Cách Chữa Nổi Mề Đay

Cách chữa nổi mề đay theo dân gian là phương pháp phổ biến và an toàn, thích hợp cho trường hợp nhẹ và mới khởi phát. Dưới đây là 4 cách chữa nổi mề đay hiệu quả:

Gừng tươi:

  • Chuẩn bị 3-5 củ gừng tươi, đun sôi trong 3 lít nước.
  • Sau đó, sử dụng nước để tắm như bình thường. Áp dụng 1-2 lần mỗi tuần.

Nha đam:

  • Lấy 1 nhánh lá nha đam, lấy gel trong suốt thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần.

Muối biển:

  • Rang 200g muối hột trắng, chườm lên vùng da bị mề đay khi muối đã nguội.
  • Thực hiện một vài lần để giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng mẩn đỏ.

Lá hẹ:

  • Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, đun sôi trong 2 lít nước, sau đó thêm muối và sử dụng nước để vệ sinh vùng da bị tổn thương.

Lưu ý khi sử dụng các phương pháp dân gian:

  • Hiệu quả có thể chậm và phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh.
  • Chọn nguyên liệu sạch và rửa sạch trước khi sử dụng.
  • Nên kiên trì áp dụng trong ít nhất 2 tuần để thấy cải thiện.

Ngoài ra, nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, việc gặp bác sĩ là quan trọng. Bác sĩ có thể đề xuất cả phương pháp Tây y và Đông y, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Cách chữa nổi mề đay hiện nay rất đa dạng, tùy từng tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng mẹo dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc thuốc Nam. Những biện pháp này có khả năng giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, tiêu diệt tác nhân gây hại và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Tổng quan bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là tình trạng các mao mạch bên dưới da hay niêm mạc phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề tại chỗ, vùng da dị ứng sẽ phồng lên kèm theo những cơn ngứa ngáy dữ dội.

Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng của các mao mạch dưới da với các tác nhân gây dị ứng
Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng của các mao mạch dưới da với các tác nhân gây dị ứng

Ban đầu, những nốt mề đay ban đầu có thể xuất hiện ở những vùng da nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra toàn thân. Những đợt nổi mề đay thường khởi phát và tồn tại trên da từ 30 – 36 phút tùy theo giai đoạn của bệnh. Bệnh lý nổi mề đay được chia làm 2 giai đoạn gồm:

  • Mề đay cấp tính: Các triệu chứng thường kéo dài không quá 6 tuần, bùng phát một cách đột ngột và tự thuyên giảm rồi biến mất.
  • Mề đay mạn tính: Triệu chứng mề đay kéo dài hơn 6 tuần, ngắt quãng chia làm từng đợt và đặc trưng với những triệu chứng phức tạp, nặng nề.

Theo các chuyên gia, bệnh nổi mề đay có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi độ tuổi, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Bệnh được đánh giá là lành tính, tức không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời khiến bệnh tái phát nhiều lần sẽ diễn tiến thành biến chứng nghiêm trọng.

Một thống kê gần đây cho thấy con số người bị nổi mề đay tại Việt Nam khá cao, trung bình cứ 100 người thì có khoảng 10 – 15 người bị nổi mề đay với nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Thậm chí, có những trường hợp mắc bệnh suốt đời, tái đi tái lại khiến người bệnh mệt mỏi.

Chúng ta cần hiểu rõ nổi mề đay là kết quả phản ứng của các mao mạch ở lớp trung bì với các yếu tố kích thích. Cơ chế nổi mề đay diễn ra như sau: Khi cơ thể tiếp xúc với một số yếu tố dị nguyên nguyên là tác nhân gây dị ứng sẽ làm sản sinh ra các histamine. Đây là hoạt chất trung gian đóng vai trò kiểm soát các phản ứng viêm trong cơ thể.

Khi histamine được giải phóng, chúng sẽ kết hợp với một số chất hóa học nằm dưới bề mặt da. Chính điều này vô tình làm phá vỡ các liên kết bên trong mạch máu, làm rò rỉ và tích tụ chất lỏng dưới da, khiến làn da bị nổi mẩn, sưng viêm nghiêm trọng. Và cũng chính histamine tác động kích thích dây thần kinh tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, muốn cào gãi liên tục.

