Đau Từ Thắt Lưng Xuống Chân (Trái, Phải) Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau từ thắt lưng xuống chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gai cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Đau từ thắt lưng xuống chân có nguy hiểm không?

Đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải là hiện tượng đau mỏi thường gặp hiện nay, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như nóng rát, ngứa râm ran, đau mỏi từ thắt lưng dọc xuống hai chân, dẫn đến tình trạng di chuyển khó khăn, tạo cảm giác khó chịu khi chạm vào.

Đau từ thắt lưng xuống chân có nguy hiểm không?
Đau thắt lưng dọc xuống hai chân trở nên nặng nề nếu không xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời

Cơn đau có thể là kết quả của một chấn thương nào đó ở phần thân dưới do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể phát sinh do thói quen sinh hoạt không khoa học, đi đứng, ngồi, nằm sai tư thế gây chèn ép thần kinh, dẫn đến các cơn đau nhức bất thường.

Đau từ thắt lưng xuống chân thường xảy ra ở người cao tuổi, xương khớp thoái hóa, dễ bị chấn thương, bong gân, cơ bắp cứng, xơ hóa,… Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng cao. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ các yếu tố cơ học bên ngoài, mà còn nhiều khả năng đau do bệnh lý bên trong cơ thể.

Trường hợp cơn đau tái phát thường xuyên, mức độ đau nhẹ đến nghiêm trọng có thể gây ra không ít trở ngại cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, tình trạng này còn kéo theo nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. Thậm chí còn có nguy cơ gây suy giảm khả năng vận động, bại liệt nếu các bệnh lý về xương khớp biến chứng.

Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức xuất hiện thường xuyên, đau dọc từ thắt lưng xuống hai chân ngày càng nặng nề, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Phát hiện bệnh càng sớm càng tăng khả năng điều trị dứt điểm, phòng tránh rủi ro gây hại sức khỏe.

Đau từ thắt lưng xuống chân (trái, phải) cảnh báo bệnh gì?

Như đã đề cập, tình trạng đau từ thắt lưng xuống chân có thể do các chấn thương tại khu vực này gây ra. Bên cạnh đó còn có nguy cơ hình thành từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu chất,… Tuy nhiên, bạn đọc không nên chủ quan, bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý về xương khớp, cần được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý có khả năng gây đau từ thắt lưng lan rộng xuống chân phải, chân trái. Bệnh hình thành khi bao đĩa đệm bị nứt, rách làm chảy nhân nhầy bên trong ra ngoài, chèn ép lên mô mềm và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ở vị trí tổn thương, sau đó lan rộng ra xung quanh.

Đau từ thắt lưng xuống chân (trái, phải) cảnh báo bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức, nguy cơ lan rộng xuống hai chân

Đặc biệt tại khu vực đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau có thể lan rộng xuống hai chi dưới. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như đau lưng kéo dài, đau nặng hơn khi hắt hơi, ngồi lâu, đứng ho, cơn co thắt xuất hiện, giảm khả năng phản xạ, yếu cơ, tê chân,… Trong đó có trường hợp người bệnh bị đau từ thắt lưng xuống chân trái, phải.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói riêng. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng kể trên, bạn nên thăm khám và điều trị sớm.

Viêm khớp cột sống

Viêm khớp cột sống có triệu chứng chung là đau đớn, sưng viêm gây hạn chế vận động cho người bệnh. Nhiều thể viêm khác nhau, trong đó có thể kể đến viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,.. Mỗi dạng viêm sẽ phát sinh các triệu chứng khác nhau, mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng nề.

Không thể loại trừ khả năng bạn bị đau từ thắt lưng xuống chân do viêm khớp cột sống gây ra. Tùy vào mức độ viêm, loại viêm khớp bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp can thiệp phù hợp. Nếu chủ quan, không điều trị sớm, triệu chứng viêm sẽ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, nguy hại sức khỏe.

