.

Rượu hạt gấc

Một trong những cách chữa vôi hóa cột sống theo dân gian khá đơn giản bạn có thể áp dụng là dùng rượu hạt gấc. Hạt gấc trong Đông y có tính ôn, tác động trực tiếp vào kinh can, có khả năng tiêu thũng, chỉ thống. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Y học hiện đại, hạt gấc có chứa một số thành phần như protit, lipit, tanin cùng nhiều khoáng chất có thể kích thích máu lưu thông, giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành thương.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 3 quả gấc chín cùng 2 lít rượu trên 45 độ.
  • Đầu tiên bổ đôi quả gấc lấy hạt, lột sạch lớp màng bên ngoài.
  • Lấy hạt đen bên trong phơi khô khoảng 5 nắng, sau đó mang nướng cho vỏ ngoài cháy xém.
  • Tiếp đó bạn giã nhỏ hạt đã nướng rồi cho vào bình thủy tinh, thêm rượu để ngâm trong 30 ngày.
  • Người bệnh vôi hóa cột sống lấy ít rượu gấc thoa lên vị trí tổn thương, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần massage trong 15 phút.

Hạt gấc kích thích máu lưu thông, giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành thương
Hạt gấc kích thích máu lưu thông, giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành thương

Cây xương rồng

Cây xương rồng có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống nhờ chứa thành phần chất chống oxy hóa flavonoids, acid citric, taraxerol. Tất cả hoạt chất này đều có tác dụng giảm đau, chống viêm, ức chế quá trình phát triển của gai xương, đặc biệt làm giãn gân cơ, tăng tính linh hoạt cho cột sống để vận động dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nhánh xương rồng ba chia cắt bỏ gai rồi rửa sạch.
  • Tiếp đến bạn giã nát xương rồng, cho lên chảo sao nóng cùng ít muối hột.
  • Lấy nguyên liệu vừa sơ chế để chườm trực tiếp lên vị trí bị đau, mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý khi chữa vôi hóa cột sống theo dân gian

Người bệnh vôi hóa cột sống khi áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mặc dù nguyên liệu tự nhiên được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên không loại trừ khả năng sẽ gây tác dụng phụ, vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Các phương pháp nêu trên thường chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, nếu bị vôi hóa cột sống nặng cần thăm khám bác sĩ để được lên phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tuyệt đối không kết hợp mẹo tự nhiên tại nhà với thuốc Tây y, đặc biệt là bài thuốc uống vì dễ gây tương tác hoạt chất, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Khi áp dùng nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh, cần kiên trì trong thời gian dài, ít nhất 2 tuần mới thấy hiệu quả cải thiện.

Phương pháp Tây y chữa vôi hóa cột sống

Phương pháp Tây y chữa vôi hóa cột sống thường là dùng thuốc Tây và vật lý trị liệu, có thể cho hiệu quả tích cực nhưng không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý. Sau khi xác định mức độ bệnh, tùy từng tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác nhau:

Thuốc Tây y chữa vôi hóa cột sống

Các loại thuốc Tây y sử dụng cho bệnh nhân vôi hóa cột sống thường chỉ hỗ trợ giảm đau, đẩy lùi cảm giác khó chịu, không thể điều trị dứt điểm bệnh lý, tuy nhiên bác sĩ vẫn chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.

Thuốc Tây y có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh
Thuốc Tây y có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Được dùng cho bệnh nhân bị vôi hóa cột sống mức độ nhẹ để giảm đau nhức, giúp người bệnh thoải mái hơn. Thuốc giảm đau chống viêm phổ biến bao gồm Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam,...
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này thường gặp nhất là Mydocalm, Cyclobenzaprine, Metaxalone có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để đẩy lùi tình trạng co thắt, giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc tăng trưởng sụn khớp: Hỗ trợ giảm đau thông quá cơ chế thúc đẩy sự tăng trưởng và tái tạo sụn khớp, tuy nhiên thuốc cho tác dụng chậm, phổ biến nhất là Chondroitin, Glucosamine,....

Vật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống

Vật lý trị liệu cũng được áp dụng phổ biến trong phác đồ điều trị vôi hóa cột sống. Các kỹ thuật vật lý trị liệu chủ yếu có tác dụng giảm đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông, sửa chữa tổn thương và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng:

  • Châm cứu: Khi thực hiện sẽ sử dụng cây kim nhỏ đâm xuyên qua da để tác động trực tiếp đến các huyệt đạo, hỗ trợ máu lưu thông tốt đến vị trí cột sống bị tổn thương, tạo cảm giác thư thái và giảm đau tốt hơn.
  • Vận động: Người bệnh được hướng dẫn một số bài tập vận động đúng kỹ thuật để giảm đau, tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho cột sống, tránh nguy cơ gặp biến chứng khi bị vôi hóa cột sống trong thời gian dài.
  • Yoga: Tập bài tập Yoga đúng cách sẽ cải thiện sự biến đổi cấu trúc cột sống, đẩy lùi cơn đau nhức, khó chịu.

