Cây Phèn Đen: Hình Ảnh, Tác Dụng, Các Bài Thuốc Trị Bệnh

Cây phèn đen là một trong những vị thuốc quý có sẵn trong tự nhiên với nhiều công dụng chữa bệnh như gai cột sống, suy thận, mụn nhọt, giảm sưng, thanh nhiệt giải độc… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây. 

Cây phèn đen
Cây phèn đen là một trong những vị thuốc quý có sẵn trong tự nhiên với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau

Tổng quan về cây phèn đen

  • Tên thường gọi: cây phèn đen
  • Tên gọi khác: Cây mực, Tạo phan diệp, Nỗ,..
  • Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.
  • Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Trong tự nhiên, cây phèn đen thường mọc tập trung ở ven rừng, bờ bụi… với một số đặc điểm, hình dạng nhận biết như sau:

  • Cây phèn đen là loại thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình khoảng 2 – 4m.
  • Nhánh của cây thường phân so le nhau.
  • Lá phèn đen nhỏ, mỏng, chiều dài 1.5 – 3cm, rộng 6 – 12cm. Phần trên của lá có màu xanh thẫm, còn phần dưới nhạt màu hơn. Lá có hình trái xoan hoặc hình tam giác hẹp tùy theo mùa.
  • Hoa thường mọc ra từ kẽ lá, mọc xếp chùm hoặc riêng lẻ, màu trắng nhỏ, trên cánh hoa có các sọc vàng.
  • Quả phèn đen hình tròn, hơi dẹp, có màu trắng khi còn non, sau đó chuyển dần sang màu đỏ hồng và màu tím đen khi chín. Mùa hoa và quả của cây phèn đen thường diễn ra từ tháng 8 – 10 hàng năm.

Một số hình ảnh cây phèn đen trong tự nhiên

Cây phèn đen
Cây phèn đen là loại cây thân nhỡ, lá nhỏ và mọc so le nhau
Cây phèn đen
Quả phèn đen còn non có màu trắng xanh hoặc màu hồng
Cây phèn đen
Hoa phèn đen mọc ra từ kẽ lá, màu trắng nhỏ

2. Phân bố và phân loại

Cây phèn đen là loài cây nhiệt đới, ưa sáng và dễ dàng thích nghi phát triển ở hầu hết mọi điều kiện thời tiết. Tại Việt Nam, cây thường phát triển ở các bụi rậm, bờ ruộng, dọc đường đi… Phần lớn tập trung ở các tỉnh miền Nam như Long An, Đồng Nai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau…

Trong tự nhiên có hai loại phèn đen khác nhau gồm cây phèn đen và cây phèn trắng. Tuy nhiên, loại được tìm thấy phổ biến trong tự nhiên là cây phèn đen, còn phèn trắng rất hiếm. Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây phèn đen lại là loại chứa nhiều hoạt chất và dược tính trị bệnh hơn.

Lưu ý cần phân biệt rõ tên gọi cây mực là tên gọi khác của cây phèn đen, chứ không phải cây cỏ mực (cây nhọ nồi). Tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Rễ, lá và vỏ của cây phèn đen là những bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm dược liệu trị bệnh.
  • Thu hái: Mỗi bộ phận của cây sẽ được thu hái vào những thời điểm khác nhau như rễ thu hoạch vào mùa thu, lá thu hoạch vào mùa xuân, còn vỏ cây có thể thu hái quanh năm.
  • Sơ chế:
    • Rễ phèn đen sau khi thu hoạch đem rửa sạch để loại bỏ bớt cát đất, cắt thành từng lát mỏng rồi đem sấy khô.
    • Lá phèn đen sau khi rửa sạch, đem phơi trong bóng râm hoặc những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp đều được.
    • Thân phèn đen thu về đem bóc bỏ phần vỏ, mang đi phơi khô hoặc mang đi sao vàng hạ thổ sử dụng dần.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô thoáng, sạch sẽ để tránh mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học của cây phèn đen.

