Thoái Hóa Khớp Kiêng Ăn Gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp và giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ và những thực phẩm nên bổ sung:

Kiêng kỵ:

  1. Đồ chiên xào nhiều chất béo: Thực phẩm này chứa nhiều AGEs, gây hại cho collagen và tiêu diệt chất ngăn ngừa lão hóa.
  2. Thịt đỏ: Thịt đỏ có thể tăng acid, khiến cơ thể rút canxi từ xương, gây nặng hơn tình trạng thoái hóa.
  3. Đồ hộp chứa chất bảo quản: Chất bảo quản và sulfit trong đồ hộp có thể thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp.
  4. Đường và carbohydrate: Cản trở quá trình hấp thụ canxi và kích thích triệu chứng viêm xương khớp.
  5. Thực phẩm chứa nhiều muối: Gia tăng lượng natri, gây lão hóa tế bào và mất canxi từ xương.

Nên bổ sung:

  1. Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá trích, hạt chia giúp hạn chế sản xuất các chất gây phá vỡ sụn.
  2. Thực phẩm giàu Vitamin: Cam, dâu tây, cà chua, rau cải, có thể giúp bảo vệ xương khớp và giảm oxy hóa.
  3. Bioflavonoid: Cải thiện tổn thương xương khớp, có trong cải xoăn, nho đen, trà xanh.
  4. Beta Carotene: Ngăn chặn quá trình thoái hóa, có trong cà chua, khoai lang, dưa lưới.
  5. Gia vị như tỏi, gừng, nghệ: Có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau nhức khớp.
  6. Vitamin D: Tăng khả năng hấp thụ canxi, nguồn từ cá hồi, trứng, và ánh sáng mặt trời.

Chú ý rằng việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là quan trọng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh thoái hóa khớp. Vì vậy, chuyên gia Xương khớp tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp thông tin chi tiết giải đáp thoái hóa khớp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện tích cực sức khỏe xương khớp.

 

Tổng quan bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp ở vùng đầu gối, khớp tay, khớp háng, xương sống bị viêm gây cứng khớp, đau nhức các khớp. Bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có xu hướng lão hóa sớm, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Người bình thường, sụn khớp có hình dạng nguyên vẹn, trơn láng, cấu trúc xương dưới sụ ổn định. Khi bị tổn thương, sụn khớp bắt đầu thoái hóa trở nên xù xì, bào mòn, để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng vỡ, nứt hoặc rách. Phần xương bên dưới sụn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về hình thái và cấu trúc. Từ đó đầu xương khớp bị thừa, biến đổi thành gai xương ở rìa.

Chúng ta biết rằng, sụn khớp được tái tạo đều đặn mỗi ngày để đảm bảo chức năng khớp. Sau độ tuổi trưởng thành, sự tái tạo sụn khớp giảm đi nhường chỗ cho quá trình thoái hóa diễn ra. Các yếu tố “thúc đẩy” quá trình thoái khớp diễn ra sớm và nặng nề:

  • Do tuổi tác: Bắt đầu bước sang tuổi 40, vấn đề thoái hóa khớp phát triển. Bởi độ tuổi này khả năng tái tạo cũng như sản sinh các tế bào sụn không còn hoặc suy giảm, chất lượng sụn cũng kém dần. Cơ thể không tiết được dịch bôi trơn cho khớp, sụn mất tính đàn hồi, khô cứng, vỡ.
  • Do tính chất công việc: Những người làm công việc đặc thù ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi sai tư thế, khuân vác nặng cũng rất dễ bị thoái hóa xương khớp. Các tư thế ngồi sai sẽ tạo áp lực lên sụn khớp, đĩa đệm khiến khả năng chịu lực giảm dần, lâu dần xương khớp bị yếu đi, thoái hóa.
  • Do di truyền: Cơ địa bị lão hóa sớm cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ bị bệnh thì nguy cơ bạn mắc cũng cao hơn người bình thường.
  • Do dị tật bẩm sinh: Sinh ra mắc bệnh các bệnh bẩm sinh như công vẹo, gù lưng… cũng dẫn đến cấu trúc xương bị thay đổi, nguy cơ bị thoái hóa khớp trong tương lai rất cao.
  • Do béo phì: Béo phì khiến cho cột sống, khớp chân bị chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt canxi, kẽm khiến các khớp xương, sụn trở nên suy yếu, khô cứng và khó vận động. Phụ nữ sau sinh con, tiền mãn kinh cơ thể xanh xao, chán ăn… là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp nhất.

Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm
Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm

Thoái hóa khớp có tốc độ phát triển bệnh rất nhanh. Thông thường, chúng ta thường gặp bệnh ở các vùng đầu gối, khớp cổ chân, khớp vai, khớp háng, vùng cổ, cột sống. Để chóng phát hiện ra tình trạng bệnh, lời khuyên tốt nhất là bạn cần lắng nghe cơ thể mình. Một số triệu chứng và biểu hiện tiêu biểu và phổ biến nhất:

  • Đau nhức xương khớp: Các cơn đau có mức độ tăng dần vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy hoặc ban đêm. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm nhận thấy bản thân đau âm ỉ cơ thể nhưng càng về sau các cơn đau mạnh mẽ kèm theo các tiếng kêu ở khớp, đặc biệt cột sống và khớp gối.
  • Khớp bị cứng, có cảm giác khớp xương nóng: Mỗi sáng ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp do thời gian ngủ người bệnh không di chuyển các khớp, lâu dần bị cứng lại. Ngoài ra, nhiều người bị thoái hóa đa khớp còn cảm thấy nóng rát ở các khớp.
  • Giảm khả năng vận động: Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi di chuyển. Sau đó, các hoạt động đi, đứng, nằm, trở mình, cử động chân tay cũng trở nên khó khăn.

Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Việc tiêu thụ các thực phẩm gây hại khiến tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Dưới đây là danh sách nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh.

Đồ chiên xào nhiều chất béo

GEs là sản phẩm cuối của quá trình glycation nâng cao, được tạo ra thông qua các phản ứng giữa protein, đường hoặc chất béo, gây hủy hoại collagen và tiêu diệt các chất ngăn ngừa lão hóa.

Thực phẩm chiên xào hoặc nướng nhiều chất béo bão hòa có chứa lượng lớn AGEs gây hại cho cơ thể, khiến tình trạng viêm xương khớp nghiêm trọng hơn và tăng các đợt đau khớp. Nhóm thực phẩm này cũng làm tăng cholesterol khiến đầu xương dễ bị mòn, tình trạng thoái hóa diễn tiến tiêu cực.

thoai hoa khop kieng an gi
Người bệnh tránh ăn đồ chiên xào nhiều chất béo

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt ngựa, thịt bê, thịt bò,... khi được tiêu thụ sẽ sản xuất ra acid. Để trung hòa được lượng acid này sẽ cần lượng lớn canxi, nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi thì sẽ tự động rút canxi từ hệ xương. Điều này khiến tình trạng thoái hóa khớp gối nặng hơn và tiến triển nghiêm trọng hơn.

Các chất béo và cholesterol trong thịt đỏ làm tăng nguy cơ viêm, sưng tấy và đau nhức bao khớp. Ngoài ra, cholesterol khi tiêu thụ nhiều sẽ khiến cơ thể thừa cân, béo phì, gây tăng áp lực lên hệ xương và sụn khớp, ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh thoái hóa.

Đồ hộp chứa chất bảo quản

Các loại đồ đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản và sulfit không tốt cho xương khớp, khiến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn và thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp. Vậy nên, những người bị thoái hóa khớp hoặc có nguy cơ thoái hóa cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này.

Đường và carbohydrate

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Người bệnh cần tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate như bánh, kẹo, chè, trà sữa,... Đường và carbohydrate làm cản trở quá trình cơ thể hấp thụ canxi và kích thích triệu chứng viêm xương khớp.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị người bệnh thoái hóa khớp cần tránh thực phẩm chứa nhiều muối. Bởi nhóm thực phẩm này làm gia tăng lượng natri trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, không tốt cho người bệnh.
Đặc biệt, muối còn gây mất canxi từ xương, trong khi đó canxi là yếu tố quyết định đến độ chắc khỏe của xương. Nếu tình trạng canxi trong xương hao hụt kéo dài sẽ khiến xương yếu, gia tăng nguy cơ thoái hóa, loãng xương, giòn xương,....

Trung bình mỗi người chỉ tiêu thụ 6g muối/ngày, đối với những người bị bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc tim mạch cần tiêu thụ muối ít hơn.

thoai hoa khop kieng an gi
Thực phẩm chứa nhiều muối

Thực phẩm chứa Omega - 6

Người bệnh thoái hóa khớp nên kiêng dầu đậu nành, dầu mè, dầu hoa hướng dương,... có chứa nhiều omega - 6. Bởi khi nạp nhiều omega - 6 sẽ gây hiện tượng đông máu và tăng áp suất máu, ảnh hưởng đến tim mạch, gia tăng các cơn đau nhức, sưng viêm do thoái hóa khớp và gout.

