Hà Thủ Ô: Đặc Điểm, Phân Loại, Cách Dùng Cải Thiện Sức Khỏe

Hà thủ ô được biết đến với công dụng nổi trội là giúp làm tóc đen chắc khỏe. Bên cạnh đó, từ xa xưa ông bà ta còn sử dụng loại dược liệu này làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng hà thủ ô qua bài viết sau đây.

Mô tả dược liệu hà thủ ô

Hà thủ ô là loại thực vật thuộc họ rau răm (Polygonaceae), có tên khoa học là Polygonum Multiflorum Thunb. Ngoài ra, người ta còn gọi loại cây này là dạ giao đằng, cây khua lình, mần đăng tua lình, cây má ỏn, xạ ú sí, măn năng ón,…

Mô tả hà thủ ô
Dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, dễ tìm, dễ sử dụng

Đặc điểm thực vật

Hà thủ ô có loại trắng và đỏ, trong đó, hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh, không dùng loại màu trắng. Do đó, bạn nên thận trọng để tránh nhầm lẫn hai loại thực vật này. Đặc điểm của hà thủ ô đỏ như sau:

  • Cây thân leo sống lâu năm, chúng sinh trưởng theo dạng thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và rễ củ phình to.
  • Lá cây dược liệu có phần cuống dài, thường mọc so le. Phiến lá hình trái tim với phần đầu nhọn, phần mép ngoài lượn sóng hoặc không. Chiều dài trung bình mỗi lá từ 5cm – 7cm, rộng từ 3cm – 5cm.
  • Hoa hà thủ ô đỏ thường mọc thành chùm nhiều nhánh. Kích thước hoa nhỏ với đường kính khoảng 2mm, chúng thường mọc ra từ những kẻ lá mỏng, ngắn.
  • Cây hà thủ ô ra quả có bề ngoài nhẵn bóng, chia thành 3 góc, không tự mở.

Phân loại hà thủ ô

Như đã đề cập, hà thủ ô được chia thành 2 loại chính là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Trong đó loại được sử dụng làm thuốc chữa bệnh là hà thủ ô đỏ. Cùng phân biệt hai loại thực vật này thông qua các đặc điểm sau:

  • Hà thủ ô đỏ:

Rễ cây phình to như củ khoai lang, bên ngoài vỏ có màu nâu đỏ nhiều chỗ lồi lõm, củ cứng và chắc, khó bẻ. Khi cắt ngang rễ củ thấy vỏ có màu nâu sậm, bên trong có màu hồng. Củ dược liệu đỏ chứa nhiều bột, phần lõi cứng, nếm có vị đắng chát, không có mùi.

Mô tả hà thủ ô
Phân loại hai loại hà thủ ô có trong tự nhiên
  • Hà thủ ô trắng:

Người ta còn hay gọi loại này là nam hà thủ ô. Cây mọc theo dạng dây leo với phần thân có màu nâu đỏ, được phủ một lớp lông mịn bên ngoài. Cây hà thủ ô trắng có vị đắng chát, mùi thơm nhẹ. Toàn thân cây có nhựa trắng như sữa, chúng không có tác dụng đối với sức khỏe.

Phân bố

Hà thủ ô mọc hoang ở nhiều nơi, có thể tìm thấy chúng tại các tỉnh miền núi nước ta. Chẳng hạn như tỉnh Nghệ An, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu,… Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác cũng bắt gặp loại cây này như một số nơi tại Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định,…

Bộ phận dùng

Sử dụng rễ củ của cây làm thuốc chữa bệnh.

Thu hoạch dược liệu

Thu hoạch vào mùa thu, thời gian này lá cây úa vàng thích hợp để thu hái rễ củ.

Chế biến và bảo quản

Sau khi thu hoạch, phần rễ được rửa sạch sau đó cắt bỏ hai đầu. Củ to cắt thành miếng sau đó phơi hoặc sấy khô. Củ mang lại chất lượng tốt nhất là loại đã chín được phơi khô.

Bào chế bằng cách rửa sạch củ hà thủ ô, ngâm với nước vo gạo trong 24 tiếng đồng hồ rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đến cho nước đậu đen vào ngâm ngập dược liệu theo tỷ lệ 1kg hà thủ ô dùng 100g đậu đen và 2 lít nước.

