Bệnh Gai Đôi Cột Sống Bẩm Sinh Có Chữa Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Đây là bệnh lý khá hiếm gặp, được hình thành ngay từ giai đoạn còn là bào thai. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng lại có nguy cơ biến chứng phức tạp. Vậy bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa được không và điều trị bằng cách nào? 

Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh gì?

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng bệnh lý xương khớp phổ biến hay còn được gọi là tật nứt đốt sống. Bệnh xảy ra khi các gai xương bị hở hoặc do quá trình phân bào gặp vấn đề trục trặc, các ống thần kinh xương sống không được đóng kín hoàn toàn. Thông thường, bị gai đôi cột sống bẩm sinh xảy ra khi cột sống của trẻ bị tách thành 2 phần tại vị trí đốt sống S1 và vùng bản lề thắt lưng L5.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh là gì và có chữa được không?

Căn bệnh bẩm sinh này là một dạng dị tật xảy ra ngay từ khi trẻ còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Theo thống kê, trung bình khoảng 1000 trẻ chào đời thì có 1 – 2 trẻ mắc phải căn bệnh gai đôi cột sống này. Dị tật này có thể xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau như: thoát vị màng não (Myelomeningocele), gai cột sống có nang (Minegocele), gai đôi cột sống ẩn (Spina Bifida Occulta).

Các chuyên gia y tế cho biết chứng bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh xảy ra các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ mà cụ thể là thông qua chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, thiếu hụt trầm trọng axit folic hoặc môi trường sống không lành mạnh, ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Gai đôi cột sống là căn bệnh khá hiếm gặp trong hầu hết các bệnh về cột sống. Bệnh sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Những đứa trẻ chào đời với dị tật gai đôi cột sống bẩm sinh thường sẽ gặp khó khăn trong việc bú, nuốt và thở, gây tổn thương đến não bộ, dễ bị đau dây thần kinh khiến trẻ bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng vận động và mất kiểm soát trong việc tiểu, đại tiện.

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Tùy vào mức độ gai đôi cột sống nặng hay nhẹ mà các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh sẽ khác nhau. Thông thường, các triệu chứng đặc trưng ở trẻ bị gai đôi cột sống thường có là:

  • Yếu cơ, hạn chế khả năng vận động hoặc tê liệt ở chân kèm theo cứng khớp.
  • Cơn đau nhanh chóng lan rộng đến các cơ quan khác như thắt lưng, xuống hông và các chi.
  • Bị tê bì, mất cảm giác do các gai xương có kích thước lớn chèn ép lên dây thần kinh, giảm độ linh hoạt của các chi.
  • Bị rối loạn đại tiện và tiểu tiện khi trẻ bị gai đôi cột sống do ống tủy bị thu hẹp lạ.
  • Nhiều trường hợp trẻ còn gặp phải triệu chứng khó thở, co giật, khó nuốt và thừa cân béo phì. Tùy vào vị trí và cơ quan bị ảnh hưởng mà các triệu chứng có xuất hiện hay không.
  • Đường cong sinh lý bình thường bị thay đổi, thường là do vẹo cột sống, xương bàn chân biến đổi bất thường hoặc hai bên hông bị mất hình dáng cân đối.
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Bị·gai đôi cột sống khiến trẻ đau nhức, tổn thương cột sống, yếu cơ, rối loạn đại tiểu tiện…

Khi phát hiện những triệu chứng này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời, đây cũng là cách để ngăn chặn tiến triển bệnh nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Theo các chuyên gia, cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh. Theo phán đoán thì tình trạng này xảy ra là do sự kết hợp giữa nhiều yếu tố tác nhân như dinh dưỡng và môi trường sống. Điển hình như một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Thiếu hụt axit folic: Đây là khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn trước khi mang thai 1 tháng và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, thiếu hụt hoạt chất này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trong đó có tật gai đôi cột sống bẩm sinh.
  • Một số khoáng chất khác: Ngoài axit folic thì việc thiếu hụt một số dưỡng chất khác như sắt, magie, protein thực vật và niacin cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh gây gai đôi cột sống bẩm sinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Không phải tự nhiên mà các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ. Đặc biệt một số loại thuốc như valproate điều trị các bệnh về tâm thần sẽ có nguy cơ rất cao khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, điển hình là gai đôi cột sống.
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Mẹ bầu ăn uống thiếu chất, đặc biệt thiếu axit folic và tự ý dùng thuốc trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi
  • Do di truyền: Trẻ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này nếu có anh chị em ruột cũng đã mắc bệnh.
  • Tiểu đường thai kỳ: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không điều trị sớm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh con bị gai đôi cột sống hơn so với những mẹ bầu không mắc bệnh.
  • Thừa cân, béo phì: Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thừa cân quá mức, có chỉ số BMI từ 30 trở lên thường có nguy cơ sinh con bị gai đôi cột sống cao hơn bình thường.
  • Sốt cao: Sốt cao khiến cơ thể bị tăng nhiệt độ đột ngột và hậu quả sau đó là làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi.

