Ngứa Da Đầu Và Rụng Tóc Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Ngứa da đầu và rụng tóc là tình trạng phổ biến, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này thường gây ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu ở da đầu. Trong một số trường hợp, ngứa da đầu, rụng tóc đi kèm với biểu hiện bóng vảy da đầu, lở loét và một số dấu hiệu nghiêm trọng cần can thiệp y tế khác.

Nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc

Ngứa da đầu và rụng tóc là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ giới. Khi gặp phải tình trạng này, bạn thường có cảm giác ngứa ở da đầu từ âm ỉ đến dữ dội, bong tróc vảy trắng, tiết nhiều bã nhờn và rụng tóc nhiều hơn so với bình thường.

Ngứa Da Đầu và Rụng Tóc là bệnh gì? Cách chữa trị
Ngứa da đầu và rụng tóc là tình trạng phổ biến, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ra các phiền thoái, ảnh hưởng đến sinh hoạt giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý về da đầu khác như nấm da đầu, gàu, viêm da tiết bã da đầu, vảy nến da đầu,… Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị đúng cách để tránh phát phát sinh biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc:

1. Gàu nhiều

Tình trạng gãy rụng tóc, ngứa da đầu nhiều có thể là biểu hiện của gàu. Ở đối tượng trẻ em, gàu còn có tên gọi khác là bệnh cứt trâu. Đây là một dạng viêm da thường xuất hiện tại vùng tuyến bã nhờn hoạt động nhiều như mặt, da đầu, ngực.

Trường hợp gàu trên da đầu, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện như:

  • Ngứa ngáy da đầu
  • Da đầu ửng đỏ
  • Bong tróc da đầu
  • Xuất hiện các vảy bong màu trắng hoặc vàng

Các mảng gàu thường hình thành khi da đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt. Điều này có thể khiến da đầu bị ứng ứng, bong vảy và gây ra gàu. Bên cạnh đó, da đầu cũng có thể bị kích ứng bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Không khí khô, lạnh
  • Người lớn tuổi
  • Viêm da tiếp xúc, xảy ra khi da đầu tiếp xúc với những yếu tố kích ứng như keo xịt tóc, tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dầu gội đầu,…

Gàu là tình trạng thường gặp và có thể cải thiện tại nhà trong trường hợp nhẹ. Theo đó, người bệnh có thể dùng dầu gội không kê đơn có chứa những thành phần giúp kiểm soát nấm men để cải thiện các triệu chứng. Đối với các trường hợp nặng, bệnh nhân cần dùng các loại thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để khắc phục các triệu chứng hoàn toàn.

2. Viêm da tiết bã nhờn ở đầu

Viêm da tiết bã nhờn ở đầu là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi các mẩn đỏ trên da đầu, các mảng da và gàu. Tổn thương do bệnh lý gây ra không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể như lưng, ngực, mặt.

Viêm da tiết bã nhờn ở đầu
Viêm da tiết bã nhờn ở đầu là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi các mẩn đỏ trên da đầu, các mảng da và gàu

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm da tiết bã ở da đầu. Tuy nhiên, bệnh lý có nguy cơ bùng phát cao bởi một số yếu tố sau:

  • Chăm sóc da kém
  • Béo phì
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Căng thẳng quá mức
  • Tác động từ các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm, hoá chất,…
  • Xuất hiện các tình trạng da khác, điển hình là mụn trứng cá

Viêm da tiết bã thường gây ra một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Da đầu ngứa ngáy, tiết nhiều nhờn, viêm đỏ
  • Hình thành các mảng vảy và bong ra, tương tự như gàu
  • Rụng tóc tại vùng da bị ảnh hưởng

Thông thường, bệnh viêm da tiết bã da đầu có thể được cải thiện thông qua một số biện pháp điều trị tại nhà như dùng kem bôi, xà phòng, dầu gội không gây kích ứng da đầu. Tuy nhiên, những trường hợp tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để kiểm soát.

3. Vảy nến da đầu

Vảy nến là bệnh lý tự miễn rối loạn da phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi các mảng da nổi đỏ, có vảy. Tình trạng này có thể xuất hiện thành từng mảng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu. Bên cạnh đó, vảy nến da đầu cũng có thể ảnh hưởng phía sau cổ, tai, trán.

Do là bệnh lý tự miễn nên vảy nến da đầu vẫn chưa được xác định nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý có mối liên hệ mật thiết đến rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến những tế bào da phát triển mức, tích tụ thành mảng. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có tính chất di truyền.

Vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu ở mức độ nhẹ thường hình thành các vảy trắng có kích thước nhỏ

Vảy nến da đầu ở mức độ nhẹ thường hình thành các vảy trắng có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng có thể ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng như sau:

  • Ngứa da đầu dữ dội
  • Xuất hiện các vảy màu trắng
  • Các vảy này có xu hướng tự bong tróc tương tự như gàu
  • Cảm giác châm chích, đau rát khó chịu
  • Rụng tóc

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phối hợp với biện pháp chăm sóc để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.

4. Nấm da đầu gây ngứa và rụng tóc

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng tác động đến da đầu và hình thành các mảng nhỏ, có vảy. Bệnh thường xảy ra ở những người tiếp xúc thân mật hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh như mũ bảo hiểm, lược, khăn lau đầu, gối,…

Chúng nấm phổ biến gây ra nấm da đầu là dermatophytes. Loại nấm này phát triển mạnh ở các tế bào chết, nơi có độ ẩm cao. Do đó, trường hợp vệ sinh da đầu kém, thói quen để tóc ướt khi ngủ thường có nguy cơ bị nhiễm nấm da đầu cao hơn so với người bình thường.

Nấm da đầu gây ngứa và rụng tóc
Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng tác động đến da đầu và hình thành các mảng nhỏ, có vảy

Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy da đầu từ âm ỉ đến dữ dội, viêm đỏ, bong tróc vảy, rụng tóc tại vùng da bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bệnh nấm da đầu cũng có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, sưng các hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây chảy mủ, hình thành sẹo da đầu vĩnh viễn và hói.

5. Chấy trên da đầu

Chấy là loài côn trùng nhỏ trên da đầu, chúng tấn công và sống nhờ vào máu người. Bệnh lý thường ảnh hưởng chủ yếu ở đối tượng trẻ em, tuy nhiên chấy trên da đầu cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Sự xâm nhập của cháy thường không ảnh hưởng nhiều đến việc vệ sinh da đầu kém, sống trong môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, chúng cũng không mang mầm bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh chấy trên da đầu:

  • Ngứa ngáy da đầu
  • Có thể hình thấy chúng trên da đầu
  • Có trứng chấy ở tóc và có thể gây rụng tóc
  • Xuất hiện những vết loét trên da đầu, vai hoặc cổ

Chấy trên da đầu có thể được kiểm soát bằng các loại dầu gội trị chấy không kê đơn chứa các hoạt chất diệt côn trùng như permethrin, permethrin. Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dùng sản phẩm điều trị theo toa.

6. Phản ứng dị ứng

Trong nhiều trường hợp, tình trạng ngứa da đầu, rụng tóc có thể xảy ra khi phản ứng với thuốc nhuộm tóc, dầu gội, gel tạo hình tóc hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc tóc khác. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị chàm da đầu.

Phản ứng dị ứng
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ngứa da đầu, rụng tóc có thể xảy ra khi phản ứng với thuốc nhuộm tóc, dầu gội,…

Chàm da đầu đặc trưng bởi tình trạng bong tróc da đầu đi kèm với một số biểu hiện khác như:

  • Đỏ da
  • Sưng tấy da đầu
  • Xuất hiện những mảng vảy
  • Ngứa da đầu
  • Rụng tóc
  • Có cảm giác nóng rát trên da đầu

Thông thường, những phản ứng dị ứng có thể tự cải thiện khi cách ly với những tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần can thiệp điều trị y tế để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.

7. Các nguyên nhân khác

Có thể nhận thấy, tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc thường xảy ra do dị ứng da đầu, nhạy cảm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Bệnh zona thần kinh
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn lo âu
  • Phản ứng dị ứng với thuốc
  • Đau nửa đầu
  • Lupus ban đỏ dị ứng

Hầu hết các trường hợp bị ngứa da đầu, rụng tóc đều không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát thông qua các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị đúng cách nếu các triệu chứng tiến triển nặng nề.

Cách xử lý ngứa da đầu và rụng tóc

Trong trường hợp bị ngứa da đầu, rụng tóc, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Nếu chủ quan khiến các triệu chứng kéo dài dai dẳng có thể khiến vùng da đầu bị tổn thương nặng, viêm đỏ, hói đầu, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng ngứa da đầu và rụng tóc:

1. Kiểm soát bệnh lý nguyên nhân

Thực tế nhận thấy, tình trạng rụng tóc, ngứa da đầu khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và độ tuổi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc hoặc sản phẩm dầu gội đầu phù hợp để kiểm soát bệnh lý.