Dược liệu sau khi hái được bào chế bảo quản dùng dần
Dược liệu sau khi hái được bào chế bảo quản dùng dần

Nấu hỗn hợp cho đến khi nhừ, đảo đều tay thường xuyên cho đến khi thấy dược liệu chín đều. Lọc bỏ phần nước, bỏ lõi có trong củ hà thủ ô. Dùng dao cắt nhỏ dược liệu hoặc cạo mỏng, sau đó tiến hành phơi khô bảo quản dùng dần. Để dược liệu nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và mối mọt, ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho thấy cây hà thủ ô đỏ chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến như anthraglycosid, protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, lecithin, rhaponticin, cùng với nhiều thành phần khác.

Vị thuốc hà thủ ô

Tính vị

Dược liệu có tính hơi ấm, vị ngọt, đắng.

Quy kinh

Quy vào kinh Can, Thận.

Tác dụng dược lý của hà thủ ô

Theo ghi chép của Y học cổ truyền, dược liệu này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến các tác dụng nổi trội như giúp bổ huyết, cải thiện xương cốt, giúp bồi bổ can thận, nhuận tràng, điều hòa khí huyết. Do đó, người ta thường dùng dược liệu cho các mục đích:

  • Giúp râu tóc đen, chắc khỏe: Tóc, râu có liên quan đến tinh sinh huyết, thận tàng chứa tinh và tạng thận. Chính vì thế, nếu dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận tốt sẽ giúp cho tóc và râu đen khỏe hơn.
  • Cải thiện chức năng sinh sản: Theo ghi chép trong sách Bản thảo cương mục hà thủ ô có công dụng cải thiện chất lượng sinh lý cho nam và nữ giới, giúp hỗ trợ chữa vô sinh hiếm muộn, tốt cho đường con cái. Do dược tính giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh và giúp tăng khả năng thụ thai.
  • Kéo dài tuổi thọ: Thận tinh được cải thiện nhờ vào các dưỡng chất có trong dược liệu, nhờ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho nhiều người.

Theo Y học hiện đại, qua một vài nghiên cứu cho thấy các hoạt chất có trong dược liệu này có tác dụng:

  • Ổn định nồng độ cholesterol: Lecithin có trong dược liệu giúp kiểm soát cholesterol trong máu, đồng thời giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch.
  • Ổn định nhịp tim: Các hoạt chất có trong dược liệu giúp người bệnh ổn định nhịp tim, đồng thời giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng thiếu máu cơ tim.
  • Nhuận tràng: Theo nghiên cứu cho thấy chất oxymethylanthraquinone có trong rễ hà thủ ô có tác dụng kích thích hoạt động của nhu động ruột, từ đó giúp nhuận tràng.
  • Chống lão hóa sớm: Một nghiên cứu trên chuột nhắt già cho thấy các hoạt chất có trong dược liệu giúp giữ tuyến ức của chuột không bị teo. Từ đó người ta nhận định loại dược liệu có tác dụng chống lão hóa, tuy nhiên tác dụng này cần được nghiên cứu thêm.
  • Kháng virus, kháng khuẩn: Các hoạt chất có trong dược liệu giúp ức chế hoạt động của trực khuẩn lao, khuẩn lỵ và các loại virus gây bệnh cảm cúm,…

Cách dùng và liều lượng

Sử dụng hà thủ ô theo dạng uống bằng cách sắc thuốc, ngâm rượu hoặc dùng thuốc bột. Mỗi ngày sử dụng từ 12g – 20g, tùy theo từng trường hợp bệnh lý cụ thể.

Vị thuốc hà thủ ô
Sử dụng với liều lượng phù hợp

Độc tính và tác dụng phụ

Sử dụng hà thủ ô giúp điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy,…

Do đó, khi dùng người bệnh nên lưu ý đến liều lượng dược liệu, chỉ sử dụng vừa đủ, không nên lạm dụng. Ngoài ra, không nên sử dụng kéo dài, gây quá liều và phát sinh các phản ứng không mong muốn khác. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thông báo để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục sớm.

Các bài thuốc chữa bệnh từ hà thủ ô

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hà thủ ô đỏ, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa bệnh ho hà

  • Chuẩn bị: 6g – 12g dạ giao đằng đỏ, 1,5g – 3g cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc dược liệu cùng với 300ml nước đến khi cô đặc lại, chia thành 4 – 6 lần uống hết trong ngày. Nếu người bệnh bị tiêu chảy sau khi uống thuốc, có thể thêm vào kha tử, giới tử xác để giảm tiêu chảy, giúp chữa bệnh ho gà.