Biến chứng của gai đôi cột sống bẩm sinh

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạn chế vận động, bại liệt: Tình trạng gai đôi cột sống gây ra yếu cơ do các sợi dây thần kinh tại các chi không còn hoạt động chính xác nữa. Vì vậy, khả năng vận động của một đứa trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh sau khi chào đời có bình thường hay không phụ thuộc vào vị trí dị tật, kích thước và các biện pháp chăm sóc trước và sau sinh có hiệu quả hay không.
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là biến chứng kèm theo của chứng bệnh này, do cột sống của trẻ bị cong vẹo hoặc các vấn đề khác khiến chúng bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến thoái hóa. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này còn gây ra nhiều bệnh lý khác như đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang: Suy tủy do ảnh hưởng của tình trạng gai đôi cột sống khiến chức năng bàng quang và ruột của trẻ bị rối loạn dẫn đến mất kiểm soát.
  • Não úng thủy: Đây là tình trạng trong não của trẻ tích tụ một lượng lớn chất lỏng hay còn được gọi là tràn dịch màng não. Tình trạng này có thể kéo biến chứng viêm màng não do nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Shunt trục trặc: Các shunt trong não của trẻ có vai trò rất quan trọng, nếu gặp vấn đề sẽ gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, khó chịu, chán ăn, đau đầu… Đây chính là những dấu hiệu cơ bản cho biết các shunt đã nhiễm bệnh hoặc dừng hoạt động.
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
  • Gây mất cảm thụ ngoài da: Những trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh sẽ rất khó cảm nhận được những tổn thương ngoài da như đau rát, sưng viêm, phồng rộp… Tình trạng khiến vết thương nhiễm trùng nặng không được điều trị chăm sóc rất dễ dẫn đến hoại tử khó điều trị.
  • Gây dị ứng với nhựa mủ: Trẻ bị dị tật đốt sống dễ gây dị ứng với các vật làm từ nhựa mủ, cao su hay latex tự nhiên với các triệu chứng đặc trưng như ngứa ngáy, phát ban, hay chảy nước mắt, nước mũi. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ sốc phản vệ và đe dọa đến mạng sống của trẻ.
  • Một số biến chứng khác: Bị gai đôi cột sống bẩm sinh còn khiến trẻ dễ mắc phải một số biến chứng khác như dễ rơi vào trầm cảm, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ… làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng tập trung cho học tập, công việc…

Biện pháp chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh được thực hiện trong thai kỳ hoặc sau khi trẻ chào đời. Một số biện pháp chẩn đoán phổ biến như:

1. Chẩn đoán gai đôi cột sống cho thai nhi: Một số xét nghiệm sau đây thường được chỉ định thực hiện trong một số thời điểm nhất định của thai kỳ nhằm kiểm tra các dấu hiệu dị tật bẩm sinh, trong đó có cả dị tật gai đôi cột sống:

  • Xét nghiệm AFP (alpha – fetoprotein): AFP là một loại protein do chính bào thai sản xuất ra. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra nồng 9ồ trong máu của người mẹ. Nếu kết quả chỉ số này cao thì nguy cơ thai nhi mắc dị tật cột sống khá cao. Đây cũng là một trong những xét nghiệm nằm trong phần Triple test để tầm soát dị tật cùng nhiều vấn đề khác.
  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm thu được giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển về các bộ phận trên cơ thể qua từng giai đoạn của thai kỳ. Lúc này, bác sĩ có thể nhìn thấy thai nhi có bị gai đôi cột sống hay không nhờ vào dấu hiệu khả nghi như có túi nhô ra, lồi lõm ở một phần nào đó.
  • Chọc nước ối: Để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dùng một cây kim chuyên dụng chọc vào bụng của mẹ để lấy một lượng nhỏ chất lỏng từ túi ối của thai nhi và tiến hành phân tích để xem các chỉ số có gì bất thường hay trẻ có đang mắc các dị tật nào không.
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ dễ dàng kết luận trẻ có đang gặp bất thường nào về cột sống hay không

2. Chẩn đoán gai đôi cột sống cho trẻ sơ sinh: Khi đứa trẻ đã ra đời, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm như chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI… nếu nghi ngờ trẻ đang gặp một số vấn đề về xương khớp hay dị tật xương.

Bị gai đôi cột sống bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Ngày nay, dù nền y học hiện đại rất phát triển nhưng vẫn chưa tìm ra một biện pháp đặc trị nào có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này. Trên thực tế, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa rõ ràng và do bệnh có tính chất bẩm sinh nên việc điều trị tận gốc, khôi phục hoàn toàn là điều gần như không thể.

Tuy nhiên, người bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh vẫn có thể áp dụng phác đồ điều trị bằng các biện pháp ức chế tiến triển của bệnh và cải thiện phục hồi đúng cách sẽ đạt được hiệu quả lên đến 70%. Mục tiêu của việc này là ngăn chặn sự bùng phát của các cơn đau nhức đột ngột, kìm hãm sự phát triển của bệnh, thuyên giảm mức độ và điều trị phòng ngừa để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh phổ biến

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh cơ bản và hiệu quả nhất là điều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của người bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh. Một số biện pháp điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến như:

Dùng thuốc Tây

Sử dụng các loại thuốc Tây như giảm đau, chống viêm, giãn cơ… giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh và ngăn chặn sự phát triển của các gai xương. Ưu điểm của các loại thuốc tân dược chính là giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh có thể vận động, sinh hoạt như bình thường.

Tuy nhiên, tác dụng này chỉ mang tính chất tạm thời, diễn ra trong một thời gian ngắn. Nếu lạm dụng thuốc quá mức sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn như nhờn thuốc, suy giảm chức năng một số cơ quan như dạ dày, gan, thận… khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý khó chịu khác.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Các loại thuốc dùng để trị gai đôi cột sống chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động

Tùy vào độ tuổi và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sẽ kê đơn một số loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc trị gai cột sống thường dùng như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Gabapentin, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Diclofenac, Naproxen, Piroxicam, Indomethacin, các loại vitamin nhóm B hoặc Tolperison…
  • Thuốc tiêm Corticoid giảm đau chống viêm: Methyprednisolon, Hydrocortison, Prednisolon…
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal, Decontractyl…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamin sulfat, Chondroitin, Diacerein…
  • Kem bôi ngoài da: Một số loại thuốc dạng kem bôi có chứa thành phần aspirin cũng có thể được kê đơn sử dụng cho vùng bị gai đôi cột sống bẩm sinh nhằm xoa dịu cơn đau, giảm bớt cảm giác khó chịu.

Điều trị bằng Đông y

Chữa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh theo Đông y có rất nhiều cách khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh mà chuyên gia sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp:

  • Các bài thuốc uống chữa trị gai đôi cột sống, giảm đau nhức, bồi bổ khí huyết, kích thích tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng và tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho hệ xương.
  • Các liệu pháp như châm cứu, bấm huyệt, massage xoa bóp, dán cao…

Hầu hết các phương pháp này đều khá an toàn và lành tính cho sức khỏe, người bệnh có thể kiên trì áp dụng trong thời gian dài nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho một số các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, gan, thận… Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả lâu dài, ổn định và tiết kiệm chi phí điều trị hơn so với các biện pháp khác.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là phát huy hiệu quả chậm do thành phần dược chất trong các loại thuốc hoặc tác động từ bên ngoài không đủ mạnh, mất nhiều thời gian và công sức thực hiện, không có tính tiện dụng…

