Hội Chứng Ruột Kích Thích Nên Ăn Gì

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề quan trọng đối với nhiều người bệnh, và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là cách xây dựng chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn:

  • Cung cấp đủ calo: Đảm bảo cơ thể nhận đủ 2000-2500 calo/ngày để tránh suy nhược.
  • Đa dạng thực phẩm: Bổ sung đủ loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết.
  • Chia nhỏ khẩu phần: Chia ăn thành 4-5 bữa để giảm áp lực tiêu hóa.
  • Ăn chín, uống sôi: Tránh thực phẩm sống có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động mạnh sau bữa ăn.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Khoai tây, yến mạch, khoai lang giúp điều hoà nhu động ruột.
  • Sữa chua và probiotic: Hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Thực phẩm giàu protein vừa phải: Thịt lợn nạc, thịt gà, đậu phụ, cá thu.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, quả bơ, dầu dừa, dầu ô liu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Viêm mạch, gạo lứt, yến mạch giúp điều hòa nhu động ruột.
  • Uống đủ nước: Giúp cơ thể thanh lọc, cân bằng điện giải, hỗ trợ tiêu hoá.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Rau có chất xơ cao: Bông cải xanh, cải brussel có thể làm tăng biểu hiện hội chứng.
  • Thức ăn chứa dầu mỡ và gia vị cay nóng: Gia vị có thể làm tăng áp lực đường ruột.
  • Thực phẩm khó tiêu hoá: Thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, gia vị cay nóng.
  • Bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê: Cồn và caffeine làm tăng áp lực tiêu hoá.
  • Thực phẩm sống: Sashimi, sushi có thể gây nhiễm khuẩn và kích thích viêm ruột.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để phục hồi? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến tiến triển và quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp có thể kiểm soát tốt các biểu hiện bệnh lý.

Cách xây dựng chế độ ăn cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, xuất hiện chất nhầy trong phân. Bệnh lý có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi nhưng không gây tổn thương thực thể.

Hội Chứng Ruột Kích Thích Nên Ăn Gì và Kiêng Gì để hồi phục?
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến tiến triển và quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, bệnh lý có thể liên quan đến một số yếu tố như ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, uống nhiều bia rượu, rối loạn nhu động ruột, lạm dụng kháng sinh đường uống,...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến chức năng của đại tràng. Thực tế, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể làm giảm một số biểu hiện hội chứng ruột kích thích gây ra như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, sình bụng, khó tiêu, đau bụng,...

Theo đó, người bệnh cần chú ý gây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Việc ăn uống thiếu khoa học, có thể kích thích đại tràng dẫn đến co thắt quá mức. Từ đó, phát sinh cơn đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ táo bón, cơ thể mệt mỏi kéo dài.

Chế độ ăn dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn tránh làm tăng áp lực và tổn thương ở đường ruột. Ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ các phương pháp điều trị chuyên sâu đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng ngừa bệnh tái đi tái lại.

Việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị hội chứng ruột kích cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ calo cho cơ thể: Các biểu hiện của bệnh lý có thể gây suy nhược, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, xanh xao. Do đó, cần đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể từ 2000 – 2500 calo/ ngày để có đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Tránh tình trạng bỏ bữa hoặc ăn uống không điều độ, thiếu dưỡng chất.
  • Cần đa dạng thành phần dưỡng chất: Việc kiêng khem quá mức có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, cần đa dạng các nhóm thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày để cung cấp những thành phần dưỡng chất thiết yếu cũng như nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Trường hợp đang gặp các vấn đề đường ruột nói chung và mắc hội chứng ruột kích thích nói riêng nên chia 3 bữa ăn chính thành 4 - 5 bữa ăn để làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. Việc chia nhỏ thức ăn còn giúp làm giảm tăng suất xuất hiện các biểu hiện do bệnh lý gây ra như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, sình bụng,...
  • Ăn chín uống sôi: Ký sinh trùng và vi khuẩn có trong một số thực phẩm sống có thể khiến đường ruột bị viêm nhiễm. Đồng thời kích thích ruột già co thắt quá mức. Do đó, trong quá trình ăn uống người bệnh cần đảm bảo ăn chín, uống sôi và kiêng sử dụng các thực phẩm tươi sống.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Thực tế nhận thấy, việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cơ quan tiêu hoá nói chung cũng như đường ruột nói riêng. Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Đồng thời tránh tình trạng vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn giúp điều hoà nhu động ruột, cầm tiêu chảy, chống viêm, hỗ trợ cải thiện một số biểu hiện do bệnh lý gây ra.

Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị hội chứng ruột kích thích:

1. Các thực phẩm chứa chất xơ tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích

Nhóm thực phẩm giàu chứa xơ được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ cung cấp hàm lượng chất xơ cùng các dưỡng chất cần thiết. Nhóm thực phẩm này còn giúp làm mềm phân, điều hoà nhu động ruột, làm sạch ruột, hỗ trợ đào thải ký sinh trùng và hại khuẩn.

Các thực phẩm chứa chất xơ tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích
Nhóm thực phẩm giàu chứa xơ được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị hội chứng ruột kích thích

Các nghiên cứu nhận thấy, việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ thường xuyên còn giúp cải thiện một số biểu hiện do bệnh lý gây ra như đầy hơi, đau quặn bụng, chướng bụng, khó tiêu,... Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ vừa đủ như khoai tây, yến mạch, khoai lang, quả bơ,... để cải thiện độ đặc của phân và điều hoà nhu động ruột.

2. Sữa chua và thực phẩm chứa probiotic

Để cải thiện các biểu hiện do hội chứng ruột kích thích gây ra, người bệnh nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm này cung cấp cho đường ruột lượng lớn lợi khuẩn như Streptococcus thermophilus, Bifido bacterium, Lactobacilus bugaricus,... giúp cân bằng hệ vi sinh, điều hoà hoạt động co bóp ở ruột và hạn chế hoạt động của hại khuẩn.

Các thực phẩm chứa probiotic còn bổ sung hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như axit amin, axit lactic, canxi, đạm, vitamin,... giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng suy nhược, sụt cân ở người hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, sữa chua còn mang lại hiệu quả trong việc làm giảm đầy hơi, khó tiêu, kích thích vị giác, giảm tình trạng tiêu chảy.

Sữa chua và thực phẩm chứa probiotic
Ở người bị hội chứng ruột kích thích nên bổ sung khoảng 100g sữa chua/ ngày

Tuy nhiên, ở người bị hội chứng ruột kích thích, chỉ nên bổ sung khoảng 100g sữa chua/ ngày. Nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 - 60 phút để giúp cơ thể hấp thu tốt hàm lượng dinh dưỡng, lợi khuẩn trong nhóm thực phẩm này.

3. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải

Hội chứng ruột kích thích tái đi tái lại nhiều lần có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến thể trạng suy yếu, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung lượng đạm (protein) vào chế độ dinh dưỡng để giúp duy trì sức khoẻ tổng thể, nâng cao thể trạng và cải thiện tình trạng suy nhược, sụt cân do bệnh lý gây ra.

Tuy nhiên, việc dung nạp các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như thịt cừu, thịt dê, thịt bò,... sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hoá và gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Do đó, người mắc hội chứng ruột kích thích chỉ nên bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng protein vừa phải như thịt lợn nạc, thịt gà, đậu phụ, cá thu, nấm,...

4. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là một loại axit béo lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần này giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, điều hoà huyết áp, làm giảm tích tụ mỡ trong gan và duy trì thị lực cũng như hoạt động của não bộ.

Bên cạnh đó, Omega 3 còn mang lại nhiều lợi ích đối với các bệnh lý về đường tiêu hoá. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung các thực phẩm chứa axit béo lành mạnh này có thể giúp trung hòa dịch vị, điều hoà nhu động ruột và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường ruột bị tổn thương, loét viêm.

Nhóm thực phẩm giàu Omega 3
Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên có thể giúp cải thiện cảm giác đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,...

Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên có thể giúp cải thiện cảm giác đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng,... Bên cạnh đó. loại axit béo này còn mang lại hiệu quả chống viêm, bảo vệ niêm mạc đường ruột khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.

Một số thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 3 nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị hội chứng ruột kích thích, bao gồm cá hồi, quả bơ, dầu dừa, dầu ô liu, hạt bí ngô, hạnh nhân,...

5. Ngũ cốc nguyên hạt

So với ngũ cốc đã qua tình chế thì các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất xơ và dưỡng chất cao hơn. Việc bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như viêm mạch, gạo lứt, yến mạch,... vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên giúp làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hoá, hạn chế áp lực lên đường ruột và cải thiện tình trạng táo bón do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa hàm lượng prebiotic dồi dào. Prebiotic là nguồn thức ăn của lợi khuẩn giúp kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế hại khuẩn ở trực tràng. Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp điều hoà nhu động ruột, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đồng thời tăng khả năng hấp thu canxi.