Viêm cột sống dính khớp

Đau nhức lan rộng từ thắt lưng xuống hai chi dưới có thể là triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp. Đây là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Bệnh hình thành do các khớp, đốt cột sống bị sưng viêm, gây đau và cứng khớp. Không chỉ ảnh hưởng đến khu vực cột sống, bệnh còn lan rộng ra xương sườn, hông, xương đầu gối, chân,…

Triệu chứng nhận biết viêm cột sống dính khớp như cột sống giảm tính linh hoạt, giảm khả năng vận động, khớp có dấu hiệu sưng, nóng, cơ thể đau mỏi, khó thở, đau lan rộng từ thắt lưng xuống chân trái, chân phải,… Cần xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm để có hướng can thiệp kiểm soát bệnh.

Viêm màng nhện

Viêm màng nhện là viêm màng bảo vệ dây thần kinh tủy sống. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đau nhức bất thường, đặc biệt là trường hợp đau từ thắt lưng xuống chân do ảnh hưởng các dây thần kinh liên quan. Ngoài ra, người bệnh còn bị ngứa râm ran ở chân, châm chích như kiến bò, thường xuyên bị chuột rút, rối loạn chức năng bàng quang, ruột,….

Đau từ thắt lưng xuống chân (trái, phải) cảnh báo bệnh gì?
Viêm màng nhện gây chèn ép dây thần kinh hình thành các cơn đau nhức lan rộng từ thắt lưng xuống hai chi dưới

Hiện nay chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả để điều trị dứt điểm viêm màng nhện. Bác sĩ chỉ định các biện pháp can thiệp với mục đích giảm đau cho người bệnh, chẳng hạn như dùng thuốc hoặc tập vật lý trị liệu. Phương pháp phẫu thuật không được chỉ định do nguy cơ hình thành mô sẹo cao.

Đau thần kinh tọa

Một trong những bệnh lý gây đau từ thắt lưng xuống chân thường gặp nhất là bệnh đau thần kinh tọa. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp,… nằm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Từ đó, các cơn đau nhức, tê bì bắt đầu xuất hiện.

Nhận biết bệnh thông quá các triệu chứng điển hình như đau nhói ở vùng bị chèn ép, đau từ cột sống lan rộng xuống hai chi dưới, nóng rát dọc đường đi của dây thần kinh tọa, cơ yếu, suy giảm khả năng vận động, thường xuyên bị tê bì, ngoài ra còn gây mất cảm giác, không còn khả năng kiểm soát bàng quang, ruột,…

Người bệnh có thể cải thiện đau thần kinh tọa thông qua việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đồng thời sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dùng thảo dược điều trị, giảm đau. Kết hợp với chăm sóc sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng để cơ thể sớm hồi phục, cải thiện hiệu quả hơn.

Gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau từ thắt lưng xuống chân (trái, phải). Bệnh xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi hoặc người phải làm việc nặng nhọc thường xuyên, đứng, ngồi sai tư thế trong thời gian dài,…

Các triệu chứng gai cột sống thắt lưng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của hai chân, thắt lưng, khiến người bệnh khó đi đứng, di chuyển, làm việc. Nếu không điều trị, gai xương phát triển ngày càng lớn có thể chèn ép nghiêm trọng rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh, phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán và điều trị đau từ thắt lưng xuống chân

Đau từ thắt lưng xuống chân khởi phát do nhiều nguyên nhân từ cơ học đến các bệnh lý liên quan. Để điều trị, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau và có biện pháp can thiệp kiểm soát phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy cơn đau thường xuyên xuất hiện, tái phát nhiều lần, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm.

Chẩn đoán và điều trị đau từ thắt lưng xuống chân
Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng đau do bệnh lý nào gây ra

Bác sĩ thăm hỏi các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác vấn nhất. Một số phương pháp như chụp X quang, chụp MRI, CT scan,… giúp cung cấp hình ảnh về tổn thương và vị trí tổn thương để có biện pháp điều trị thích hợp.