Bài thuốc chữa rụng tóc, tóc bạc sớm, huyết hư, táo bón

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm dạ giao đằng, huyền sâm, địa hoàng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 600ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml. Chia nước thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày, uống đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc chữa bạc tóc

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm hà thủ ô chế, sao tùng thục địa, hoàng kỳ, 15g tần quy, rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào bình ngâm với rượu trắng trong khoảng 15 ngày. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml.

Bài thuốc chữa tổn thương thần kinh

  • Chuẩn bị: 30g hà thủ ô đỏ.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc cô đặc, chia thành 2 lần uống sáng và chiều, dùng mỗi ngày 1 thang liên tục.

Bài thuốc chữa cao huyết áp, tinh trùng yếu, xơ cứng mạch máu ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: 20g hà thủ ô đỏ, 16g mỗi vị gồm thiên tinh, tầm gửi cây dâu, cỏ xước.
  • Thực hiện: Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc bổi bổ khí huyết, mạnh gân cốt

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ với liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Ngâm dược liệu trong nước vo gạo 3 đêm, sau đó mang dược liệu cho vào chảo sao khô, tán nhuyễn. Trộn vào bột dược liệu một ít mật ong, tiến hành vo thành viên hoàn với kích thước nhỏ bằng hạt đậu xanh. Sử dụng mỗi ngày 50 viên, uống cùng với một ly rượu nho khi bụng đói.

Bài thuốc chữa tân dịch khô, lợi tiểu, chữa huyết hư

  • Chuẩn bị: 30g – 60g dạ giao đằng đỏ còn tươi.
  • Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh sốt rét

  • Chuẩn bị: 18g hà thủ ô, 1,5g cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc thuốc trên lửa nhỏ trong 2 tiếng, gạn nước thuốc chia thành 3 lần uống sáng, trưa, tối. Đây là liều dùng cho người lớn, trường hợp trẻ em bị sốt rét cần gia giảm liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu gắt

  • Chuẩn bị: Một nắm là hà thủ ô, nắm lá huyết dụ.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sắc lấy nước thuốc cô đặc, sau đó cho thêm một ít mật ong. Chia hỗn hợp thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc bồi bổ máu huyết, điều kinh cho phụ nữ

  • Chuẩn bị: Rễ và lá dạ giao đằng đỏ, 1/2 kg đậu đen.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào cối giã nát, sau đó đổ nước vào nồi ninh cho nhừ. Tiến hành chắt lấy nước cốt rồi cho vào nồi nấu trên lửa nhỏ đến khi nước cô đặc thành cao lỏng. Đổ thêm nửa lít mật ong nguyên chất vào, nấu tiếp cho hỗn hợp sôi trở lại rồi tắt bếp. Khi cao nguội cho vào hũ, đậy kín bảo quản sử dụng nhiều lần. Mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê pha với nước ấm uống hoặc có thể dùng trực tiếp.

    Các bài thuốc chữa bệnh từ hà thủ ô
    Các bài thuốc chữa bệnh sử dụng hà thủ ô đỏ

Bài thuốc chữa táo bón, khó đi đại tiện

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô.
  • Thực hiện: Phơi khô tán thành bột rồi vo thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 25g – 35g, dùng mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa cao huyết áp, váng đầu, tê tứ chi, thiếu máu

  • Chuẩn bị: Sử dụng các dược liệu gồm hà thủ ô, huyền sâm, nguyên sinh địa, cỏ nhọ nồi, bạch thược, sa uyển tật lê, tang ký sinh, trư cao mẫu, ngưu tất.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng kiên trì mỗi ngày một thang.

Bài thuốc chữa lang ben, bạch biến, trúng phong độc

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô đỏ, vạn kim tủ, chích thảo, kinh giới, đồng vân, uy linh tiên, mỗi vị dùng liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Nguyên liệu phơi hoặc sấy khô, sau đó tán thành bột, trộn đều. Mỗi lần dùng khoảng 4g pha với nước ấm hoặc rượu ấm uống sau khi ăn.

Bài thuốc ổn định cholesterol máu

  • Chuẩn bị: 900g hà thủ ô đỏ tươi.
  • Thực hiện: Thái mỏng dược liệu sao đó rang cho giòn, tán bột. Mỗi lần sử dụng khoảng 15g bột dược liệu pha với nước sôi, nước còn âm ấm uống trực tiếp.

