Cây Chìa Vôi: Mô Tả Đặc Điểm, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Hay

Cây chìa vôi là tên gọi của loại thảo dược quen thuộc, được dân gian sử dụng làm thuốc điều trị nhiều chứng bệnh. Trong đó, thảo dược có tác dụng đặc biệt đối với bệnh về đau nhức xương khớp. Bên cạnh còn hỗ trợ điều trị mụn nhọt, trị rắn cắn, ong đốt, sưng nề,…

Thông tin về cây chìa vôi

Cây chìa vôi hay còn gọi là dây chìa vôi, bạch phấn đằng, bạch liên, bạch liễm, hồ đắng,… Cây thuộc họ Vitaceae (họ nho), tên khoa học là Cissus Modeccoides Planch. Loại cây này được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp.

Thông tin về cây chìa vôi
Cây chìa vôi mọc hoang ở nhiều nơi, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Mô tả thực vật

Cây thân leo, thân tròn với đường kính nhỏ. Chiều cao trung bình của cây trưởng thành từ 2m – 4m. Bên ngoài vỏ có màu xanh nhẵn, thân sau khi già sẽ chuyển dần sang màu tía. Thân cây mọc nhiều tua cuốn để bám chặt vào vật chủ. Thân non thường được phủ một lớp màu trắng mỏng.

Cây chìa vôi có lá đơn, chúng mọc ra từ các đốt trên thân, nằm so le nhau. Phiến lá có màu xanh thẫm, hình dạng như chân vịt, mặt lá nổi rõ các đường gân. Cuống lá dài, chiều dài trung bình khoảng 7cm.

Hoa chìa vôi mọc thành cụm từ các đốt trên thân, đối diện với lá. Thời gian cây ra hoa vào khoảng tháng 4 – tháng 6, hoa có màu vàng, kích thước nhỏ khoảng 2mm, hoa có 4 cánh và 4 nhị. Trên đài hoa cũng có 4 cánh hình răng cưa.

Cây ra hoa và kết quả vào khoảng tháng 5 – tháng 10, quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển thành nâu đen. Chiều dài quả từ 5mm – 6mm.

Hình dạng của rễ cây khá đặc trưng với rễ phình, hình dạng như quả trứng gà có đầu nhọn. Bên trong ruột màu trắng và được bọc bên ngoài lớp vỏ màu đen.

Phân bố

Cây chìa vôi mọc hoang ở nhiều nơi, phổ biến tại các vùng trung du, miền núi phía Bắc nước ta. Tìm thấy nhiều tại các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái,… Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp chúng mọc hoang ven các bờ rào, trong bụi rậm ở khu vực đồng bằng các tỉnh phía Nam.

Phân loại

Có rất nhiều loại cây chìa vôi có trong tụ nhiên. Dựa vào các đặc điểm về ngoài hình, công dụng người ta phân thành một số loại như chìa vôi bốn cạnh, chìa vôi bò, chìa vôi java,… Loại không được dùng làm dược liệu là loại có lá nguyên, hình tam giác, lá mọc so le nhau trên thân.

Thông tin về cây chìa vôi
Chìa vôi có nhiều loại khác nhau trong tự nhiên

Bộ phận dùng

Sử dụng toàn bộ thân đến lá cây làm thuốc chữa bệnh. Mỗi bộ phận sẽ chứa hàm lượng dưỡng chất khác nhau, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe đa dạng.

Thu hoạch và sơ chế

Dược liệu được thu hái quanh năm, trong đó mùa thu đông là thời điểm tốt nhất. Lá và thân, rễ cây được thu hái sau đó chế biến theo các hình thức khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng. Chẳng hạn:

  • Phần dây lá thu hái xong sẽ được rửa sạch, cắt ngắn rồi sao nóng hoặc phơi khô. Khi dùng sẽ lấy dược liệu tẩm vào rượu, sao lại hoặc ngâm vào trong nước vo gạo.
  • Phần củ khi đào có thể rửa sạch và ngâm qua đêm với nước sạch cho củ mềm. Sau đó thái củ thành nhiều lát mỏng, phơi khô. Trước khi sử dụng, ngâm dược liệu vào trong nước vo gạo.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu sao khi đã làm khô trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Thành phần hóa học

Dược liệu chứa các thành phần hóa học có thể kể đến như hợp chất phenolic, acid amin, saponin, protid, glucid, vitamin C, caroten,…

Tính vị và quy kinh

Cây chìa vôi có tính mát, vị chua, đắng nhẹ và hơi the.

Hiện nay chưa có nghiên cứu về tác dụng quy kinh của cây dược liệu.

Tác dụng dược lý của cây chìa vôi

Cây chìa vôi được ghi chép là dược liệu quý, mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Theo Đông y, nhờ tính mát, vị đắng, dược liệu giúp thông kinh lạc, giải nhiệt cho cơ thể, giúp giảm ứ nhiệt, lở ngứa, trừ độc trong trường hợp bị nhiễm trùng, rắn cắn, hoặc người bị viêm ngứa, viêm thận,…

Tác dụng dược lý của cây chìa vôi
Sử dụng cây chìa vôi làm thuốc chữa bệnh, trong đó đặc biệt là bệnh về xương khớp

Theo y học hiện đại, cây chìa vôi được nghiên cứu có chứa các thành phần hóa học kể trên. Chúng có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh, có thể kể đến công dụng như:

  • Giúp chữa trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, người già bị đau nhức thoái hóa xương khớp.
  • Tăng tuần hoàn máu, giúp làm tan máu bầm do chấn thương, va chạm.
  • Hỗ trợ điều trị ung nhọt, các bệnh lý về da, lở ngứa.
  • Điều trị rắn cắn, tình trạng nhiễm trùng, sỏi niệu quản,…

Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng được chỉ định dựa trên mức độ bệnh lý của mỗi người. Người dùng có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi khô. Cách sử dụng phổ biến nhất là sắc nước uống hoặc giã nát và đắp trực tiếp dược liệu lên vị trí cần điều trị. Liều lượng từ 6g – 20g cho dạng thuốc uống, dùng ngoài da không hạn chế liều lượng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chìa vôi

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây chìa vôi, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

– Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: Một nắm lá chìa vôi, 1 muỗng muối hạt.