Công dụng dược liệu cây phèn đen

Theo các tài liệu y học cổ truyền, đây là loại dược liệu quý được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Loại dược liệu này có vị đắng chát, tính lạnh, phần rễ có tác dụng thu liễm, chỉ tả và tiêu viêm, vỏ cây giúp tăng khả năng chuyển hóa và phần lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu… hiệu quả.

Nhờ các tác dụng dược lý này mà cây phèn đen có khả năng chủ trị một số tình trạng bệnh ký như:

  • Lá cây có tác dụng ứ huyết do chấn thương, huyết nhiệt gây đinh nhọt, phù thũng, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt cao, sát trùng, lở loét…;
  • Rễ cây chủ trị viêm gan, viêm thận, viêm ruột, ruột kết hạch, lỵ, cam tích; vỏ thân cây có khả năng trị chứng khó tiểu, đậu lên mủ, bệnh trĩ, đau răng, chảy máu răng…
  • Đặc biệt, cây còn giúp chữa trị hiệu quả một số bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm xương khớp, chứng phong thấp, tê bì tay chân, đau thần kinh tọa,
  • Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng cây phèn đen để giúp thanh nhiệt, giải độc, nổi mề đay, rôm sảy, điều hòa nội tiết tố, trị rắn độc cắn… Ở Ấn Độ sử dụng dược liệu này để chữa chứng ỉa chảy và đau răng ở trẻ nhỏ.
Cây phèn đen
Cây phèn đen là vị thuốc chủ trị bệnh gai cột sống, suy thận, mụn nhọt, giảm sưng, thanh nhiệt giải độc…

Loại dược liệu này chưa được nghiên cứu sâu khía cạnh y học hiện đại.

Liều dùng – Cách dùng: Tùy theo mức độ bệnh, độ tuổi và mục đích sử dụng mà liều lượng sử dụng và cách dùng của từng bài thuốc sẽ khác nhau.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây phèn đen

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây phèn đen và hưỡng dẫn chi tiết cách thực hiện người bệnh cần nắm rõ:

1. Bài thuốc chữa trị gai cột sống

Cách thực hiện

Cách 1: 

  • Chuẩn bị 30g phèn đen khô, 30g lá lốt, 20g lá bưởi bung, 20g cây cỏ xước và 10g rễ gấc.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu để loại bỏ bụi bẩn, rồi đem đi sao vàng.
  • Sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước trong vòng 2 tiếng để các dược chất tiết ra hoàn toàn.
  • Tắt bếp khi thấy nước thuốc đã cô đặc lại, rót ra chén chia làm 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
  • Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để giúp thuốc dễ dàng hấp thụ cũng như tránh bị say.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 50g cây phèn đen và 30g cây cơm nguội, rửa sạch và cắt thành từng khúc 2 – 3cm mang đi phơi khô.
  • Cho vào ấm sắc cùng 3 chén nước lớn, sắc đến khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 2/3 so với ban đầu thì tắt bếp.
  • Rót nước ra chén chia làm 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa, chiều trong ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây phèn đen

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá phèn đen, 1 nắm lá cây trắc bách diệp và 5 – 6 lá huyết dụ.
  • Rửa sạch rồi cắt nhỏ các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đậy kín nắp và đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Lọc nước thuốc bỏ bã rồi chia làm 2 phần, trong đó 1 phần 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày, phần còn lại 100ml dùng để pha thêm nước ngâm rửa hậu môn.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này từ 5 – 10 ngày, sau đó tùy theo tiến triển của bệnh mà thực hiện nhiều liệu trình tương tự để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cây phèn đen

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 25g rễ cây phèn đen và 25g vỏ lựu thái sợi.
  • Sơ chế sạch các dược liệu rồi đem đi sao vàng, cho vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ.
  • Sắc xong lấy nước thuốc uống 2 lần trong ngày, chú ý uống hết không được để thuốc qua đêm.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng 3 – 7 ngày sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh kiết lỵ.

