Sỏi Thận Nên Ăn Gì

Người bệnh sỏi thận cần tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn chặn sự phát triển của sỏi. Đối với chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên:

  1. Cân bằng chất dinh dưỡng: Nên duy trì cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và không ăn một loại chất quá mức.

  2. Kiểm soát lượng protein: Hạn chế lượng protein tiêu thụ hàng ngày, khoảng 20 gram, để giảm áp lực lên thận.

  3. Giảm muối: Hạn chế lượng muối tiêu thụ, không quá 3 gram mỗi ngày, để ngăn chặn sự phát triển của sỏi.

  4. Bổ sung chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm nguy cơ tạo sỏi.

  5. Bổ sung canxi đủ mức: Giữ một lượng canxi đủ mức để duy trì sức khỏe xương mà không gây tăng nguy cơ sỏi thận.

  6. Uống đủ nước: Duy trì lượng nước cần thiết, khoảng 2-2.5 lít mỗi ngày, để giúp thoát nước tiểu và ngăn chặn sự tạo sỏi.

Đồng thời, tránh các thực phẩm và thói quen có thể tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận:

  1. Hạn chế oxalate: Kiêng ăn thực phẩm có hàm lượng oxalate cao như củ cải đường, rau bina.

  2. Giảm đường và thức ăn giàu đường: Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn giàu đường để giảm áp lực lên thận.

  3. Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Giảm ăn thực phẩm có hàm lượng đạm cao để ngăn chặn sự tích tụ acid uric.

  4. Kiêng rượu bia và chất kích thích: Hạn chế hoặc tránh rượu bia và đồ uống có chất kích thích để giảm áp lực lên thận.

Nhiều người thắc mắc không biết bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì. Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi mắc phải chứng bệnh này người bệnh cần ăn những món giàu vitamin, chất xơ,… tốt cho hệ tiêu hóa và đường tiết niệu. Đồng thời kiêng những món có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ tích tụ sỏi như ăn nhiều muối, đồ ăn quá ngọt, thực phẩm giàu đạm, kali,…

Người bệnh sỏi thận nên ăn uống như thế nào?

Nhiều người có thói quen nhịn tiểu, ăn quá mặn,... có nguy cơ bị bệnh sỏi thận do cặn, khoáng chất lắng đọng ở bàng quang, thận, niệu quản. Các tinh thể rắn bất thường hình thành trong thời gian dài, lâu dần sẽ phát triển với kích thước lớn, khả năng phát sinh biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Người bệnh sỏi thận nên ăn uống như thế nào?
Sỏi thận là bệnh lý nguy hiểm, bên cạnh điều trị theo phác đồ bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống

Do đó, khi nhận thấy cơ thế có những dấu hiệu bất thường như đau lưng, đau bụng mạn sườn, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, buồn nôn, nôn mửa,... nên chủ động đến gặp bác sĩ. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe và loại bỏ sỏi thận, ngăn nguy cơ chúng phát triển lớn hơn.

Vậy, bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì? Về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh, trước hết bạn cần điểm qua một vài lưu ý như sau:

  • Dinh dưỡng nạp vào cơ thể nên ở ngưỡng cân bằng các chất, không ăn thiên về một nhóm chất nhất định.
  • Không ăn quá ít dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, điều này khiến cơ thể suy nhược nguy hại hơn.
  • Người bệnh nên lưu ý không nạp quá nhiều protein trong ngày, lượng nên ăn khoảng 20 gram.
  • Lượng muối được khuyến cáo sử dụng tối đa không quá 3 gram muối để tránh nguy cơ sỏi tiếp tục phát triển.
  • Nạp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi.

Sở dĩ người bị sỏi thận nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng là do quá trình hình thành sỏi liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa các khoáng chất trong cơ thể. Trường hợp bạn ăn uống không lành mạnh nguy cơ sỏi phát triển nhanh chóng hơn. Do đó, trong quá trình điều trị, việc xây dựng một thực đơn khoa học giúp bạn giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

Sỏi thận nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?

Sỏi thận nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Như đã đề cập bên trên, trong quá trình điều trị nếu bạn kiểm soát được chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp sẽ giúp kết quả điều trị cao hơn. Vậy, người bệnh nên ăn những gì? Dưới đây là các thực phẩm nên bổ sung khi bị sỏi thận:

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Người bị bệnh thận được khuyến khích ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Đặc biệt là trong các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám,... Chất xơ giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột và hệ bài tiết. Nhờ đó, tình trạng tích tụ cặn bã giảm dần, tránh nguy cơ sỏi thận phát triển vượt mức.

