Mất Ngủ Kéo Dài

Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến sức khỏe suy giảm, tinh thần sa sút kéo theo giảm hiệu suất công việc. Thậm chí đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm có liên quan. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh mất ngủ này trong bài viết dưới đây. 

Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài là dạng rối loạn giấc ngủ kéo theo nhiều ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Mất ngủ kéo dài là gì?

Mất ngủ kéo dài là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên, ít nhất 3 lần/ tuần và liên tục trong vòng vài tháng không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu không được can thiệp khắc phục kịp thời rất dễ chuyển sang mất ngủ kinh niên khó điều trị.

Nếu trước khi căn bệnh mất ngủ thường chỉ xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, tuy nhiên ngày nay bệnh càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng. Theo thống kê mới đây cho thấy có đến hơn 30% dân số mắc phải căn bệnh mất ngủ kéo dài này. Bệnh chủ yếu xảy ra ở một số đối tượng người bệnh sau:

  • Người lớn tuổi mắc bị mất ngủ chiếm với tỷ lệ 40 - 40%.
  • Mất ngủ do di truyền từ thế hệ trước chiếm tỷ lệ khoảng 35%.
  • Những người thường xuyên chịu áp lực về mặt tinh thần, stress, mệt mỏi, âu lo trong cuộc sống, có vấn đề khó khăn... cũng rất dễ gây mất ngủ kéo dài.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt... cũng làm tăng cơ bị mất ngủ cao hơn so với những người bình thường.
  • Những người có thói quen sinh hoạt kém khoa học, nghiện thuốc lá, chất kích thích, thường xuyên sử dụng rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh... cũng làm tăng nguy cơ bị mất ngủ triền miên.
  • Những người thường xuyên thức khuya, thức xuyên đêm, nghiện sử dụng các thiết bị điện tử là nguyên nhân khởi phát thiếu ngủ, mất ngủ, khó ngủ...

Mất ngủ kéo dài
Người lớn tuổi là một trong những đối tượng thường xuyên bị mất ngủ kéo dài

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân tác động và gây ra chứng mất ngủ kéo dài. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Theo các chuyên gia, có rất nhiều căn bệnh gây ra mất ngủ kéo dài như:

  • Bệnh về hệ thần kinh: Những người có tiền sử mắc bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn nhận thức, rối loạn lo âu... chính là nguyên nhân gây ra những đợt mất ngủ triền miên cấp hoặc mãn tính.
  • Bệnh về hệ tiêu hóa: Một số bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau bao tử, viêm loét dạ dày... khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, hôi miêng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy... và hậu quả là mất ngủ suốt đêm.
  • Bệnh về xương khớp: Những người mắc bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp, bệnh gout... là nguyên nhân gây đau nhức dữ dội khi người bệnh vận động hoặc trở mình vào ban đêm. Mức độ đau càng nặng làm khiến bạn càng mất ngủ lâu hơn và còn làm tăng nặng các triệu chứng bệnh lý.
  • Bệnh về tuyến giáp: Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn và dẫn đến dư thừa năng lượng. Chính điều này khiến người bệnh dễ sinh ra cảm giác khó chịu, bồn chồn, lo lắng, không được thoải mái thư giãn để đi ngủ.
  • Do nội tiết tố thay đổi: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn và mất cân bằng nội tiết tố như mang thai, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc nguyên nhân nặng hơn gây rối loạn nội tiết tố là do sự xuất hiện của khối u ung thư trong cơ thể, phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư đại tràng. Lúc này, người bệnh sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, ngủ ít đi hoặc mất ngủ hoàn toàn.

Nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sống

Một vài nguyên nhân thường gặp như:

mất ngủ kéo dài
Nghiện sử dụng các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài ở giới trẻ

  • Thói quen ngủ không khoa học, ngủ ngày thức đêm hoặc múi giờ sinh hoạt bị thay đổi liên tục gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể dẫn đến mất ngủ liên tục.
  • Nghiện thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại... trước khi đi ngủ hoặc phòng ngủ chật hẹp, nhiều tiếng ồn hoặc lạnh/ nóng quá mức... cũng là những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thực phẩm giảm cân chứa caffein... rất dễ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
  • Lạm dụng một số loại thuốc trị bệnh như kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh trong thời gian dài gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có tình trạng mất ngủ trong thời gian dài.