5. Bài thuốc chữa sâu răng bằng cây phèn đen

Cách thực hiện

  • Dùng lá cây phèn đen, lá xuyên tiêu và long não nấu sôi lên. Phần nước thu được ngậm trong miệng để cầm máu khi bị chảy máu nướu răng.
  • Nấu nước lá phèn đen súc miệng hoặc nấu thành cao để chấm vào ổ răng sâu, đợi vài phút rồi nhổ ra. Thực hiện trong thời gian dài giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

6. Bài thuốc bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm hỗn hợp lá, thân, rễ cây phèn đen phơi khô cho vào ấm sắc cùng 350ml nước.
  • Đậy kín nắp và đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén, cho vào 1/2 thìa muối, khuấy cho tan đều rồi chia làm 2 phần. Cho trẻ uống 1 phần, phần còn lại dùng tăm bông chấm lên các vết thủy đậu.

7. Bài thuốc chữa bệnh thận hư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị cây phèn đen, cây quýt gai, cây muối và cây nổ mỗi loại 20g.
  • Rửa sạch các dược liệu rồi cho vào nồi đất sắc cùng 1.5 lít nước. Đun sôi lên cho đến khi cạn xuống còn khoảng 2 chén thì ngưng sắc.
  • Uống nước thuốc này 2 lần/ ngày. Đối với trường hợp thận hư do sỏi thận có thể kết hợp sắc phèn đen với cây râu mèo và kim tiền thảo để tăng hiệu quả.

8. Bài thuốc giúp trị mụn nhọt, thanh lọc giải nhiệt

Cách thực hiện

  • Cách 1: Nấu nước phèn đen uống hằng ngày như uống trà để giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể…
  • Cách 2: Dùng một nắm lá phèn đen tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bị nổi mụn nhọt để làm giảm sưng viêm, nhanh lành vết thương.

9. Bài thuốc trị vết thương hở

Cách thực hiện: Vệ sinh kỹ vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó rắc bột phèn đen lên để trong vài ngày sẽ giúp vết thương mau chóng phục hồi. Bởi bột phèn đen có công dụng giúp kéo da non bị tổn thương, cầm máu, tái tạo và làm lành các vết thương hở.

10. Bài thuốc chữa chứng đại tiện ra phân lỏng do nhiệt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị phần ngọn của cây phèn đen và đậu đen sao vàng mỗi loại 40g.
  • Cho dược liệu vào ấm, sắc cùng 800ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml thì ngưng sắc.
  • Chia nước thuốc thu được làm 3 phần, uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

11. Bài thuốc chữa chứng kiết lỵ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm rễ cây phèn đen, dây mơ lông, cỏ tranh và cỏ seo gà mỗi loại 20g cùng 2 lát gừng tươi.
  • Cho các dược liệu vào ấm sắc với nước lấy nước thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

12. Bài thuốc trị nổi nhọt độc thể nhẹ

Cách thực hiện: Dùng lá bèo ván và lá phèn đen rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng nhọt bị đau nhức. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây phèn đen để chữa bệnh?

Để sử dụng vị thuốc hiệu quả, phát huy tối đa công dụng chữa bệnh như mong muốn và không gây tác dụng phụ người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Cây phèn đen
Trong cây phèn đen có chứa một lượng độc tố nhỏ, người bệnh không lạm dụng quá mức cho phép để tránh gây ngộ độc
  • Hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa dược liệu, chỉ dùng dược liệu chất lượng, không mối mọt, ẩm mốc hay có mùi lạ. Tránh nhầm lẫn giữa cây phèn đen với cây phèn trắng hoặc cây phèn đen bonsai để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong cây có chứa lượng nhỏ độc tố, ở liều lượng bình thường khoảng 20 – 40g/ ngày sẽ không gây hại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức trong thời gian dài gây tích tụ độc tố trong cơ thể sẽ gây ngộ độc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Chống chỉ định sử dụng dược liệu phèn đen cho người có cơ địa dị ứng với thành phần trong thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Hiệu quả của các bài thuốc chữa bệnh từ phèn đen chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ. Tùy theo cơ địa và mức độ bệnh của từng người mà bài thuốc đạt hiệu quả cao hay thấp.

Thông tin về dược liệu cây phèn đen trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thắc mắc về dược liệu cũng như cách sử dụng, người bệnh nên tham vấn ý kiến của chuyên gia để áp dụng hiệu quả, an toàn.

Có thể tham khảo thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...