Tùy dạng bệnh lý của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau từ thắt lưng xuống hai chân được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

Giảm đau tại nhà

Cơn đau có thể làm người bệnh khó chịu, cản trở vận động, sinh hoạt. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giúp giảm đau tại nhà đơn giản trước khi đến cơ sở tế thăm khám. Tham khảo các cách sau

Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau, hỗ trợ khắc phục triệu chứng khó chịu do các bệnh xương khớp gây ra như ngải cứu, lá lốt,… Nhờ vào tính ấm và chứa nhiều hoạt chất tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng theo cách:

  • Dùng lá lốt: Sử dụng nắm lá lốt tươi, ngâm rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm ít muối hột, rang nóng. Sau đó cho hỗn hợp ra túi vải chườm lên vị trí bị nhức mỏi.
  • Dùng ngải cứu: Bạn cũng có thể thực hiện theo các như trên. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng ngải cứu nấu nước ngâm chân vào mỗi buổi tối. Cách này giúp thư giãn cơ thể hiệu quả, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, giảm nguy cơ cứng khớp khi ngủ dậy.
  • Dùng sâm Ngọc Linh: Đây cũng là dược liệu được dùng điều trị bệnh xương khớp phổ biến, nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh tọa. Sử dụng sâm Ngọc Linh rửa sạch, cắt lát ngâm với mật ong 1 tháng. Mỗi lần bị đau mỏi lấy 1 miếng sâm nhai rồi nuốt từ từ, dùng 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tắm nước ấm: Nhiệt độ của nước giúp người bệnh thư giãn cơ thể, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi. Đồng thời, thông qua biện pháp này, tình trạng co thắt cơ ở vùng lưng, hông cũng được kiểm soát, giảm áp lực chèn ép dây thần kinh, giải phóng, thư giãn toàn bộ cơ thể, giúp giấc ngủ ngon hơn.

Chẩn đoán và điều trị đau từ thắt lưng xuống chân
Thư giãn, giảm đau tại nhà bằng các biện pháp như tắm nước ấm, chườm nóng, ngâm chân,…

Xoa bóp: Tác động lực vừa phải lên vùng bị đau nhức giúp kiểm soát cơn đau, giảm chèn ép dây thần kinh, tăng tuần hoàn máu,… Đây cũng là cách hỗ trợ cải thiện các vấn đề nhức mỏi do bệnh xương khớp gây ra. Lưu ý massage nhẹ nhàng, không tác động lực quá mạnh làm ảnh hưởng đến tổn thương, cần kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp tại nhà giúp hỗ trợ giảm đau, tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm bệnh xương khớp. Do đó, người bệnh nên kết hợp thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh rủi ro cho sức khỏe.

Điều trị y tế

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Trong đó sử dụng các loại thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng nhức mỏi mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy dạng bệnh lý, mức độ tổn thương của mỗi người, bác sĩ chỉ định điều trị riêng. Một số loại như:

  • Thuốc giảm đau các loại phổ biến là paracetamol, di-antalvic, diclofenac,… Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng. Sử dụng quá liều có nguy cơ gây hại cho gan, thận.
  • Thuốc giãn cơ được dùng giúp người bệnh giảm đau, cải thiện triệu chứng cứng khớp, cứng cơ. Một số loại như myonal, decontractyl, mydocalm,…
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid được chỉ định trong trường hợp đau nặng, tuy nhiên khả năng gây tác dụng phụ cao. Không sử dụng rộng rãi, chỉ dùng với liều lượng thấp, trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh uống kết hợp với các viên uống vitamin, thuốc chứa vitamin nhóm B để bổ sung dưỡng chất chuyển hóa tế bào thần kinh. Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trường hợp bệnh nhân đau nặng, không đạt hiệu quả trong thời gian dài điều trị nội khoa có thể phải can thiệp phẫu thuật điều trị. Mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ áp dụng cách phẫu thuật khác nhau, đảm bảo phù hợp và an toàn nhất cho người bệnh. Bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể sau khi thăm khám và chẩn đoán.