Các chuyên gia da liễu cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay. Trong đó, phổ biến nhất có thể để đến các tác nhân kích thích như:

  • Do dị ứng: Trong yếu tố dị ứng sẽ được chia làm nhiều tác nhân nhỏ như:
    • Dị ứng thuốc: Một số trường hợp người bệnh có cơ địa mẫn cảm dễ dị ứng với các thành phần trong thuốc kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau kháng viêm… hoặc phản ứng sau khi tiêm chủng có thể gây ra nổi mề đay.
    • Dị ứng thức ăn: Nhiều loại thực phẩm như hải sản có vỏ (cua, ghẹ, tôm, ốc…), sữa, thịt bò, trứng, đậu phộng… cũng là nguyên nhân hàng đầu làm khởi phát yếu tố dị ứng nổi mề đay. Nguyên nhân là do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, nhầm thực phẩm là yếu tố kích thích ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó.
    • Dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm: Tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại, tẩy rửa, mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc là nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt nhữn phản ứng dị ứng mẩn ngứa, trong đó có nổi mề đay.
    • Ngoài ra, một số yếu tố dị nguyên như lông động vật, khói bụi, phấn hoa… cũng là một trong những yếu tố gây kích phát dị ứng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nổi mề đay như dị ứng thời tiết, thức ăn, thuốc, bệnh lý, di truyền…
Có nhiều nguyên nhân gây ra nổi mề đay như dị ứng thời tiết, thức ăn, thuốc, bệnh lý, di truyền…

  • Do yếu tố thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, chuyển mùa giao mùa từ nóng sang lạnh làm cho nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng giảm bất thường. Đây chính là điều kiện thuận lợi làm kích thích làm tăng các kháng thể quá mẫn trong cơ thể. Ngoài ra, thời tiết quá nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi khiến da bí bách tích tụ trong lỗ chân lông, còn thời tiết hanh khô lạnh thì làm cho da khô cứng, bong tróc, suy giảm lớp màng bảo vệ. Hậu quả là tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Do bị côn trùng cắn: Một số loại côn trùng có nọc độc như ong, rết, nhện… cắn da người sẽ gây ra cảm giác đau nhức, rát, châm chích, sưng phù và kèm theo ngứa ngáy kéo dài. Trường hợp, những người có cơ địa quá mẫn cảm, nọc độc có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, dị ứng nặng kèm theo một số triệu chứng như khó thở, phù nề, ngứa phát ban và thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Do yếu tố di truyền: Các chuyên gia cho biết tình trạng nổi mề đay có liên quan mật thiết đến yếu tố gen di truyền. Đời con có thể bị nổi mề đay bẩm sinh nếu đời ông bà hoặc bố mẹ bị nổi mề đay.
  • Do bệnh lý: Mắc một số bệnh lý mạn tính như bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ địa, bệnh tuyến giáp, Lupus ban đỏ… cũng làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay kèm theo tình trạng nổi mẩn ngứa do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.

Ở mỗi giai đoạn bệnh và tùy theo cơ địa của từng người mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau với các cấp độ riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh vẫn có những triệu chứng điển hình sau:

  • Nổi mẩn đỏ trên bề mặt da: Tại một số vùng da tại cánh tay, lưng, đùi… xuất hiện những mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau, có chỗ thì dày đặc, có chỗ thì thưa.
  • Sần sùi: Những mảng đỏ nhô lên khỏi bề mặt da và sần sùi, gồ ghề. Một vài trường hợp bệnh nặng còn làm xuất hiện những mảng sưng phù ở vòm họng, mí mắt, môi…
  • Ngứa ngáy: Đây cũng là dấu hiệu rõ ràng và hầu như ai cũng gặp phải. Những mảng da đỏ, sần sùi kèm theo ngứa ngáy, càng gãi liên tục thì càng ngứa nhiều hơn, thậm chí gây ra trầy xước, bong tróc, chảy máu, để lại sẹo. Đặc biệt triệu chứng ngứa chủ yếu xuất hiện về đêm và tối.
  • Một số triệu chứng khácKèm theo những triệu chứng vừa kể trên, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như nổi mụn nước, nhiễm trùng, khó thở… Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị kịp thời.