Thực hiện:

  • Ngâm nước muối loãng cây chìa vôi, sau đó rửa lại cho sạch lớp phấn bên ngoài.
  • Để lá ráo nước rồi cho vào trong chảo, rang nóng với muối.
  • Đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch, bọc lại và chườm trực tiếp lên vị trí bị đau mỏi.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần giúp giảm triệu chứng khó chịu, nên cẩn thận khi chườm để tránh làm bỏng da.

– Bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: 40g dây chìa vôi, 20g mỗi vị gồm cây cỏ xước, cây tầm gửi, rau dền gai và lá lốt.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu ngâm rửa với nước muối cho thật sạch.
  • Sau đó cho vào ấm, sắc cùng với 1 lít nước trên lửa vừa.
  • Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống.
  • Uống thuốc sau khi ăn 30 phút, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng.

– Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 20g chìa vôi, 15g lá lốt.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu ngâm rửa với nước muối loãng cho sạch.
  • Sau đó đun với 1/2 lít nước trên lửa vừa, đến khi nước cạn còn một nửa lượng nước ban đầu.
  • Chia nước thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày, uống khi nước còn ấm.

– Bài thuốc chữa sưng, tụ máu bấm do chấn thương, bong gân

Chuẩn bị: Lá cây chìa vôi, lá thầu dầu tía lượng bằng nhau.

Thực hiện: 

  • Nguyên liệu ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Khi ráo nước mang nguyên liệu giã nát, trộn với một ít giấm và rượu.
  • Tiến hành sao nóng hỗn hợp, sau đó bó vào vị trí bị thương.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để giảm sưng đau, bong gân.

– Bài thuốc chữa bệnh phong thấp

Chuẩn bị: 20g chìa vôi, 15g cây lá lốt cả rễ, 15g dây đau xương.

Thực hiện: 

  • Nguyên liệu rửa sạch, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Sau đó cho nguyên liệu sao vàng, khử thổ.
  • Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang giúp cải thiện tình trạng phong thấp.

Ngoài ra bạn cũng có thể sắc 20g chìa voi, với 10g mỗi loại gồm bạch chỉ, quế chi, 15g cành dâu với 1 lít nước lấy nước uống mỗi ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chìa vôi
Sử dụng cây chìa vôi làm thuốc ở dạng tươi, ngâm rượu hoặc sắc nấu nước uống

– Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: 50g chìa vôi, 10g xuyên khung, 20g mỗi loại gồm đương quy, cẩu tích, 40g ngưu tất.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau đó cho vào lọ thủy tinh đổ 1 lít rượu trắng rồi đậy kín.
  • Ngâm rượu trong khoảng 1 tuần có thể lấy ra dùng.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 20ml.

– Bài thuốc chữa viêm da, lở loét

Chuẩn bị: 1 nắm lá cây chìa vôi, 20g thổ phục linh, 10g mỗi vị gồm bồ công anh, kim ngân hoa.

Thực hiện: 

  • Ngâm rửa dược liệu sạch sẽ, để ráo nước.
  • Lấy lá chìa vôi giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm, lở loét.
  • Các vị thuốc còn lại sắc nước uống như nước lọc, uống mỗi ngày.

– Bài thuốc chữa viêm nang lông

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 lòng trắng trứng gà.

Thực hiện:

  • Dược liệu rửa sạch, sau đó để ráo nước.
  • Mang dược liệu đi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng da cần điều trị, lưu ý nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi đắp.
  • Dùng băng gạc sạch cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 1 lần.

– Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh bị đau bụng

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 muỗng muối hạt.

Thực hiện:

  • Chìa vôi rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước.
  • Sau đó cho lên chảo sao nóng với muối hạt.
  • Dùng một miếng vải sạch, mỏng bọc hỗn hợp lại rồi chườm lên bụng.

– Bài thuốc chữa sỏi niệu quản

Chuẩn bị: 16g dây chìa vôi, 50g cỏ bợ, 30g mỗi loại kim tiền thảo, rễ dứa dại, cỏ hàn the, 20g ngải cứu.

Thực hiện: 

  • Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút, sau đó chia nước thành nhiều lần uống trong ngày.

Trường hợp bị đau có thể thêm vào một số dược liệu khác để bài thuốc hiệu quả hơn như chỉ xác, rễ cỏ xước, cỏ nhọ nồi. Liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Bài thuốc trị rắn cắn

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi.

Thực hiện: Rửa dược liệu sạch rồi nhai với một ít muối, nuốt từ từ phần nước, phần bã đắp lên vị trí bị thương, dùng băng cố định lại.

Lưu ý khi dùng cây chìa vôi chữa bệnh

Nhờ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà cây chìa vôi được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý, đặc biệt nhất là các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý:

  • Không sử dụng dược liệu cho đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu để đảm bảo an toàn sức khỏe. Không tự ý sử dụng hoặc kết hợp với các bài thuốc bừa bãi.
  • Trường hợp bệnh nặng cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần thiết sẽ kết hợp giữ can thiệp ngoại khoa và thuốc Đông y.
  • Tùy tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau. Người dùng nên kiên trì và không nên lạm dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Nếu khi sử dụng bài thuốc nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám để được khắc phục càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin về cây chìa vôi, bạn đọc có thể tham khảo. Dược liệu được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...