Vật lý trị liệu

Để cải thiện chức năng vận động cho trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh và ngăn chặn tình trạng các chi dưới trở nên yếu đi, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện một số biện pháp vật lý trị liệu hoặc sử dụng cụ hỗ trợ để kích thích các cơ hoạt động, ngăn ngừa teo cơ như sử dụng khung xe gỗ hoặc xe lăn để di chuyển.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển giúp kích thích vận động, ngăn ngừa teo cơ

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ như đai thắt lưng, nẹp mềm để cố định khung xương cột sống, giảm thiểu tối đa các tác động đến khu vực này, giữ cho cột sống không bị xô lệch và tăng nặng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bên cạnh đó, một số biện pháp vật lý trị liệu có khả năng hỗ trợ giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động cũng được chỉ định thực hiện trong trường hợp này: sử dụng bước sóng ngắn, siêu âm, trị liệu nhiệt, tia laser, kích thích điện, kéo giãn cột sống… Các chuyên gia cho biết nếu thực hiện đúng cách, kiên trì và phù hợp với tình trạng bệnh thì phương pháp này đem lại hiệu quả cải thiện đến 70%.

Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ

Song song với các biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu, người bệnh cũng cần phải kết hợp thực hiện một số cách chăm sóc hỗ trợ từ chính những thói quen sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, lấy lại khả năng vận động bình thường của cột sống.

  • Dành thời gian thực hiện các bài tập yoga trị gai cột sống hoặc tập thể dục thể thao với một bộ môn đơn giản như bơi lội, đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu…
  • Xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh ngay cả trong thai kỳ và sau khi trẻ chào đời. Đặc biệt ưu tiên một số dưỡng chất quan trọng cho xương khớp như axit folic, omega – 3, magie, canxi, các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu.
  • Hạn chế mang vác vật nặt quá mức, những động tác hay hành động đột ngột gây tác động xấu đến cột sống.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp giảm đau ngay lập tức và giảm sưng viêm hiệu quả.

Can thiệp điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định thực hiện trong trường hợp tình trạng bệnh ngày càng chuyển biến xấu đi, đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như có biểu hiện gai cột sống chèn dây thần kinh, bị vẹo lệch cột sống… Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định thực hiện phẫu thuật trước sinh hoặc sau sinh.

1. Phẫu thuật trước khi sinh

Trường hợp phẫu thuật trước sinh thường được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ hoặc chắc chắn rằng chứng khuyết tật gai đôi cột sống bẩm sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh, cụ thể là não bộ của thai nhi. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ trẻ chào đời với tật nứt đốt sống.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Phẫu thuật gai đôi cột sống được thực hiện khi bệnh đã biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của thai nhi

Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho sản phụ thực hiện phẫu thuật trước tuần thứ 26 của thai kỳ. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong điều kiện hoàn toàn vô trùng, bác sĩ tiến hành bóc tách tử cung của người mẹ, sau đó mở tử cung và xử lý ống tủy và những phần phát triển sai lệch gây dị tật. Thủ thuật này thường được thực hiện thông qua thiết bị kính soi thai đã được đưa vào bên trong tử cung từ trước.

2. Sinh mổ

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh từ khi còn nằm trong bụng mẹ thường có xu hướng bị ngôi thai ngược khiến việc sinh nở tự nhiên rất nguy hiểm. Lúc này, bác sẽ sẽ cân nhắc và chỉ định cho sản phụ sinh mổ để lấy thai nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

3. Phẫu thuật sau khi sinh

Những trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh sau khi chào đời cần tiến hành phẫu thuật ngay để loại bỏ các gai xương. xử lý giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng liên quan đến hệ thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó, việc thực hiện phẫu thuật cũng có thể nhằm mục đích bảo vệ tủy sống khỏi một số tổn thương khác khi va chạm.