Kiểm soát bệnh lý nguyên nhân
Một số loại dầu gội trị nấm (Zinc, Ketoconazole, Selenium,…) được dùng để ức chế nấm men, cải thiện tổn thương da đầu

Đối với những trường hợp khởi phát do vi nấm, gàu, tăng tiết bã nhờn da đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Dầu gội trị nấm: Một số loại dầu gội trị nấm (Zinc, Ketoconazole, Selenium,…) được dùng để ức chế nấm men, cải thiện tổn thương da đầu cũng như cân bằng độ pH của da đầu. Loại dầu gội này được dùng 2 lần/ tuần trong ít nhất 1 tháng để cải thiện.
  • Dầu gội bạt sừng: Các loại dầu gội bạt sừng thường được bổ sung acid salicylic/ acid lactic. Công dụng cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy, loại bỏ các vảy bong tróc và kiểm soát lượng dầu thừa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn mang lại tác dụng trong việc ức chế hoạt động của nấm men, sát trùng nhẹ.
  • Kem bôi Tar: Loại thuốc bôi này có nguồn gốc từ than đá. Có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình tăng trưởng của da. Theo đó, kem bôi Tar được sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương ở vùng rìa tóc trong vài giờ, kế đến làm sạch thuốc bằng dầu gội đầu. Loại thuốc này cũng được sử dụng trong điều trị vảy nến da đầu và một số bệnh ngoài da mãn tính khác.
  • Dầu gội chứa steroid: Loại dầu gội này được dùng 1 lần/ ngày trong vòng 3 – 5 ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm viêm đỏ, phù nề. Mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng dầu gội chứa steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức.
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Trường hợp tổn thương da đầu do vi nấm gây ra không đáp ứng với thuốc bôi, dầu gội. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc kháng nấm đường uống để điều trị. Thuốc kháng nấm đường uống có chứa hoạt tính mạnh, giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng nhưng gây độc lên thận, gan và ảnh hưởng đến sinh lý nam. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Chăm sóc tóc và da đầu với nguyên liệu tự nhiên

Ngứa da đầu, rụng tóc thường không quá nghiêm trọng như các bệnh hệ thống, Do đó, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giúp cải thiện tình trạng ngứa da đầu, nuôi dưỡng tóc giúp cải thiện nang tóc, đồng thời duy trì mái tóc chắc khỏe.

Một số công thức tự nhiên giúp cải thiện tình trạng rụng tóc và ngứa da đầu, bao gồm:

Sử dụng bia kết hợp với trứng gà ủ tóc:

Công thức ủ tóc từ bia và trứng gà có chứa hàm lượng protein, vitamin và axit amin dồi dào. Ngoài ra, trứng gà còn kích thích da tổng hợp collagen, cải thiện độ chắc khoẻ của tóc, hạn chế tình trạng gãy rụng, chẻ ngọn.

Sử dụng bia kết hợp với trứng gà ủ tóc
Việc áp dụng công thức từ bia và trứng gà đều đặn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu ở da đầu

Bên cạnh đó, công thức này còn hỗ trợ làm dịu vùng da bị hư tổn, loại bỏ vảy bong tróc, đồng thời phục hồi tế bào da. Việc áp dụng công thức từ bia và trứng gà đều đặn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu ở da đầu, đồng thời hạn chế số lượng tóc rụng cũng như duy trì mái tóc chắc khoẻ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trộn đều 1 lòng đỏ trứng gà cùng với 150ml bia
  • Kế đến làm ướt tóc với nước sạch
  • Sau đó dùng hỗn hợp thoa đều lên da đầu, chân tóc, thân tóc và ngọn tóc
  • Ủ khoảng 20 phút, xả lại với nước sạch và gội đầu như bình thường

Lưu ý: Nên mở nắp lon bia trước khi sử dụng khoảng vài tiếng nhằm giảm bớt nồng độ cồn.

Công thức từ quả bơ và dầu ô liu:

Trong quả bơ có chứa hơn 23 loại axit amin, axit béo, vitamin. Với các thành phần dinh dưỡng dồi dào, loại quả này thường được dùng để chăm sóc tóc, cải thiện tình trạng chân tóc khô ráp, chẻ ngon, xơ rối.

