Những Tác Hại Của Mất Ngủ Đến Sức Khoẻ Vô Cùng Nghiêm Trọng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Những tác hại của mất ngủ đến sức khỏe là vô cùng khó lường. Thông thường, mất ngủ kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe, suy sụp tinh thần và ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống, thậm chí mất ngủ liên tục cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. 

Đọc ngay: Mất ngủ trắng đêm tôi đã tìm lại giấc ngủ ngon nhờ cách này!

tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ
Những tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ thường vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ ít, ngủ chập chờn không sâu giấc, ngủ dậy bị chóng mặt… như:

  • Có thói quen ngủ thiếu khoa học như thường xuyên thức khuya, ngủ trễ, sử dụng các thiết bị điện tử quá mức, ăn quá no hoặc uống nhiều nước hay tập thể dục muộn… trước khi đi ngủ.
  • Stress quá mức trong công việc, cuộc sống, luôn đối mặt với những lo âu, mệt mỏi khi công việc không thuận lợi, các mối quan hệ không như ý muốn… Nguyên nhân mất ngủ này chủ yếu xuất hiện phổ biến ở những người trẻ.
  • Lạm dụng quá mức các loại thuốc trị bệnh như thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chứa corticoid… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê… trước giờ đi ngủ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị kích thích hưng phấn quá mức, tăng sinh các gốc tự do làm tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa, cục huyết khối và làm giảm lưu lượng oxy lên não, cuối cùng gây ra khó ngủ.
tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ
Những nguyên nhân gây mất ngủ thường xuất phát từ chính những thói quen xấu hằng ngày như: sử dụng thiết bị điện tử, uống rượu bia… trước khi đi ngủ
  • Không gian và môi trường ngủ không thoải mái, quá ồn ào, quá sáng, nhiều bụi bẩn, quá lạnh hoặc quá nóng… đều là những nguyên nhân khiến việc đi ngủ gặp nhiều khó khăn.
  • Lệch múi giờ khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác cũng có thể khiến cho chu trình thức – ngủ tự nhiên của cơ thể bị rối loạn, không kịp thích ứng dẫn đến khó ngủ.
  • Mắc một số bệnh lý về dạ dày như trào ngược, viêm loét, khó tiêu, ợ nóng hoặc bị bệnh viêm khớp mạn tính… gây ra các triệu chứng khó chịu và kéo dài khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi.

Những tác hại của mất ngủ đến sức khỏe

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi người bệnh liên tục rơi vào trạng thái khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ giật mình tỉnh giấc, khó ngủ lại và mệt mỏi uể oải sau khi thức dậy. Tình trạng này chỉ cần xuất hiện ít nhất 3 lần/ tuần liên tục trong vòng nhiều tháng là đã có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, một người nếu mất ngủ kéo dài, triền miên sẽ gây ra một số tác hại phổ biến sau:

1. Dễ thừa cân – béo phì, bị tiểu đường

Mất ngủ, ngủ ít, ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao, tăng nguy cơ bị tiểu đường và làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, mất ngủ còn là nguyên nhân của tình trạng thừa cân, béo phì. Vì khi cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi thì bạn lại không đáp ứng đủ thời gian làm cho các cơ quan suy giảm chức năng, lượng calo trong cơ thể không được tiêu hao dẫn đến tích tụ mỡ gây béo phì.

2. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý tim mạch

Mất ngủ thường xuyên khiến cho hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, hoạt động nhiều hơn. Không những vậy, nó cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp đột ngột, các mạch máu bị co lại, làm tăng áp lực lên tim mạch, dần bị tổn thương và suy giảm chức năng, khởi phát các bệnh lý tim mạch như suy tim, đau tim, cao huyết áp, tăng lượng cholesterol trong máu, kéo theo đột quỵ…

tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ
Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch như đau tim, suy tim, tăng huyết áp…

3. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư

Trong số những tác hại của mất ngủ thì tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư là biến chứng khiến nhiều người lo ngại. Theo kết quả của một nghiên cứu khoa học được thực hiện ở Anh cho biết, đối với nhóm phụ nữ có thời gian dưới 6 tiếng/ đêm sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh ung thư vú.

Bên cạnh đó, mất ngủ kéo dài hay ngủ ít cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết do khối u đại trực tràng phát triển ngày càng lớn, cơ thể sản xuất hormone melatonin quá ít làm giảm khả năng chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u.

4. Dễ bị rối loạn tâm lý, lo âu và trầm cảm

Những người bị mất ngủ kéo dài thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, căng thẳng và dễ bộc phát cảm xúc quá mức, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực. Và nặng hơn sẽ làm nảy sinh các bệnh về tâm thần như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu… Tác hại này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoàn thiện chức năng của hệ thần kinh.

5. Tai biến mạch máu não

Theo một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Alabama tại Birmingham cho thấy hầu hết những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ đêm sẽ có nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ) cao hơn so với những người bình thường.

6. Suy giảm khả năng thụ thai, vô sinh

Giấc ngủ chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào khả năng sinh sản của một người, bao gồm cả nam lẫn nữ. Ngược lại, nếu bị mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho hoạt động sinh học bình thường của cơ thể. Cụ thể:

  • Đối với nữ giới khi mất ngủ quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải phóng hormone kích thích rụng trứng, suy giảm khả năng thụ thai.
  • Đối với nam giới mất ngủ kéo dài cũng sẽ làm giảm lượng hormone, kéo theo làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, số lượng giảm và chất lượng cũng không đạt chuẩn. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.

7. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Não bộ là bộ phận phải hoạt động rất nhiều trong một ngày, nó giúp kiểm soát và chi phối những hoạt động, cảm xúc của con người cả tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, não cần được nghỉ ngơi nhiều hơn vào ban đêm để phục hồi năng lượng cho ngày tiếp theo. Tuy nhiên, với những người bị mất ngủ, ngủ ít hơn so với nhu cầu cần thiết trong thời gian dài sẽ làm cho não bộ dần bị tổn thương, suy giảm chức năng vốn có. Lúc này, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái lúc nhớ lúc quên và chậm chạp trong việc xử lý tình huống.

tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ
Mất ngủ thường xuyên vào ban đêm khiến bạn mệt mỏi, uể oải vào ban ngày, giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung

8. Tăng nguy cơ gặp phải tai nạn giao thông

Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trong tổng số các trường hợp tai nạn giao thông thì có đến 30% trường hợp liên quan đến việc mất ngủ, thiếu ngủ mà vẫn tham gia giao thông, lái xe.

9. Đẩy nhanh tốc độ lão hóa

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc mất ngủ, thiếu ngủ càng kéo dài bao nhiêu thì tốc độ lão hóa càng diễn ra nhanh bấy nhiêu. Lúc này, các dấu hiệu của việc lão hóa trên cơ thể như da mất nước, thiếu sức sống, nhiều nếp nhăn, rụng tóc nhiều, xương khớp yếu đi, suy giảm hệ miễn dịch…

10. Suy giảm sức khỏe làn da

Theo thông tin từ các chuyên gia da liễu, việc mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể không có đủ thời gian để sản sinh ra hormone tăng trưởng, thay vào đó là sản sinh ra lượng lớn cortisol có khả năng phá vỡ các phân tử collagen trong cơ thể.

Không những vậy, loại hormone căng thẳng này còn làm tăng mức độ viêm nhiễm trên da mặt, hình thành mụn và đẩy nhanh quá trình hình thành nếp nhăn. Hàng rào tự nhiên bảo vệ da cũng bị phá vỡ, khiến da khô ráp và nhạy cảm hơn. Lúc này, da của bạn sẽ rất dễ gặp phải vấn đề khi tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm…

Hướng dẫn các biện pháp cải thiện điều trị và phòng ngừa chứng mất ngủ

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và đánh bay bệnh mất ngủ, người bệnh cần điều trị bằng sự kết hợp của những phương pháp cụ thể như:

  • Vệ sinh giấc ngủ: Phương pháp này còn được gọi là Sleep hygiene, đây là cách để reset lại toàn bộ những thói quen, hành vi và môi trường ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt tốt hơn. Cụ thể cách thực hiện một số mẹo vệ sinh giấc ngủ đơn giản như:
    • Tạo thói quen ngủ nghỉ khoa học bằng cách lên giường đi ngủ và thức dậy đúng vào một thời điểm cố định. Thời điểm tốt nhất là ngủ trước 23 giờ và dậy trước 6h sáng.
    • Không gian ngủ cần được đảm bảo về các tiêu chí sau: sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ. Trong đó, nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 25 độ C, trước giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng nên giảm ánh sáng trong nhà, gắn rèm cửa và làm tường cách âm để giảm bớt tiếng ồn.
    • Trước khi đi ngủ không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia hay nước tăng lực… Thay vào đó có thể uống một ly sữa ấm sẽ thúc đẩy cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý tránh ăn quá no trước giờ ngủ, phải ăn sớm để cơ thể tiêu hóa trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi lên giường.
    • Thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng để làm giảm bớt sự kích thích sinh lý khi ngủ như: tắm nước ấm, ngâm chân nước ấm, thiền ngủ, tập yoga, nghe nhạc nhẹ, đọc sách thư giãn… Nếu nằm trên giường trằn trọc hơn 1 tiếng mà không ngủ được, không nên cố nhắm mắt mà hãy bước ra khỏi giường tìm một việc gì đó để làm như xem phim, đọc sách… để khiến cơ thể mệt mỏi dễ ngủ hơn. Lưu ý không nên sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử vì sẽ nó sẽ càng làm cho tình trạng khó ngủ trở nên nặng nề hơn.
tác hại của mất ngủ đến sức khoẻ
Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi những thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn
  • Duy trì một trạng thái tinh thần vui vẻ, suy nghĩ lạc quan và tích cực trước mọi vấn đề, chỉ có như vậy giấc ngủ của bạn mới không bị tác động ảnh hưởng.
  • Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên và khá nặng, người bệnh cần có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo dược trị mất ngủ hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ. Đối với những loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ mạnh, thuốc chống trầm cảm… chỉ được dùng cho người mắc bệnh mất ngủ mãn tính và có sự kê đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ.
  • Hằng ngày có thể sử dụng một số loại thảo dược làm trà uống cải thiện giấc ngủ, bồi bổ sức khỏe tốt như: trà hoa cúc, trà hoa saffron, trà lạc tiên, trà tâm sen, trà đinh lăng…

Trên đây là một số những tác hại của của mất ngủ đến sức khỏe nghiêm trọng cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, đừng lơ là và chủ động thăm khám để điều trị, không nên tự ý sử dụng thuốc cũng như tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...