6. Uống đủ nước

Cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể có thể giúp cải thiện các biểu hiện do hội chứng ruột kích thích gây ra, đồng thời hạn chế bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài tác dụng thanh lọc cơ thể, điều hoà thân nhiệt, cân bằng điện giải, nước lọc còn hỗ trợ hoạt động tiêu hoá, làm giảm áp lực lên đường ruột và giúp trung hòa dịch vị.

Uống đủ nước
Cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể có thể giúp cải thiện các biểu hiện do hội chứng ruột kích thích gây ra

Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây nhằm cung cấp các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện miễn dịch. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc để hỗ trợ giảm đau, chống viêm và tăng cường chức năng gan.

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng gì?

Ngoài các loại thực phẩm có lợi, một số nhóm thực phẩm và thức uống cũng có thể khiến các biểu hiện hội chứng ruột kích thích trở nên nặng nề hơn, khiến bệnh lý tái phát nhiều lần. Chính vì vậy, bên cạnh tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân nên hạn chế hoặc kiêng cử một số loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Một số loại rau không tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Thực tế nhận thấy, một số loại rau có chứa hàm lượng chất xơ cao có trong bông cải xanh, cải brussel, bắp cải,... có thể gây đầy hơi, khó tiêu, làm nghiêm trọng các biểu hiện do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Do đó, trong thời gian điều trị bệnh lý, người bệnh tránh dùng các loại rau này trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu sử dụng, cần nấu chín hoàn toàn, đồng thời chỉ ăn một lượng nhỏ để tránh kích thích các biểu hiện lâm sàng bùng phát như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,...

2. Thức ăn chứa dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng

Việc dung nạp quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng trong món ăn có thể làm tăng áp lực lên đường ruột, từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,... Ngoài ra, những loại gia vị chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng còn kích thích tăng tiết dịch mật. Thúc đẩy vi khuẩn đường ruột gây tổn thương và viêm nhiễm.

Thức ăn chứa dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng
Việc dung nạp quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng trong món ăn có thể làm tăng áp lực lên đường ruột gây chướng bụng, khó tiêu,...

Không chỉ tác động xấu đến chức năng tiêu hoá, ảnh hưởng đến quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích mà còn làm tăng tiết axit ở dạ dày, dẫn đến co bóp quá mức, tăng nguy cơ viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản.

3. Các loại thức ăn khó tiêu hoá

Người mắc hội chứng ruột kích thích cần tránh dung nạp các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn chứa nhiều gia vị, đạm, chất béo, thực phẩm có kết cấu khô, cứng (bánh quy, bánh mì sấy, ngũ cốc khô,...).

Việc sử dụng các thực phẩm này có thể làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hoá, dẫn đến đầy hơi, sình bụng, chướng bụng. Đồng hời gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi đại tiện và khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.

4. Kiêng bia rượu, nước ngọt có gas và cà phê

Cồn và caffeine sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm chậm nhu động ruột, dẫn đến đau rát, khó chịu đi đại tiện. Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại thức uống này còn gây rối loạn nhu động ruột, tăng tiết dịch vị,...

Kiêng bia rượu, nước ngọt có gas và cà phê 
Cồn và caffeine sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm chậm nhu động ruột, dẫn đến đau rát, khó chịu đi đại tiện

Hơn nữa, những loại thức uống này còn làm tăng nguy cơ chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tăng áp lực lên khung ruột. Từ đó, khiến các biểu hiện hội chứng ruột kích thích tiến triển nặng nề hơn.

5. Kiêng các thực phẩm sống

Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, hương vị tươi mát hơn so với thực phẩm đã qua chế biến nhưng sashimi, sushi không được khuyến khích cho người gặp các vấn đề về tiêu hoá nói chung và người mắc hội chứng ruột kích thích nói riêng trong thời gian điều trị.

Các hại khuẩn và ký sinh trùng trong những thực phẩm sống có thể dẫn đến viêm nhiễm đường ruột, kích thích viêm ở ruột và dẫn đến tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng,... Ngoài ra, thường xuyên ăn các thực phẩm sống còn làm nghiêm trọng tình trạng tiêu chảy qua bệnh lý gây ra.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để phục hồi?". Hy vọng qua thông tin trên, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp gặp các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, bệnh Celiac, không dung nạp lactose,…cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...