Bên cạnh đó, công thức này còn được bổ sung dầu ô liu. Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hoá, axit béo dồi dào giúp phục hồi vùng da đầu bị viêm đỏ, ngứa ngáy, cải thiện chân tóc, đồng thời tái tạo các nang tóc bị hư tổn. Không chỉ giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, rụng tóc do các bệnh da liễu, công thức này còn phù hợp với người bị rụng tóc do thiếu dưỡng chất, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố, trầm cảm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1/2 quả bơ nghiền nát rồi trộn đều với 2 muỗng dầu ô liu
  • Sau khi làm ướt tóc thì dùng hỗn hợp thoa đều lên vùng đầu, thân tóc và ngọn tóc
  • Ủ trong vòng 15 – 20 phút rồi xả lại với nước ấm
  • Sau đó gội đầu lại như bình thường và sấy khô tóc

Sử dụng dầu dừa trị ngứa đầu, rụng tóc:

Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng như chăm sóc tóc, da và móng. Với hàm lượng axit béo trong tinh dầu này có tác dụng dưỡng ẩm sâu, nuôi dưỡng mái tóc chắc khoẻ và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó, axit lauric trong dầu dừa còn có khả năng kháng tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus, nấm Malassezia, nấm Candida albicans.

Sử dụng dầu dừa trị ngứa đầu, rụng tóc
Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng như chăm sóc tóc, da và móng

Do đó, ngoài công dụng giảm ngứa, nuôi dưỡng da đầu, phục hồi nang tóc, dầu dừa còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của nấm men, phòng ngừa bội nhiễm.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sau khi làm ướt da đầu thì lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên chân tóc, ngọn tóc
  • Ủ trong vòng 15 – 20 phút
  • Sau đó rửa sạch lại với nước ấm và gội đầu lại như bình thường

Những công thức giảm ngứa ngáy da đầu, rụng tóc từ thiên nhiên có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng và đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên do tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên biện pháp này thường mang lại tác dụng chậm. Vì vậy khi áp dụng, người bệnh cần kiên trì thực hiện 2 – 4 lần/ tuần trong thời gian dài để cải thiện triệu chứng.

Ngứa da đầu, rụng tóc – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa số các trường hợp bị ngứa da đầu và rụng tóc đều được cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này cần can thiệp y tế để tránh phát sinh rủi ro liên quan.

Do đó, bạn cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Ngứa da đầu, phát ban kéo dài trên 6 tuần
  • Ngứa da đầu, rụng tóc không thể xác định nguyên nhân
  • Các biện pháp chăm sóc tại nhà không đạt được kết quả như mong muốn

Để xác định nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi nấm, vi khuẩn hoặc chấy trên da đầu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể xác định tình trạng ngứa da đầu, rụng tóc nhiều thông qua các dấu hiệu, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

Các biện pháp phòng ngừa rụng tóc và ngứa da đầu

Rụng tóc và ngứa da đầu là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy dễ kiểm soát nhưng các triệu chứng này có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Các biện pháp phòng ngừa rụng tóc và ngứa da đầu 
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tóc và cơ thể như cam quýt, quả bơ, các loại hạt, rau xanh, gan, thịt bò,…

Do đó, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Nên gội đầu 2 ngày/ lần với các sản phẩm dịu nhẹ, chứa thành phần an toàn, độ pH phù hợp. Khi gội, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước, tổn thương da đầu.
  • Hạn chế sử dụng hoá chất và dùng nhiệt lên da đầu và tóc. Bởi hoá chất và nhiệt độ cao có thể phá vỡ màng bảo vệ khiến tóc trở nên khô xơ, yếu, dễ gãy rụng và tăng nguy cơ tổn thương ở da đầu, gây ngứa ngáy, viêm đỏ, phù nề.
  • Tránh để da đầu và tóc tiếp xúc với ánh nắng ở cường độ mạnh trong thời gian dài. Nếu di chuyển ngoài trời, bạn nên sử dụng nón, dù để bảo vệ tóc, hạn chế da đầu tiết quá nhiều mồ hôi.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tóc và cơ thể như cam quýt, quả bơ, các loại hạt, rau xanh, gan, thịt bò,… Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas
  • Căng thẳng, rối loạn nội tiết có thể khiến triệu chứng tiến triển nặng nề hơn. Do đó, bạn nên chủ động kiểm soát căng thẳng, điều hoà nội tiết cùng với chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học.
  • Cần chủ động điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân để kiểm soát tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc hoàn toàn, phòng ngừa tái phát.

Tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng được kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Vùng kín là bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, cần được chăm sóc cẩn...
Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Ngoài sử dụng thuốc, nhiều người bệnh nấm da đầu dùng dung dịch vệ sinh...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...