Suy Nhược Thần Kinh

Suy nhược thần kinh là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến. Bệnh hình thành và phát triển do nhiều nguyên nhân. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nặng nề như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, có thể dẫn đến hành vi tự làm tổn hại bản thân, thậm chí tự sát.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng Da Costa, “trái tim người lính”, hội chứng căng thẳng, rối loạn thần kinh tim, suy nhược bán cấp,... Hội chứng có các biểu hiện tương tự như bệnh tim, tuy nhiên thông qua thăm khám thực thể thường không phát hiện có sự bất thường nào về mặt sinh lý.

Suy nhược thần kinh là gì? 
Suy nhược thần kinh là gì?

Có thể nói, suy nhược thần kinh là một trong số các bệnh lý liên quan đến hiện tượng rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ não. Nguyên nhân thường là do não bộ của người bệnh làm việc quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

Nguyên nhân suy nhược thần kinh

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ các căng thẳng trong tâm lý, áp lực cuộc sống diễn ra trong thời gian dài không được cải thiện, cứu chữa. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, kể đến như:

Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Căng thẳng áp lực, gặp cú sốc tâm lý,... là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

  • Người bệnh gặp sang chấn tâm lý: Sang chấn tâm lý khiến người bệnh sẽ trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, suy nghĩ tiêu cực lâu ngày dẫn đến tình trạng kiệt quệ tinh thần.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý: Chịu ảnh hưởng bởi một vài bệnh lý như viêm xoang mãn tính, viêm loét dạ dày, viêm túi mật,... khiến người bệnh suy nhược thần kinh.
  • Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất: Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả.
  • Mất ngủ kéo dài: Suy nhược thần kinh còn có thể là hệ lụy do mất ngủ kéo dài, người thường xuyên phải làm việc nhưng không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Tình trạng suy nhược cũng có thể là hậu quả của quá trình nghiện rượu, lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài gây ra.
  • Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, không khí khói bụi, nóng nực, điều kiện sống không đảm bảo,... cũng khiến người bệnh ngày càng xuống tinh thần.

Triệu chứng suy nhược thần kinh

Triệu chứng suy nhược thần kinh rất đa dạng, bạn đọc nên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết để sớm chủ động trong việc thăm khám và điều trị cho bản thân hoặc người thân, bạn bè xung quanh. Một số triệu chứng điển hình như:

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Người bệnh gặp tình trạng ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm hoặc mất ngủ trong thời gian dài khi bị suy nhược thần kinh. Do cơ thể không có thời gian phục hồi, não bộ không được nghỉ ngơi khiến cho chức năng của não ngày càng suy giảm.
  • Mệt mỏi cơ thể: Do tinh thần không tốt, trạng thái cơ thể mệt mỏi thường xuyên khiến người bệnh dễ phát sinh các cơn nóng giận vô cớ, khó chịu với người xung quanh. Bên cạnh mệt mỏi, người bệnh lúc này còn bị khó thở, cảm giác tim đập nhanh hơn, hồi hộp dẫn đến đau dạ dày,...
  • Rối loạn lo âu: Tình trạng này có thể xuất hiện khi bạn gặp các sự việc gây căng thẳng đầu óc, biết trước một mối đe dọa nguy hiểm sắp xảy ra. Tuy nhiên với suy nhược thần kinh, người bệnh thường không nhận biết đươc nguyên nhân làm phát sinh tình trạng rối loạn lo âu.
  • Ngại giao tiếp: Người rối loạn thần kinh thường ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh, thậm chí có xu hướng trốn tránh tiếp xúc với người khác. Nguyên nhân là do não bộ bị rối loạn serotonin tạo cảm giác lo âu, căng thẳng, đặc biệt là khi người bệnh ở nơi đông người.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: Vỏ não và các trung khu thần kinh dưới vỏ não bị suy giảm chức năng cản trở sự tập trung của người bệnh trong mọi việc, đặc biệt là khi đứng trước các vấn đề mới. Triệu chứng này gây ra ảnh hưởng lớn cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt, học tập.
  • Hoảng loạn: Hiện tượng này cảnh báo mức độ suy nhược thần kinh đã chuyển biến nặng hơn. Lúc này người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, không kiểm soát được tinh thần và hoạt động của cơ thể.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài những biểu hiện kể trên, người bệnh có thể kèm theo một vài triệu chứng khác, như các triệu chứng về xương khớp ; triệu chứng thần kinh; triệu chứng tiêu hóa.

Thuốc chữa suy nhược thần kinh

Bài viết nói về nhóm thuốc chống trầm cảm trong điều trị suy nhược thần kinh. Dưới đây là rút gọn thông tin về một số loại thuốc trong nhóm này:

Citalopram Stella 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm nặng, rối loạn hoảng loạn.
  • Liều lượng: 20mg/ngày, tối đa 40mg/ngày.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, mẫn cảm, hội chứng rối loạn động điện tim.

Oxeflu Cap (Fluoxetine 20mg):

  • Chỉ định: Rối loạn trầm cảm, ám ảnh.
  • Liều lượng: 1 viên/ngày, tăng nếu cần.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn hoạt chất, phụ nữ mang thai, suy thận nặng.

Citalopram Danapha 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm, rối loạn hoảng sợ.
  • Liều lượng: 20mg/ngày, tăng lên 40mg/ngày nếu cần.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, đang dùng MAOI, mắc hội chứng QT.

Medi-Paroxetin 20mg:

  • Chỉ định: Điều trị trầm cảm ở giai đoạn nặng, rối loạn lo âu.
  • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 2 viên/ngày.
  • Chống chỉ định: Dưới 18 tuổi, dị ứng hoặc mẫn cảm.