Đồ ăn từ tinh bột chế

Các thực phẩm từ tinh bột chế như mì ống, bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng,... là tác nhân gây kích thích phản ứng viêm, làm gia tăng tần suất các cơn đau sưng khớp. Do đó, người bệnh thoái hóa xương khớp cần tránh nạp vào cơ thể những loại thực phẩm này.

Thuốc lá, bia rượu, nước ngọt

Thuốc lá, rượu bia, ma túy, nước ngọt làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe xương khớp cho người bị thoái hóa, viêm khớp và bệnh gout. Tiêu thụ nhóm thực phẩm này không chỉ khiến các triệu chứng đau nhức, xương tấy nghiêm trọng hơn mà còn gây ảnh hướng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

thoai hoa khop kieng an gi
Thuốc lá, rượu bia, ma túy, nước ngọt làm suy giảm hệ miễn dịch

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì?

Bên cạnh giải đáp thoái hóa khớp kiêng ăn gì, người bệnh cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây để hỗ trợ thúc đẩy cải thiện tình trạng bệnh.

Thực phẩm giàu Omega 3

Nhóm thực phẩm giàu acid béo omega 3 bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, hạt chia, quả óc chó, hạnh nhân,... Omega 3 có tác dụng hạn chế sản xuất cytokine và enzyme gây phá vỡ sụn, nhờ đó tình trạng sưng viêm khớp được cải thiện rõ rệt. Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế, mỗi người trưởng thành cần cung cấp từ 250 - 500mg/ngày.

Thực phẩm giàu Vitamin

Người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu những loại vitamin dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng và thúc đẩy cải thiện bệnh.

  • Vitamin D: Nghiên cứu Y học chứng minh vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, ngăn cản quá trình phá vỡ sụn khớp. Người bệnh tăng vitamin D bằng cách bổ sung ngũ cốc, sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, tôm, sữa và tiếp xúc ánh sáng mặt trời thời điểm trước 8 giờ sáng.

  • Vitamin C: Loại vitamin này có tác dụng tham gia quá trình tạo sụn khớp, bảo vệ xương khớp và chống oxy hóa hiệu quả. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm ổi, cam, dứa, bưởi, dâu tây, kiwi, súp lơ, cải xoăn, cà chua, ớt chuông,..

  • Vitamin K: Là vitamin tham gia quá trình tổng hợp protein cần thiết cho hệ xương, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa khớp. Thực phẩm giàu vitamin K gồm rau cải, bông cải, rau bina,...

  • Vitamin E: Bổ sung vitamin E cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe cơ quanh khớp, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin E có nhiều trong cá hồi, dầu lúa mì, đậu phộng.

thoai hoa khop kieng an gi
Người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin

Bioflavonoid

Bioflavonoid là chất chống oxy hóa và có khả năng kháng viêm cao, được chuyên gia đánh giá tương đương thuốc kháng viêm Aspirin. Khi tiêu thụ thực phẩm chứa Bioflavonoid sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh thoái hóa, đồng thời thúc đẩy phục hồi tổn thương xương khớp. Chất Bioflavonoid có nhiều trong cải xoăn, bông cải xanh, nho đen, việt quất, trà xanh,,..

Beta Carotene

Beta Carotene là chất chống oxy hóa mạnh, ức chế quá trình thoái hóa khớp. Người bệnh nên bổ sung Beta Carotene thông qua các thực phẩm như cà chua, khoai lang, măng tây, lá bạc hà, dưa lưới,... để cải thiện xương khớp.

Một số gia vị

Một số loại gia vị quen thuộc dưới đây có tác dụng giảm sưng viêm khớp gối và giảm cơn đau nhức do thoái hóa như:

  • Tỏi: Chứa nhiều vitamin C, canxi, Kali, vitamin B6, folate, photpho và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn mô liên kết và chuyển hóa xương. Nhờ đó giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ canxi, giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa.

  • Gừng: Bản chất gừng có tính ấm nóng, chứa nhiều hoạt chất mang khả năng kháng viêm, giảm đau nhức và giúp cải thiện lưu thông máu, tốt cho tình trạng thoái hóa khớp.

  • Nghệ: Củ nghệ có tính ấm nóng, đồng thời chứa lượng lớn hoạt chất curcumin có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm, điều hòa lưu thông máu. Từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.

thoai hoa khop kieng an gi
Củ nghệ giảm đau nhức, kháng viêm

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi thoái hóa khớp kiêng ăn gì và kiêng gì. Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, tác động lớn đến quá trình điều trị, vậy nên người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe xương khớp.

Tài liệu tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...