Sỏi thận nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường tiêu hóa và hoạt động hệ bài tiết

Nhất là đối với bệnh nhân vừa tham gia phẫu thuật loại bỏ sỏi thận cần bổ sung nhóm thực phẩm này. Bởi, triệu chứng khó tiểu thường liên quan đến tình trạng suy giảm hoạt động của nhu động ruột. Chính vì vậy, việc nạp đủ chất xơ cần thiết giúp bạn giảm tình trạng táo bón, giảm áp lực cho thận cũng như cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa và bài tiết.

Các thực phẩm chứa chất xơ dồi dào có thể kể đến như súp lơ, astiso, bắp cải, ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, yến mạch, bột bắp nguyên hạt, cùng với nhiều loại đậu,...

Ăn những thực phẩm chứa canxi

Do nhiều người nghĩ rằng việc hình thành sỏi thận có liên quan đến canxi nên đã loại bỏ thực phẩm chứa dưỡng chất này ra khỏi khẩu phần ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc lắng đọng các tinh thể rắn bên trong thận do nhiều yếu tố tác động, không hoàn toàn phụ thuộc vào việc người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi.

Bởi, có người mặc dù nạp vào cơ thể thực phẩm chứa hàm lượng canxi lớn nhưng không mắc bệnh. Ngược lại, người ăn ít thực phẩm chứa canxi lại bị sỏi thận. Điều này cho thấy việc kiêng khem quá mức thực phẩm giàu canxi không phải là yếu tố bảo vệ sức khỏe mà còn có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy.

Sỏi thận nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Bổ sung cho cơ thể thực phẩm chứa canxi

Trong đó, nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi cần thiết, nguy cơ bạn sẽ gặp các vấn đề về xương khớp, mất cân bằng canxi dẫn đến việc tăng hấp thụ oxalate. Những yếu tố này có khả năng tác động dẫn đến bệnh sỏi thận. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn không nên kiêng cữ hoàn toàn dưỡng chất này.

Bổ sung hàm lượng canxi vừa đủ, cần thiết cho cơ thể giúp duy trì các hoạt động sống, giảm áp lực cho thận, phòng nguy cơ sỏi phát triển kích thước lớn hơn. Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, các loại hạt hoặc sữa chua,...

Bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin A, D

Người bệnh sỏi thận nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D. Trong đó, vitamin A có khả năng giảm quá trình kết tủa của oxalate. Nhờ đó, hiện tượng lắng đọng cặn bã, khoáng chất trong thận, bàng quang,... được kiểm soát. Không những thế, vitamin A còn giúp đào thải nước tiểu dễ dàng hơn, bào mòn sỏi và tạo điều kiện cho chúng thoát ra ngoài.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A có thể kể đến như rau diếp ca, cà rốt, khoai lang, những loại quả có màu đỏ,...

Đối với vitamin D, loại vitamin này có khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể. Từ đó, xương khớp của bạn được chắc khỏe hơn, giảm hàm lượng oxalate giúp phòng tránh tình trạng tích tụ tinh thể bất thường. Do đó, bên cạnh các thực phẩm giàu vitamin A, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào.

Một số thực phẩm như cá biển, lỏng đỏ trứng gà, sữa,... Ngoài ra có thể hấp thụ vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời sáng sớm.

Sỏi thận nên ăn gì? Ăn nhiều hoa quả tươi

Trái cây tươi là thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn để tăng cường đề kháng giúp cơ thể sớm phục hồi. Bởi, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp cải thiện hệ miễn dịch, đặc biệt thích hợp cho người mới tham gia mổ loại bỏ sỏi thận. Ưu tiên những loại quả họ cam quýt, chứa nhiều vitamin C.

Sỏi thận nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Người bị sỏi thận nên ăn gì? Ăn các loại quả tươi chứa nhiều vitamin

Bởi, các loại quả họ cam quýt có khả năng ngăn ngừa sỏi phát triển kích thước, cung cấp citrat tự nhiên cho cơ thể. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong trái cây giúp cạnh tranh với oxalate, nhằm liên kết với canxi, hạn chế gây sỏi thận. Các loại như cam, chanh, bưởi, quýt,... Bạn có thể ăn tươi hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày với lượng vừa đủ.