Triệu chứng đặc trưng của nổi mề đay là nổi những mảng đỏ, nổi sần và ngứa ngáy dữ dội
Triệu chứng đặc trưng của nổi mề đay là nổi những mảng đỏ, nổi sần và ngứa ngáy dữ dội

Cách chữa nổi mề đay theo dân gian

Áp dụng mẹo dân gian chữa nổi mề đay là cách làm phổ biến, cho hiệu quả cao nhưng chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Phương pháp này sử dụng nguyên liệu sẵn có nên khá lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ.

4 cách chữa nổi mề đay theo dân gian hiệu quả

Dưới đây là gợi ý 4 cách chữa nổi mề đay theo dân gian được nhiều người áp dụng thành công:

Gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, vị nồng, mang đến công dụng kháng viêm, giảm ngứa ngáy trên da, thường được dùng phổ biến để điều trị bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da. Dùng gừng chữa mề đay có thể ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa mầm mống bệnh lây lan rộng. Đặc biệt nguyên liệu này còn chứa thành phần chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình lành thường, ngăn ngừa sẹo, viêm nhiễm, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn đỏ.

Dùng gừng chữa mề đay có thể đẩy lùi ngứa ngáy khó chịu
Dùng gừng chữa mề đay có thể đẩy lùi ngứa ngáy khó chịu

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 3 - 5 củ gừng tươi rửa sạch, có thể bỏ vỏ hoặc giữ lại.
  • Cắt gừng thành nhiều lát mỏng, đập dập và cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó bạn đổ nước ra chậu, chờ nguội bớt hoặc thoa thêm ít nước lạnh để giảm độ nóng, dùng để tắm như bình thường.
  • Nên áp dụng cách này từ 1 - 2 lần mỗi tuần cho đến khi các triệu chứng được đẩy lùi.

Nha đam

Nha đam có chứa hàm lượng dồi dào vitamin, khoáng chất, axit amin có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa bong tróc, nứt nẻ, đẩy lùi tình trạng ngứa và nóng rát trên da. Bên cạnh đó chất nhầy và chất chống oxy hóa trong nha đam có khả năng phục hồi tế bào bị tổn thương, tạo hàng rào bảo vệ da trước tác nhân gây hại.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn lấy 1 nhánh lá nha đam tươi, bỏ lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch mủ.
  • Lấy lớp gel trong suốt bên trong thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay, giữ nguyên trên da khoảng 15 - 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi ngày người bệnh mề đay nên thực hiện 1 - 2 lần và duy trì trong ít nhất 1 tuần để thấy rõ hiệu quả.
  • Chú ý rửa sạch phần mủ nha đam để hạn chế kích ứng da.

Muối biển

Trong Đông y, muối có vị mặn, tính hàn với khả năng chống viêm, sát khuẩn rất tốt, do đó được sử dụng thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm, kích ứng ngoài da. Sử dụng muối biển đúng cách giúp đẩy lùi ngứa ngáy khó chịu, cải thiện tình trạng mẩn đỏ và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g muối hột trắng, cho vào chảo rang cho đến khi nghe tiếng nổ tách.
  • Lúc này bạn đổ muối và một chiếc khăn sạch, quấn lại rồi chườm lên vùng da bị mề đay.
  • Chườm đến khi muối nguội hẳn, có thể rang lại muối cho nóng rồi chườm thêm một vài lần nữa để giảm ngứa ngáy.
  • Khi áp dụng phương pháp này cần thận trọng để tránh bị bỏng da.

Dùng muối biển chườm nóng để cải thiện bệnh mề đay
Dùng muối biển chườm nóng để cải thiện bệnh mề đay

Lá hẹ

Có thể bạn chưa biết, một trong những cách chữa nổi mề đay theo dân gian được nhiều người áp dụng đó là dùng lá hẹ. Được biết trong lá hẹ có chứa thành phần hỗ trợ kháng viêm, giảm ngứa, sát trùng tốt cho bệnh nhân bị nổi mề đay. Thêm vào đó, nhờ chứa vitamin E, C, chất chống oxy hóa và một số loại khoáng chất khác mà lá hẹ có khả năng làm dịu da, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, ngâm qua với nước muối pha loãng để loại bỏ khuẩn hại.
  • Cho lá hẹ vào nồi, đun sôi cùng 2 lít nước trong 5 phút, sau đó thêm 2 thìa muối vào khuấy đều.
  • Lúc này đổ nước lá hẹ ra chậu, thêm ít nước lạnh để giảm nhiệt độ rồi dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương do mề đay.

