Đau Thần Kinh Tọa

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu một cách cẩn thận bệnh lý này để có được những phương pháp điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Đau thần kinh tọa là gì?

Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những thông tin tổng quan về bệnh lý này. Chính vì thế có rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá nặng.

Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Dây thần kinh tọa thực hiện chức năng chính là chi phối cảm giác, vận động, dinh dưỡng.

Bệnh đau thần kinh tạo thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng. Các đốt sống lưng được phân cách và đệm bởi cách đĩa tròn, mô liên kết. Một hoặc nhiều đĩa bị bòn mòn do chấn thương, lão hóa sẽ khiến vùng trung tâm đĩa đệm bị phồng ra ngoài. Cộng thêm vào đó xương cột sống sống hẹp chèn ép một phần thần kinh gây ra tình trạng sưng, viêm, tê ở chân.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp sau viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra những người lao động trong độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Đặc biệt hơn, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới và bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau thần kinh tọa là gì
Đau thần kinh tọa là gì

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Theo các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, còn phải kể tới một “thủ phạm” gây bệnh khác như:

  • Tuổi tác: Ngoài 30 tuổi, xương khớp của con người bắt đầu thay đổi, các bệnh cột sống, gai cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Tăng cân đột ngột có thể gây ra một áp lực lớn lên cột sống, chèn ép các dây thần kinh.
  • Do đặc thù công việc: Các công việc đòi hỏi việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe đường dài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Những người ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Do chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc tai nạn xe, tai nạn lao động… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Do khối u cột sống:  Có khối u nằm ở trong, dọc tủy sống, dây thần kinh cũng có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.
  • Do bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, viêm đa khớp cũng làm kích thích sưng đau dây thần kinh tọa.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn theo đường đi của dây thần kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu đi từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân rồi ngón chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác sau đây:

  • Đau, nóng rát, cơ mỏi, bị tê cứng hoặc bị ngứa râm ran: Những biểu hiện này chủ yếu bị ở lưng, mông.
  • Các cơn đau từ mức độ nhẹ đến nặng khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ngồi lâu. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi đúng cách và nằm xuống thì các triệu chứng mới có thể thuyên giảm.
  • Nhiều người bị tê dại ngón chân hoặc đầu ngón chân bị ngứa râm ran như kiến bò.
  • Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
  • Nhiều người bị mất kiểm soát tiểu tiện do rễ thần kinh bị hư tổn, nhiệt độ cơ thể giảm, chi dưới mất cảm giác.

Với một số triệu chứng kể trên có thể cải thiện và khỏi dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa
Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa

Thuốc chữa đau thần kinh tọa

Bài viết này giới thiệu về 12 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng uống. Các loại thuốc này thường được kết hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc:

  1. Paracetamol:
    • Liều lượng: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
    • Cách dùng: Uống sau ăn.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
  2. NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy gan, suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc khác.
  3. Piroxicam:
    • Liều lượng: 20mg/ngày.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
  4. Meloxicam:
    • Liều lượng: 15mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm xương khớp, điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.
  5. Celecoxib:
    • Liều lượng: 200mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
  6. Etoricoxib:
    • Liều lượng: 60mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị bệnh xương khớp, giảm đau gút cấp, xử lý cơn đau sau phẫu thuật.
  7. Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ mang thai.
  8. Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
  9. Thuốc chống đau thần kinh dạng bôi (Methyl Salicylate, Trolamine Salicylate, Capsaicin):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh những tác động tiêu cực cũng quan trọng để hỗ trợ điều trị.

Các đối tượng bị đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa xuất hiện ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh nhiều nhất chính là:

  • Người cao tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi nhiều.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, bị hẹp cuộc sống, hội chứng cơ hình lê.

Đau thần kinh tọa gặp chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi
Đau thần kinh tọa gặp chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Đau thần kinh tọa có rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ làm chân mất cảm giác, yếu chi thậm chí bại liệt vĩnh viễn. Tuy nhiên bệnh có chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

  • Tùy vào mức độ bệnh: Thông thường đau thần kinh tọa bao gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính. Người bệnh đi bệnh trong giai đoạn cấp tính sẽ đơn giản, dễ dàng hơn trong giai đoạn mãn tính.
  • Tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh mà hiệu quả điều trị cũng bị ảnh hưởng.
  • Do phương pháp điều trị không phù hợp với cơ địa từng người nên khả năng chữa khỏi sẽ rất thấp.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí là bại liệt. Vì thế, khi cơ thể có các dấu hiệu đau nhức xương khớp người bệnh cần nhanh chóng đến các trung tâm thăm khám. Đừng chần chừ trước khi bệnh tình của bạn trở nên tồi tệ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...