Nạp đủ nước cho cơ thể hàng ngày

Ngoài bổ sung các thực phẩm thiết yếu cho cơ thể, người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước từ 2 - 2,5 lít nước, có thể dùng nước lọc hoặc nước ép hoa quả. Việc uống đủ nước giúp giảm tình trạng lắng sỏi, tạo cơ hội cho sỏi thoát ra ngoài bằng đường tiểu, giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Trên đây là những thực phẩm mà người bệnh sỏi thận cần lưu ý, bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện sức khỏe, tăng cơ hội chữa trị dứt điểm chứng bệnh này. Cân bằng dinh dưỡng, chế biến thực phẩm thành các món dễ tiêu hóa, ít gia vị, nêm ít muối,... để cơ thể sớm phục hồi.

Các thực phẩm khi mắc bệnh sỏi thận cần kiêng ăn

Người bị sỏi thận nên ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung kể trên, một số thực phẩm không phù hợp cho người bệnh thận cần được lưu ý dưới đây. Bạn nên hạn chế sử dụng chúng để giảm nguy cơ gặp phải các rủi ro không mong muốn:

Các thực phẩm khi mắc bệnh sỏi thận cần kiêng ăn
Các thực phẩm khi mắc bệnh sỏi thận cần kiêng ăn

  • Kiêng ăn thực phẩm có lượng oxalate cao: Các thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao có thể tăng nguy cơ tích tụ chất khoáng hình thành sỏi thận. Do đó, người bệnh được khuyến cáo không nên ăn nhiều thực phẩm chứa thành phần này. Chẳng hạn như hạn chế ăn củ cải đường, rau bina,...
  • Hạn chế ăn socola: Bên cạnh các loại rau, củ quả khiến oxalate tăng cao, socola cũng là nhóm thực phẩm nên hạn chế khi bị sỏi thận. Trường hợp bạn lạm dụng, ăn với số lượng lớn trong thời gian dài khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn không nên ăn socola và các sản phẩm liên quan để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
  • Hạn chế ăn nhiều muối: Như đã đề cập, người có thói quen ăn mặn, nêm nếm nhiều muối có nguy cơ mắc phải bệnh sỏi thận. Bởi muối có thể làm tăng lượng oxalate khiến cho sỏi phát triển lớn hơn. Ngoài ra, việc ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể gặp áp lực trong việc loại bỏ độc tố. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên nạp mỗi ngày tối đa 3gr muối, không nên ăn quá nhiều.
  • Giảm đường, thức ăn quá ngọt: Cắt giảm bớt lượng đường giúp cơ thể của bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Theo đó, bạn nên giảm ăn đồ ngọt, đồ béo chứa nhiều đường hóa học, có thể thay bằng đường có trong các loại trái cây ít ngọt.
  • Kiêng thực phẩm quá nhiều đạm: Đạm là chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn những thực phẩm này. Bởi, hàm lượng đạm quá nhiều có thể gây tăng khả năng tích tụ acid uric máu làm cho tình trạng lắng đọng muối, khoáng chất tại thận diễn ra nhanh chóng hơn. Do đó, bạn nên kiêng ăn quá nhiều chất đạm.
  • Hạn chế thực phẩm giàu kali: Kiêng ăn những thực phẩm chứa hàm lượng kali cao, chẳng hạn như bơ, chuối, khoai tây,... Chúng có thể khiến hàm lượng kali trong máu của bạn tăng cao khiến thận chịu nhiều áp lực hơn. Chính vì điều này khiến cho quá trình đào thải tinh thể, cặn bã hoạt động kém so với bình thường.
  • Không nên ăn nhiều đồ ăn nhanh: Người bệnh sỏi thận nên lưu ý việc cắt giảm bớt các món chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung rau củ quả tươi, ăn trái cây xanh cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Tránh rượu bia, chất kích thích: Bổ sung cho cơ thể lượng chất lỏng cần thiết. Tuy nhiên bạn nên dùng nước lọc, một lượng vừa đủ nước ép rau củ quả, không nên sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Hạn chế uống nước ngọt có gas để bảo vệ sức khỏe,

Bên cạnh tìm hiểu các thực phẩm bệnh nhân sỏi thận nên bổ sung, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn cùng sử dụng thuốc nam để điều trị sỏi thận dứt điểm, giảm các cơn đau buốt do bệnh gây ra.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã giải đáp được thắc mắc: "Sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?". Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm phù hợp, cân bằng dinh dưỡng kết hợp với điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ sỏi thận biến chứng gây hại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...