Thoái Hóa Khớp

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 80% bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp bị hạn chế về vận động, 20% còn lại không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Điều đáng chú ý hơn, tại Việt Nam có khoảng 25%  người trên 40 tuổi bị bệnh và tỷ lệ này được ước tính sẽ tăng rất cao. Để mọi người hiểu rõ hơn, bài viết sẽ giải đáp từ A đến Z các vấn đề  bệnh thoái hóa xương khớp.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp ở vùng đầu gối, khớp tay, khớp háng, xương sống bị viêm gây cứng khớp, đau nhức các khớp. Bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có xu hướng lão hóa sớm, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Người bình thường, sụn khớp có hình dạng nguyên vẹn, trơn láng, cấu trúc xương dưới sụ ổn định. Khi bị tổn thương, sụn khớp bắt đầu thoái hóa trở nên xù xì, bào mòn, để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng vỡ, nứt hoặc rách. Phần xương bên dưới sụn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về hình thái và cấu trúc. Từ đó đầu xương khớp bị thừa, biến đổi thành gai xương ở rìa.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Chúng ta biết rằng, sụn khớp được tái tạo đều đặn mỗi ngày để đảm bảo chức năng khớp. Sau độ tuổi trưởng thành, sự tái tạo sụn khớp giảm đi nhường chỗ cho quá trình thoái hóa diễn ra. Các yếu tố “thúc đẩy” quá trình thoái khớp diễn ra sớm và nặng nề:

  • Do tuổi tác: Bắt đầu bước sang tuổi 40, vấn đề thoái hóa khớp phát triển. Bởi độ tuổi này khả năng tái tạo cũng như sản sinh các tế bào sụn không còn hoặc suy giảm, chất lượng sụn cũng kém dần. Cơ thể không tiết được dịch bôi trơn cho khớp, sụn mất tính đàn hồi, khô cứng, vỡ.
  • Do tính chất công việc: Những người làm công việc đặc thù ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi sai tư thế, khuân vác nặng cũng rất dễ bị thoái hóa xương khớp. Các tư thế ngồi sai sẽ tạo áp lực lên sụn khớp, đĩa đệm khiến khả năng chịu lực giảm dần, lâu dần xương khớp bị yếu đi, thoái hóa.
  • Do di truyền: Cơ địa bị lão hóa sớm cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ bị bệnh thì nguy cơ bạn mắc cũng cao hơn người bình thường.
  • Do dị tật bẩm sinh: Sinh ra mắc bệnh các bệnh bẩm sinh như công vẹo, gù lưng… cũng dẫn đến cấu trúc xương bị thay đổi, nguy cơ bị thoái hóa khớp trong tương lai rất cao.
  • Do béo phì: Béo phì khiến cho cột sống, khớp chân bị chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt canxi, kẽm khiến các khớp xương, sụn trở nên suy yếu, khô cứng và khó vận động. Phụ nữ sau sinh con, tiền mãn kinh cơ thể xanh xao, chán ăn… là đối tượng dễ bị thoái hóa khớp nhất.

Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm
Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm

Triệu chứng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có tốc độ phát triển bệnh rất nhanh. Thông thường, chúng ta thường gặp bệnh ở các vùng đầu gối, khớp cổ chân, khớp vai, khớp háng, vùng cổ, cột sống. Để chóng phát hiện ra tình trạng bệnh, lời khuyên tốt nhất là bạn cần lắng nghe cơ thể mình. Một số triệu chứng và biểu hiện tiêu biểu và phổ biến nhất:

  • Đau nhức xương khớp: Các cơn đau có mức độ tăng dần vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy hoặc ban đêm. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm nhận thấy bản thân đau âm ỉ cơ thể nhưng càng về sau các cơn đau mạnh mẽ kèm theo các tiếng kêu ở khớp, đặc biệt cột sống và khớp gối.
  • Khớp bị cứng, có cảm giác khớp xương nóng: Mỗi sáng ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp do thời gian ngủ người bệnh không di chuyển các khớp, lâu dần bị cứng lại. Ngoài ra, nhiều người bị thoái hóa đa khớp còn cảm thấy nóng rát ở các khớp.
  • Giảm khả năng vận động: Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi di chuyển. Sau đó, các hoạt động đi, đứng, nằm, trở mình, cử động chân tay cũng trở nên khó khăn.

Cách Chữa Thoái Hóa KHớp

Thuốc chữa thoái hóa khớp

Thuốc chữa thoái hóa khớp như Paracetamol, Tramadol, Acetaminophen, Myonal, Ibuprofen, Meloxicam và Etoricoxib được sử dụng để giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc tự mua và sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một tóm tắt về các loại thuốc này:

Paracetamol:

  • Liều lượng: 325-650mg/lần, không quá 4 lần trong 24 giờ.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp, đau đầu, đau răng.
  • Chống chỉ định: Dị ứng, suy gan, thận.

Tramadol:

  • Liều lượng: Khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên tùy theo thể trạng bệnh nhân.
  • Chỉ định: Đau từ trung bình đến nặng.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 15 tuổi, mẫn cảm với Opioid.

Acetaminophen:

  • Liều lượng: 650-1000mg/lần, tối đa không quá 4g/ngày.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm, phụ nữ mang thai.

Myonal 50mg:

  • Liều lượng: 3 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị tăng trương lực cơ.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần.

Ibuprofen:

  • Liều lượng: 400-800mg/lần, tối đa 6-8 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị viêm khớp thoái hóa.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan thận.

Meloxicam:

  • Liều lượng: 2 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị đau và viêm khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm NSAID, viêm loét dạ dày.

Etoricoxib:

  • Liều lượng: 30mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan, tim, phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi như Profenid Gel và Diclofenac Stella cũng có tác dụng giảm đau và viêm. Ngoài ra, có các thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm như Diprospan, Hydrocortisone Acetate, Methylprednisolon và Sodium Hyaluronate được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự y áp dụng thuốc mà không có sự giám sát chuyên nghiệp. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Các giai đoạn thoái hóa khớp

Hàng loạt các biến đổi gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Cụ thể, quá trình bệnh thường trải qua 4 giai đoạn:

  • Thoái hóa mức độ 1: Các khớp gần như bình thường, khe khớp và sụn khớp chưa bị bào mòn, chức năng hoạt động của khớp bình thường, tuy nhiên vẫn có thể có gai xương nhỏ.
  • Thoái hóa mức độ 2: Sụn khớp bị hao mòn đi, khi chụp X-quang sẽ thấy gai xương và khe khớp bắt đầu hẹp dần.
  • Thoái hóa mức độ 3: Những tổn thương của sụn khớp phát triển mạnh mẽ, khe khớp hẹp rõ rệt, nhiều gai xương có kích thước to, sụn khớp bị bào mòn nhiều hơn, xương dưới sụn bị biến dạng.
  • Thoái hóa khớp độ 4: Hình ảnh chụp X quang cho thấy khe khớp bị hẹp gần hết, gai xương có kích thước rất lớn, đầu xương bị vỡ. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, những cơn đau khớp kéo dài mỗi khi vận động.

4 giai đoạn của quá trình thoái hóa khớp
4 giai đoạn của quá trình thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh không đáng sợ nếu như người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đừng để bệnh tình tiến triển nghiêm trọng tới mức bại liệt bạn mới đến tìm bác sĩ. Hãy liên hệ đến cơ sở y tế để được tư vấn và lên phác đồ điều trị an toàn, phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...