Lưu ý khi chữa vôi hóa cột sống bằng Tây y

Trong quá trình chữa vôi hóa cột sống bằng Tây y, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không tự ý mua thuốc về dùng hay áp dụng biện pháp điều trị khi chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Người bệnh vôi hóa cột sống nên tăng cường bổ sung vitamin D, vitamin K từ hải sản, nấm, sữa, rau màu xanh đậm, trái cây cùng một số thực phẩm có lợi khác như thịt bò, thịt gà, các loại hạt,...
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối bao gồm xúc xích, gà rán, khoai tây chiên, dưa cà muối.
  • Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích vì chúng khiến những tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Loại bỏ thói quen xấu như mang vác vật nặng, làm việc quá sức, ngồi sai tư thế, vận động mạnh đột ngột, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh để thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lên cột sống, làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Người bệnh nên dành thời gian tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng giúp xương khớp, cột sống linh hoạt, ngăn ngừa biến chứng.

Vitamin D là thực phẩm tốt hơn cho bệnh nhân vôi hóa cột sống
Vitamin D là thực phẩm tốt hơn cho bệnh nhân vôi hóa cột sống

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống nên gặp bác sĩ nếu gặp các tình huống sau:

  • Các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng, cơn đau nhức dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, giảm khả năng vận động.
  • Quá trình áp dụng biện pháp điều trị gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tổn thương cột sống, bị viêm nhiễm mức độ nặng.
  • Sau một thời gian dài điều trị nhưng không có hiệu quả, thậm chí bệnh tình chuyển biến xấu.

Dùng thuốc Nam

Sử dụng thuốc Nam chữa vôi hóa cột sống cho hiệu quả tốt, có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống, giảm đau tốt. Một số cây thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong trường hợp này đó là:

Dây đau xương

Dây đau xương thường được dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp, đặc biệt là vôi hóa cột sống, thoái hóa, phong thấp, thoát vị đĩa đệm,... Ngoài ra, Y học hiện đại có chỉ ra rằng dược liệu này có chứa một số dưỡng chất hỗ trợ tăng cường máu lưu thông, bổ gân cốt, giảm đau nhức hiệu quả, thúc đẩy tổn thương nhanh lành.

Dây đau xương thường được dùng chữa bệnh vôi hóa cột sống
Dây đau xương thường được dùng chữa bệnh vôi hóa cột sống

Cách thực hiện:

  • Lấy một đoạn dây đau xương tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ khuẩn hại.
  • Sau khi vớt ra để ráo, bạn thái nhỏ và giã nát dược liệu.
  • Tiếp tục trộn dây đau xương đã giã nát cùng ít rượu rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương, giữ trong 20 phút.
  • Nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần, kiên trì trong ít nhất 2 tuần để các triệu chứng được cải thiện.

Lá ngải cứu

Ngải cứu nổi tiếng với công dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, có khả năng đẩy lùi tình trạng tê bì chân tay cùng những triệu chứng khác của bệnh vôi hóa cột sống. Đặc biệt các thành phần hoạt chất trong ngải cứu còn hỗ trợ làm giãn cơ và dây chằng, kích thích giải phóng áp lực chèn ép từ gai xương lên dây thần kinh.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn lấy 1 bó ngải cứu tươi rửa sạch, chờ ráo nước
  • Cho ít muối hạt vào chảo để rang nóng, tiếp tục thêm ngải cứu vào sao chung.
  • Sau đó bọc hỗn hợp này vào khăn mỏng, chườm trực tiếp lên cột sống.
  • Bệnh nhân vôi hóa cột sống nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần, mỗi lần massage 30 phút.

Lá lốt

Lá lốt trong Đông y có vị cay, tính ấm, có khả năng ôn trung, tán hàn, chỉ thống và hạ khí hiệu quả. Vì thế khi gặp các vấn đề về xương khớp, bao gồm vôi hóa cột sống, người ta thường ưu tiên dùng lá lốt để hỗ trợ giảm đau, chống sưng viêm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Lá lốt hỗ trợ giảm đau, chống sưng viêm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng
Lá lốt hỗ trợ giảm đau, chống sưng viêm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 20 - 30 lá lốt tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối đã loại bỏ tạp chất.
  • Cho lá lốt vào ấm đun cùng 500ml nước trên lửa nhỏ trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Người bệnh lấy phần nước này chia thành 2 - 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị vôi hóa cột sống, không chỉ giảm đau, chống viêm mà còn loại bỏ tận căn nguyên gây bệnh, tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc 1:

  • Bạn chuẩn bị 30g cây tầm gửi, 30g chìa vôi, 20g rau dền gai, 20g trinh nữ và 20g cỏ xước.
  • Các nguyên liệu này mang rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra phơi khô.
  • Tiếp đến cho dược liệu vào ấm, thêm nước vừa đủ để sắc trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ.
  • Người bệnh vôi hóa cột sống chia phần nước thu được thành 3 phần uống hết trong ngày, áp dụng hàng ngày và kiên trì đến khi các triệu chứng được đẩy lùi.

Bài thuốc 2: 

  • Đầu tiên cần chuẩn bị 12g thiên niên kiện, 10g rễ bưởi bung cùng 8g quả dành dành.
  • Bạn sơ chế sạch các nguyên liệu này rồi cho vào ấm, thêm lượng nước vừa đủ để đun sôi trong 30 phút.
  • Khi nước thuốc cô đặc còn khoảng một nửa thì bạn tắt bếp, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Trên đây là thông tin chi tiết về các cách chữa vôi hóa cột sống theo mẹo dân gian, Đông y, Tây y và thuốc Nam. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng mức độ bệnh khác nhau, tốt nhất bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ chuẩn xác, đảm bảo an toàn, hiệu quả cao.

Nguồn tham khảo:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...