Những phương pháp phẫu thuật chủ yếu hướng đến việc xử lý khắc phục các vấn đề bất thường khá hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ gai xương mọc lại là rất cao, không những vậy chúng còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hiểu rõ mục đích của việc phẩu thuật để quyết định có nên thực hiện hay không.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Phẫu thuật sau sinh giúp loại bỏ các gai xương và làm giảm các nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị bị chứng gai đôi cột sống bẩm sinh

Bên cạnh đó, trong những trường hợp trẻ chào đời với khuyết tật gai đôi cột sống bẩm sinh nặng, gây biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp can thiệp điều trị chuyên sâu để khắc phục phần nào chức năng của bộ phận bị biến chứng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các biện pháp sau:

Điều trị biến chứng não úng thủy

Phẫu thuật điều trị chứng não úng thủy ở bằng các cấy một thiết bị ống mỏng hay còn được gọi là shunt vào trong não của trẻ. Thiết bị có nhiệm vụ dẫn lưu số chất lỏng dư thừa trong não đến thành ngực hoặc ổ bụng. Kích thước của ống có thể thay đổi tùy theo độ tuổi của trẻ. Có những trường hợp trẻ phải đặt ống cả đời để phòng ngừa những rủi ro ngoài ý muốn.

Điều trị một số vấn đề về ruột và bàng quang

Bị gai đôi cột sống bẩm sinh gây ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của ruột và bàng quang. Vì vậy, trẻ cần được thăm khám định kỳ và tầm soát sự hoạt động của hai cơ quan này để kịp thời xử lý và giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương và suy giảm chức năng.

Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá và tiến hành đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất. Một số biện pháp được áp dụng phổ biến như:

  • Sử dụng thuốc Tây kết hợp với biện pháp đặt ống thông hoặc tiến hành phẫu thuật để khai thông bàng quang.
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hoặc tiến hành phẫu thuật xử lý các vấn đề xảy ra bên trong ruột.

Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa gai đôi cột sống bẩm sinh hiệu quả

Các biện pháp điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh chỉ mang tính chất giải quyết triệu chứng và cải thiện chức năng cột sống cũng như phục hồi các cơ quan liên quan. Bởi vì hiện tại nền y học hiện chưa có biện pháp đặc trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Gai đôi cột sống bẩm sinh
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, nhất là axit folic trong vài tháng đầu thai kỳ để phòng ngừa gai đôi cột sống bẩm sinh cho thai nhi

Chính vì vậy, điều cần thiết và quan trọng cần làm chính là phòng ngừa bệnh cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ bằng các biện pháp sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ, đặc biệt là trước khi thụ thai một tháng và liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ phải bổ sung đủ lượng axit folic. Theo một nghiên cứu cho thấy những mẹ bầu bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp giảm tối đa 80% nguy cơ trẻ mắc bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh.
  • Axit folic là một dạng chất tổng hợp của folate (vitamin B9), có nhiệm vụ hỗ trợ cho quá trình phát triển các cơ quan bộ của thai nhi, ngăn ngừa các nguy cơ dị tật đốt sống và các khuyết tật về hệ thần kinh.
  • Liều lượng bổ sung axit folic khoảng 0.4 – 1mg/ ngày.
  • Mẹ bầu có thể bổ sung hoạt chất này thông qua các loại thực phẩm hoặc viên uống chức năng dành riêng cho phụ nữ mang thai. Một số loại thực phẩm nên ăn thường xuyên như: sữa, ngũ cốc ăn sáng, các loại đậu, lúa mì, hạt, gan, trứng, các loại quả mọng, rau lá xanh, măng tây, nấm, bông cải xanh, họ nhà cam, quýt…
  • Trong thai kỳ tuyệt đối không sử dụng các loại đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích như như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas hay thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chứa chất phụ gia bảo quản..
  • Dành thời gian vận động hằng ngày, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tránh những vận động mạnh để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không làm việc quá sức khi mang thai, tránh sử dụng giày cao gót…
  • Trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt ở các mốc quan trọng để sớm phát hiện những chất thiếu hụt, bổ sung kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ trẻ chào đời mắc các dị tật bẩm sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách chữa trị khỏi bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia, nhìn chung thì căn bệnh này không quá nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên người mắc phải căn bệnh này thường phải chịu nhiều thiệt thòi về thể chất và cả tinh thần. Vì vậy, nếu có ý định sinh con người mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ về biện pháp dưỡng thai, chăm sóc thai nhi để phòng ngừa các dị tật ngoài ý muốn, đặc biệt là gai đôi cột sống bẩm sinh.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...