Triệu chứng mất ngủ kéo dài

Khác với chứng mất ngủ sinh lý thông thường, mất ngủ kéo dài thường được biểu hiện với các triệu chứng nặng hơn:

  • Khó ngủ, trở mình liên tục, ngủ chập chờn, dễ gián đoạn thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại.
  • Có cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, dễ cáu gắt và kích động.
  • Mất ngủ kèm theo các triệu chứng đau đỉnh đầu, đau hai bên thái dương, đau nửa đầu vai gáy, đau đầu về chiều...
  • Rối loạn ăn uống, ăn không ngon miệng càng làm tăng sự mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.

Tác hại của chứng mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, sau một đêm thiếu ngủ hoặc mất ngủ hoàn toàn khiến bạn trở nên mệt mỏi, uể oải và không năng lượng để làm bất kỳ việc gì. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc và khiến tinh thần kiệt quệ.

Không những vậy, mất ngủ kéo dài còn gây một số hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, dễ đột quỵ: Mất ngủ hoàn toàn trong nhiều ngày hoặc những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày có thể làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, đau tim, suy tim... thậm chí làm tăng nguy đột quỵ, tai biến mạch máu não cao hơn 83% so với những người ngủ đủ giấc.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm: Đây là tình trạng hầu hết những người mất ngủ kéo dài đều gặp phải. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là da xuống sắc, sần sùi, mất nước, nổi mụn, thiếu sức sống, nhăn nheo, sạm nám... Những biểu hiện này cho thấy da đang trong quá trình lão hóa nhanh, suy giảm chức năng và mất đi khả năng phục hồi lại như ban đầu.
  • Các vấn đề về rối loạn tâm lý: Mất ngủ kéo dài sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về tâm lý, tính cách như mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, dễ nổi cáu, thậm chí có những người rơi vào trầm cảm sau một khoảng thời gian dài đối mặt với chứng mất ngủ triền miền.
  • Suy giảm trí nhớ: Não bộ cũng như bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, nó cần được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, mất ngủ khiến nó phải hoạt động thường xuyên, không được nghỉ. Do đó, bạn càng ngủ ít bao nhiêu thì mức độ tổn thương của não càng cao bấy nhiêu. Tác hại của tình trạng này chính là làm suy giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên và suy giảm chức năng.

mất ngủ kéo dài
Chứng mất ngủ kéo dài gây ra rất nhiều ảnh hưởng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý, lão hóa sớm, dễ đột quỵ...

  • Tăng nguy cơ vô sinh: Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Cụ thể, việc ngủ ít, không đủ giấc đối với nữ giới sẽ làm ức chế quá trình giải phóng hormone có nhiệm vụ kích thích rụng trứng, giảm khả năng thụ thai. Còn với nam giới, mất ngủ kéo dài làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục do yếu sinh lý, rối loạn cương dương...
  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn giai thông: Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có đến 30% tỷ lệ bị tai nạn giao thông do có liên quan đến việc mất ngủ, thiếu ngủ. Tình trạng này đặc biệt xảy ra ở những người tài xế chạy xe tải, taxi, xe khách đường dài.
  • Gây thừa cân - béo phì: Nếu bạn nghĩ ngủ ít đi sẽ khiến cơ thể giảm năng lượng, giúp ốm đi thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế lại hoàn toàn ngược lại, mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ bị béo phì. Nguyên nhân là do cơ thể kích thích tăng sinh hormone ghrelin tạo cảm giác đói và giảm hormone leptin tạo cảm giác no. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ bạn lại càng có cảm giác thèm ăn đồ ngọt hoặc mặn và hậu quả của việc ăn đêm quá mức là thừa cân, béo phì.
  • Tăng nguy cơ bị loãng xương: Có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của hệ xương và ngủ đủ giấc chính là một trong những yếu tố quan trọng. Do đó, khi ngủ ít dưới 6 tiếng/ đêm hoặc mất ngủ hoàn toàn sẽ khiến cho xương thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu, từ đó dẫn đến giảm mật độ xương, yếu đi, giòn hơn và dễ gãy.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...