Bài thuốc chữa mất ngủ, giúp an thần, bổ máu huyết

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm hà thủ ô, bạch thược, quy bản, bắc sa sâm.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc chữa nóng trong, thấp nhiệt, lở loét ngoài da

  • Chuẩn bị: Sử dụng hà thủ ô đỏ, kết hợp với các vị như cam thảo, bạch dương tiên, cây cù đèn, nhẫn đông hoa, kinh giới, mộc thông, hạn liên tử, đồng vân, đăng tâm, thương truật, mỗi vị liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Sắc nấu nước uống mỗi ngày một thang. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dược liệu khô tán thành bột, sau đó vo thành viên hoàn. Dùng mỗi lần 10g uống cùng với rượu nhạt.

Bài thuốc mạnh gân cốt, giúp tóc đen mượt, trị xơ cứng động mạch

  • Chuẩn bị: 250g mỗi vị gồm ngưu tất, tang diệp, trinh nữ tử và đỗ trọng, kết hợp với 500g mỗi vị gồm hạn liên cao, tang thầm cao, hắc chi ma cao, hy thiêm thảo, thỏ ty tử, kim anh tử cao, cùng với 2,25kg hà thủ ô đỏ.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột, sau đó trộn với mật ong nguyên chất lượng vừa đủ để vo thành viên hoàn, mỗi viên khoảng 10g. Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên hoàn.

Bài thuốc chữa ngủ hay mơ, người buồn bực, mất ngủ

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm hà thủ ô, đan sâm, 60g trân châu mẫu.
  • Thực hiện: Sắc uống liên tục mỗi ngày 1 thang đến khi hết bệnh.

Bài thuốc chữa sốt rét, sốt li bì kéo dài

  • Chuẩn bị: 16g hà thủ ô, 12g mỗi vị gồm trần bì gừng tươi, đảng sâm, đương quy.
  • Thực hiện: Nguyên liệu nướng thơm rồi cho vào nồi sắc nước uống.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng 60g hà thủ ô, 20g đỗ đen, 12g trúc diệp sài hồ. Sắc thuốc rồi phơi sương, sáng hôm sau đun nóng lại rồi uống chữa bệnh.

Bài thuốc chữa di tinh, thận yếu, đau lưng, khí hư

  • Chuẩn bị: 20g hà thủ ô, 12g mỗi vị gồm ngưu tát, phá cố chỉ, kỷ tử, đương quy, thỏ ty tử, câu kỷ tử, bạch linh.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột, trộn với mật ong nguyên chất, vo thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 12g, uống với nước muối ấm pha loãng.

Lưu ý khi dùng dược liệu

Dùng dược liệu làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc gợi ý bên trên. Tuy nhiên tốt hơn hết, trước khi dùng bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ y học cổ truyền hướng dẫn cách dùng phù hợp.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô
Dùng với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng có thể phát sinh các phản ứng phụ

Một số vấn đề khi dùng dược liệu chữa bệnh bạn đọc cần lưu ý như sau:

  • Không dùng dược liệu cùng với các loại gia vị hành, ớt, tiêu, tỏi, củ cải.
  • Không dùng dược liệu cho đối tượng bị huyết áp thấp, hạ đường huyết, thể đàm thấp, đại tiện phân lỏng, bị tỳ hư.
  • Dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho gan, thận, giúp bổ não và điều hòa khí huyết trong cơ thể. Do đó bạn không lo sử dụng dược liệu bị nóng trong người.
  • Có thể sử dụng dược liệu trong điều trị mụn, dùng kết hợp với mật ong. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng nên kiêng các thực phẩm cay nóng.
  • Đối với người có thể đàm thấp, tỳ hư, đại tiện phân lỏng thường xuyên nếu tự ý sử dụng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dược liệu có tác dụng làm giảm rụng tóc và ngăn ngừa tóc bạc sớm. Về công dụng kích thích mọc tóc mới, dược liệu không có hiệu quả như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
  • Không dùng dược liệu cho trẻ em, bởi hàm lượng dược chất có thể gây kích ứng cho cơ thể bé.
  • Nếu trong quá trình sử dụng, bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.

Hy vọng thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về hà thủ ô. Dược liệu mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, tuy nhiên khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến trước khi dùng để đảm bảo an toàn, hạn chế các phản ứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...