Lưu ý khi chữa nổi mề đay bằng dân gian

Khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên để chữa mề đay, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt, bạn nên chú ý:

  • Mẹo dân gian thường cho hiệu quả chậm, không thể đẩy lùi bệnh ngay lập tức, do đó người bệnh cần kiên trì trong ít nhất 2 tuần để có sự cải thiện.
  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ đáp ứng và tình trạng bệnh của từng người.
  • Nên lựa chọn nguyên liệu sạch, không bị sâu bệnh, không chứa chất bảo quản, tốt nhất hãy rửa bằng nước muối loãng trước khi áp dụng.

Phương pháp Tây y

Dùng thuốc Tây y có thể đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa do mề đay một cách nhanh chóng, giảm cảm giác khó chịu, ngăn ngừa bệnh tái phát, có thể điều trị trong trường hợp mề đay cấp hoặc mãn tính.

Thuốc Tây y chữa nổi mề đay

Một số thuốc Tây y chữa nổi mề đay được bác sĩ chỉ định nhiều nhất đó là:

Thuốc Tây y đẩy lùi bệnh mề đay nhanh chóng, ngừa tái phát
Thuốc Tây y đẩy lùi bệnh mề đay nhanh chóng, ngừa tái phát

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để giảm ngứa ngáy cùng những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mề đay, phổ biến gồm có Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Clorpheniramin, Diphenhydramin, Dexclorpheniramin,...
  • Thuốc Corticoid toàn thân: Bao gồm dạng uống và tiêm, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mề đay nặng, cấp tính, có hiện tượng khó thở. Thuốc Corticoid toàn thân được sử dụng khi bị mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamin thông thường.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Trong trường hợp bệnh nhân mề đay sử dụng thuốc kháng histamin không có kết quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế hệ miễn dịch để ngăn ngừa hệ miễn dịch hoạt động quá mức.
  • Thuốc kháng viêm: Bệnh nhân mề đay bị phát ban nghiêm trọng, phù mạch có thể dùng thuốc chống viêm ngắn ngày để giảm sưng viêm, giảm ngứa.

Lưu ý khi dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay

Trong quá trình dùng thuốc Tây y chữa nổi mề đay, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng, cách dùng được bác sĩ chỉ định để tránh tình trạng gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Nên uống nhiều nước để làm dịu da, hỗ trợ đào thải độc tố và tăng sức đề kháng cho da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp duy trì độ ẩm, giảm ngứa ngáy, bong tróc, tạo hàng rào bảo vệ da trước tác nhân gây hại.
  • Người bệnh cần hạn chế cào gãi, chà xát mạnh vì điều này khiến vết thương dễ lở loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Tránh hút thuốc lá trong thời gian điều trị mề đay vì các thành phần trong thuốc làm suy giảm đề kháng khiến tổn thương da lâu lành.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya nếu không muốn bệnh mề đay bị kích thích, mẩn ngứa lan rộng.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như yến mạch, cà chua, hoa quả giàu vitamin C, rau xanh, sữa chua, phô mai, đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và chất bảo quản, thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản.

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân bị nổi mề đay nên gặp bác sĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Dị dị ứng với các triệu chứng nghiêm trọng như sưng phù nhanh, khó thở, có biểu hiện sốc phản vệ.
  • Tổn thương trên da lan rộng, bị lở loét, chảy máu dẫn đến đau nhức, nghi ngờ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Sau một thời gian áp dụng các cách chữa nổi mề đay nhưng không có hiệu quả, thậm chí các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dùng thuốc gặp tác dụng phụ như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,...

Thuốc Nam chữa nổi mề đay

Dùng thuốc Nam là cách chữa mề đay đơn giản, an toàn nhưng cho hiệu quả cao, có khả năng giảm ngứa ngáy và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng.

Lá khế

Theo ghi chép của Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, hỗ trợ thải độc tố, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng lá khế chứa hàm lượng lớn vitamin C, flavonoid có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh quá trình lành thương, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

Lá khế có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh quá trình lành thương, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn
Lá khế có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh quá trình lành thương, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 200g lá khế tươi, ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút để sát khuẩn.
  • Cho lá khế vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước lọc trong 5 phút thì tắt bếp.
  • Người bệnh mề đay lấy phần nước lá khế pha cùng ít nước lọc là tắm như bình thường, có thể kết hợp lá khế chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
  • Mỗi ngày nên áp dụng cách này 1 lần, kiên trì ít nhất 1 tuần để thấy rõ sự cải thiện.