Zoloft Sertraline 50mg:

  • Chỉ định: Điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, OCD.
  • Liều lượng: 50mg/ngày.
  • Chống chỉ định: Gan, đang dùng MAO, trẻ dưới 16 tuổi.

Thuốc giảm lo âu cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh:

  1. Diazepam Vidipha 5mg: Điều trị rối loạn lo âu.
  2. Alprazolam Mylan 0.5mg: Giải lo âu, mất ngủ.
  3. Seduxen 5mg: Điều trị mất ngủ, an thần, giải lo âu.

Nhóm thuốc ổn định tâm trạng:

  1. Topamax 25mg: Điều trị động kinh, ổn định tâm trạng.
  2. Neurontin 300mg: Điều trị đau thần kinh, kiểm soát suy nhược thần kinh.

Thuốc giảm đau:

  1. Stilnox Zolpidem: Giảm triệu chứng mất ngủ.
  2. Temesta 1mg: Giảm lo âu, căng thẳng.
  3. Valium Diazepam: Điều trị lo âu, giảm triệu chứng co thắt cơ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự y án.
  • Báo ngay nếu có triệu chứng phụ thường xuyên.
  • Kết hợp với lối sống khoa học, nghỉ ngơi đủ giấc, tập thể dục.

Khi cần thăm bác sĩ:

  • Đau đầu kéo dài.
  • Tâm trạng suy sụp.
  • Thị lực giảm.
  • Triệu chứng không giảm.

Phân loại suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh thường dễ gặp ở người trẻ và trung niên. Người bệnh trải qua nhiều triệu chứng bất thường, tuy nhiên chúng khá giống với một số bệnh lý thông thường khác nên nhiều người chủ quan không điều trị sớm. Đây là một trong những bệnh lý về thần kinh không thể xem nhẹ, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Dựa vào các biểu hiện mà người bệnh gặp phải, các chuyên gia phân chia suy nhược thần kinh thành các thể bệnh riêng. Phổ biến nhất là thể nhược. Khi mắc thể bệnh này, người bệnh cảm thấy cơ thể không còn hứng thú, yêu thích hay ham muốn làm một việc nào đó.

Ngoài ra còn có 2 thể bệnh khác:

  • Thể trung gian: Cảm xúc của người bệnh lúc này có chiều hướng thay đổi thất thường., vui có lúc buồn vô cớ
  • Thể cường: Đa số bệnh nhân không thể tự chủ trong cảm xúc và hành động, dễ bị kích thích, ức chế trước một sự việc bình thường xảy ra.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có xu hướng gia tăng theo sự phát triển của cuộc sống hiện đại, đối tượng bệnh nhân ngày càng đa dạng và trẻ hóa. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh như các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo khác. Tuy nhiên tình trạng suy nhược kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng không chỉ tinh thần mà còn cả thể chất của người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng suy nhược thần kinh
Thần kinh suy nhược kéo dài không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe thể chất

Theo đó, khi hệ thống thần kinh gặp vấn đề, các cơ quan khác trong cơ thể cũng đồng loạt bị tác động, trong đó nặng nề nhất là hệ thống tim mạch. Người bệnh có thể bị co mạch, tăng huyết áp đột ngột, loạn nhịp tim, tức ngực và đau nhói tim,... Ngoài ra, một số hậu quả khác có thể xảy ra như:

  • Mất ngủ kinh niên: Rối loạn thần kinh khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và thường không có giấc ngủ ngon và sâu giấc, dễ giật mình giữa đêm, khó khăn để trở lại giấc ngủ.
  • Trầm cảm, tự sát: Người bệnh dễ bị rối loạn cảm xúc và hành động, một số trường hợp tự làm hại bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là nguy cơ tự sát khi thấy nhiều áp lực.
  • Mệt mỏi, dễ té ngã: Thần kinh gặp vấn đề khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi cơ thể, không có sức sống, thường xuyên thấy chóng mặt, hoa mắt.

Chăm sóc khi bị suy nhược thần kinh

Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa suy nhược thần kinh, người bệnh nên kết hợp chăm sóc sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp hơn. Cụ thể, một số vấn đề trong khâu chăm sóc người bệnh bị suy nhược thần kinh cần lưu ý như:

Chăm sóc khi bị suy nhược thần kinh
Dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp thực phẩm tốt cho não bộ như bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc, hải sản,.. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nạp thêm dưỡng chất từ các loại sữa chứa protein. Bên cạnh đó người bệnh cần kiêng những món ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc các thức uống, thực phẩm chưa chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, chịu áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi, giúp đầu óc phục hồi thông qua một chuyến du lịch ngắn hạn, các hoạt động ngoài trời giải tỏa áp lực.
  • Tâm sự với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý về các vấn đề khó giải quyết để được tư vấn cách khắc phục. Đồng thời thông qua cách làm này một phần cũng có thể giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng tinh thần.
  • Xây dựng thói quen lành mạnh, không thức quá khuya, làm việc quá muộn. Nên chú ý đến giấc ngủ, cố gắng ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian tái tạo, phục hồi.
  • Tập luyện thể dục vừa sức giúp cơ thể giải phóng năng lượng tiêu cực, cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đây là hoạt động được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện nhằm giúp cơ thể phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần hiệu quả hơn.

Suy nhược thần kinh là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Tuy nhiên nếu người bệnh không sớm điều trị có thể gặp phải nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về mặt tinh thần mà còn gây hại sức khỏe. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ hoặc đưa người thân, bạn bè thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...