Chẩn đoán và điều trị đau từ thắt lưng xuống chân
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết

Tuy nhiên, điều trị y tế bằng thuốc hoặc phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó, bạn nên thận trọng trong quá trình điều trị, tuân thủ theo hướng dẫn, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc dùng thuốc bừa bãi. Đồng thời sau phẫu thuật nên chăm sóc và điều chỉnh một số vấn đề để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Phương pháp Đông y

Ngoài các hướng điều trị kể trên, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp Đông y như châm cứu, dùng thuốc để điều trị bệnh xương khớp, giảm đau từ thắt lưng xuống chân. Tìm địa chỉ thăm khám và điều trị Đông y uy tín, chất lượng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Cách chữa được áp dụng như:

Châm cứu giảm đau: Kim châm cứu giúp tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau, đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết cho người bệnh. Các huyệt cần tác động như huyệt thận du, túc tam lý, huyệt trật biên, ủy trung, đại trường du,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc sẽ thực hiện châm cứu ở huyệt phù hợp. Thời gian thực hiện thường khoảng 20 phút, liệu trình 14 – 17 ngày.

Dùng thuốc Đông y: Thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bên trong, một số thang thuốc được dùng như:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc như cam thảo, độc hoạt, xuyên khung, thục địa, nhục quế, bạch linh, phòng phong, tần giao, tế tân, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, xuyên quy, đẳng sâm, oai linh tiên, thiên niên kiện. Mỗi vị sử dụng liều lượng theo thầy thuốc chỉ định. Sắc nước thuốc mỗi ngày, chia thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc như thổ miết trùng, ngưu tất, tế tân, xương truật, ý dĩ mộc qua, tang ký sinh, hoàng bá, độc hoạt, thân cam thảo, dâm dương hoắc, kê huyết đằng. Thang thuốc được bốc với liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc. Sắc nước thuốc ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

Điều trị theo phương pháp Đông y giúp cải thiện các triệu chứng nhức mỏi, giảm đau, đồng thời giải quyết một số vấn đề liên quan khác. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, có thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm để điều trị. Tuân thủ hướng dẫn, tránh kết hợp bừa bãi các bài thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa đau từ thắt lưng xuống chân

Đau từ thắt lưng xuống chân có thể do các bệnh lý xương khớp ảnh hưởng, ngoài ra còn nhiều tác động khác từ bên ngoài khiến cơ thể đau nhức, suy giảm vận động. Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và sớm khắc phục để phòng ngừa các rủi ro gây hại sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa đau từ thắt lưng xuống chân
Xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp gây đau từ thắt lưng xuống chân

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho mọi người nên chủ động phòng bệnh từ sớm. Chăm sóc cơ thể, điều chỉnh các thói quen không phù hợp để giảm thiểu rủi ro gặp các bệnh lý ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý:

  • Không nên ngồi một chỗ, đứng một chỗ quá lâu, nên dành thời gian đi lại để máu huyết lưu thông. Chú ý đến tư thế ngồi, tư thế đứng, nằm ngủ để tránh tình trạng cứng khớp, sai lệch khớp dẫn đến đau đớn.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì dễ phát sinh các vấn đề xương khớp ảnh hưởng cuộc sống.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, lựa chọn bài tập, bộ môn thể dục phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe. Không tập luyện quá sức, không tập khi vừa mới ăn no hoặc bụng đói để tránh gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa.
  • Ngủ đủ giấc, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Tránh khiêng vác vật nặng quá mức để bảo vệ sức khỏe xương khớp.
  • Ăn uống đủ chất, loại bỏ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt. Nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau củ quả,… Hạn chế uống rượu bia, không nên hút thuốc lá.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám khi cơ thể có triệu chứng bất thường để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị, phòng ngừa biến chứng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng đau từ thắt lưng xuống chân. Cơn đau có thể do các bệnh lý xương khớp gây ra, do đó bạn không nên chủ quan. Thay vào đó hãy chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và sớm có biện pháp can thiệp điều trị, bảo vệ sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...