Lá chè xanh

Tương tự như lá khế, lá chè xanh cũng có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, tiêu viêm và sát trùng tốt. Vì thế người ta thường dùng nguyên liệu này để chữa bệnh ngoài ra, bao gồm mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, lá chè xanh có chứa hàm lượng lớn flavonoid, vitamin C, polyphenol hỗ trợ kháng viêm, tiêu diệt khuẩn hại, đẩy lùi ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 nắm lá chè xanh tươi, ngâm rửa cùng nước muối pha loãng.
  • Sau khi đun sôi 3 lít nước, vò nhẹ lá chè rồi cho vào, tiếp tục đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, thêm ít nước lạnh để cân bằng nhiệt độ khoảng 50 độ C thì dùng để tắm rửa toàn thân, vệ sinh kỹ ở vùng da bị tổn thương do mề đay.
  • Mỗi ngày người bệnh mề đay nên áp dụng cách làm này 1 lần và kiên trì đến khi đạt kết quả như mong đợi.

Lá đinh lăng

Thêm một cách chữa nổi mề đay bằng thuốc Nam hiệu quả cao và khá an toàn đó là dùng lá đinh lăng. Loại lá này có tính bình với đặc tính sát khuẩn cao, giải độc, giảm ngứa, thanh lọc cơ thể, giúp phục hồi tổn thương do bệnh mề đay gây ra. Đặc biệt, lá đinh lăng chứa hàm lượng lớn vitamin B, C, axit, saponin hỗ trợ giảm ngứa, chống oxy hóa và tăng sức đề kháng cho da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng và 3 - 5 cây sả rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng.
  • Tiếp đó đập dập sả rồi cho tất cả nguyên liệu này vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong 20 phút.
  • Dùng nước lá pha cùng ít nước lọc để giảm bớt độ nóng rồi vệ sinh vùng da bị mề đay, kết hợp phần bã sả và đinh lăng để chà nhẹ lên da nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Lá đinh lăng chứa hàm lượng lớn vitamin B, C, axit, saponin hỗ trợ giảm ngứa
Lá đinh lăng chứa hàm lượng lớn vitamin B, C, axit, saponin hỗ trợ giảm ngứa

Thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y chữa mề đay theo cơ chế trừ tà, tiêu độc, an thần, lợi tiểu, chống dị ứng. Thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn, lành tính, tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy khó chịu và ngăn ngừa tái phát.

Bài thuốc chữa mề đay ở thể phong nhiệt:

  • Chuẩn bị 10g các loại lá đơn, lộc cửu, địa hoàng, bèo cái, ngưu bàng, nhẫn đông, đại thanh diệp, 6g các vị phòng phong, thuyền thoái, kinh giới, quốc lão.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng 500ml nước cho đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia phần nước thuốc này thành 3 lần uống hết trong ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.

Bài thuốc chữa mề đay ở thể phong hàn:

  • Chuẩn bị 16g các vị lá đơn tướng quân, thương nhĩ tử, ý dĩ, kinh giới tuệ, 12g phòng phong, đan sâm, 8g quế chi, đỗ nhược.
  • Các nguyên liệu mang rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn một nửa thì tắt bếp.
  • Người bệnh uống hết 1 thang thuốc trong ngày, chia thành 3 lần uống vào sáng, trưa, tối.

Bài thuốc chữa mề đay ở thể huyết hư phong táo:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gốc 15g bồ công anh, song hoa, 10g các vị hoàng cầm, thược dược, phục linh bì, hoạt thạch, bội lan, 6g các vị thổ hoắc hương, vỏ quýt, quốc lõa, hậu phác.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn một nửa thì tắt bếp, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Trên đây là danh sách các cách chữa nổi mề đay an toàn, hiệu quả nhanh, được nhiều người áp dụng thành công. Mỗi thể bệnh, mức độ và tình trạng khác nhau sẽ phù hợp với từng phương pháp khác nhau, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đảm bảo đạt kết quả tốt, tránh nguy cơ tái phát hay gặp biến chứng.

Nguồn tham khảo:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...