Thuốc Chữa Thoái Hóa Khớp

Thuốc chữa thoái hóa khớp như Paracetamol, Tramadol, Acetaminophen, Myonal, Ibuprofen, Meloxicam và Etoricoxib được sử dụng để giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc tự mua và sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một tóm tắt về các loại thuốc này:

Paracetamol:

  • Liều lượng: 325-650mg/lần, không quá 4 lần trong 24 giờ.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp, đau đầu, đau răng.
  • Chống chỉ định: Dị ứng, suy gan, thận.

Tramadol:

  • Liều lượng: Khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên tùy theo thể trạng bệnh nhân.
  • Chỉ định: Đau từ trung bình đến nặng.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 15 tuổi, mẫn cảm với Opioid.

Acetaminophen:

  • Liều lượng: 650-1000mg/lần, tối đa không quá 4g/ngày.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm, phụ nữ mang thai.

Myonal 50mg:

  • Liều lượng: 3 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị tăng trương lực cơ.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần.

Ibuprofen:

  • Liều lượng: 400-800mg/lần, tối đa 6-8 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị viêm khớp thoái hóa.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan thận.

Meloxicam:

  • Liều lượng: 2 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị đau và viêm khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm NSAID, viêm loét dạ dày.

Etoricoxib:

  • Liều lượng: 30mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan, tim, phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi như Profenid Gel và Diclofenac Stella cũng có tác dụng giảm đau và viêm. Ngoài ra, có các thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm như Diprospan, Hydrocortisone Acetate, Methylprednisolon và Sodium Hyaluronate được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự y áp dụng thuốc mà không có sự giám sát chuyên nghiệp. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Thuốc chữa thoái hóa khớp gối, khuỷu tay, vai,… được nhiều người bệnh tìm kiếm để mua dùng tại nhà. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định, kê đơn. Việc bệnh nhân tự ý mua và dùng luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cơ thể và sức khỏe xương khớp. Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê các loại thuốc uống, bôi, tiêm thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp.

7+ loại thuốc chữa thoái hóa khớp đường uống

Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp đường uống chủ yếu có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Phổ biến là:

1. Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau liều nhẹ, ít gây tác dụng phụ nên có thể bán theo đơn hoặc không. Với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, Paracetamol cho hiệu quả trong làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
Liều lượng: 325-650mg/lần tương đương 1-2 viên nén, liều 1 cách liều 2 ít nhất 4-6 giờ, không quá 4 lần trong suốt 24 giờ.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Giảm đau do thoái hoá khớp hoặc các bệnh xương khớp nói chung.
  • Giảm đau đầu, đau răng, cơ, đau sau phẫu thuật.
  • Hạ sốt do cảm cúm, sau tiêm vacxin.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng dị ứng với Paracetamol hoặc đang có thể trạng suy kiệt.
  • Người mắc bệnh gan, thận.
  • Bệnh nhân nghiện rượu bia, thường sử dụng đồ uống có cồn.
  • Những người đang dùng các loại thuốc tương tác với Paracetamol.

Tác dụng phụ: Tăng men gan, nổi mề đay, phát ban, sưng môi, khó thở, tăng huyết áp.

Paracetamol là thuốc giảm đau liều nhẹ, ít gây tác dụng phụ
Paracetamol là thuốc giảm đau liều nhẹ, ít gây tác dụng phụ

2. Tramadol

Tramadol được sử dụng như thuốc chữa thoái hóa khớp với hiệu quả giảm đau. Thuốc thuộc nhóm Opioid với tính chất tác động tương tự như Morphine.
Liều lượng: Liều khởi đầu 25mg/ngày, liều duy trì 50mg/ngày. Sau đó tăng dần lên tùy theo thể trạng bệnh nhân, không dùng quá 200mg/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: Người đang gặp các cơn đau từ trung bình đến nặng hoặc đã sử dụng thuốc giảm đau khác nhưng không đáp ứng.
Chống chỉ định: 

  • Trẻ dưới 15 tuổi.
  • Người mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm Opioid.
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng hoặc suy gan/thận.
  • Trường hợp đang dùng thuốc MAO.

Tác dụng phụ: Đau đầu, nôn và buồn nôn, đau bụng, khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, đổ mồ hôi...

3. Acetaminophen

Acetaminophen là thuốc giảm đau thường dùng trong điều trị viêm khớp, thoái hoá khớp nhẹ. Dù khá an toàn nhưng nếu lạm dụng, Acetaminophen vẫn có thể gây phản ứng không mong muốn.
Liều lượng: 650-1000mg/lần, khoảng cách giữa 2 liều từ 4-6 giờ nếu cần thiết, tối đa không quá 4g/ngày.
Cách dùng: Uống trong/ sau ăn.
Chỉ định: 

  • Đối tượng đau do thoái hoá, viêm xương khớp.
  • Bệnh nhân đau bụng, đau đầu.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng có tiền sử mẫn cảm Acetaminophen.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang cho con bú.
  • Bệnh nhân đang sử dụng Acenocoumarol, Lixisenatide, Fosphenytoin, Zidovudine.

Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, mệt mỏi, vàng da/mắt, nước tiểu sẫm màu, phát ban, khó thở.

Thuốc chữa thoái hóa khớp Acetaminophen có thể gây tác dụng phụ
Thuốc chữa thoái hóa khớp Acetaminophen có thể gây tác dụng phụ

4. Myonal 50mg

Myonal 50mg được dùng trong điều trị triệu chứng tăng trương lực cơ ở bệnh nhân xương khớp. Thuốc có dạng viên nén dễ sử dụng, thuận tiện cho bệnh nhân.
Liều lượng: 3 viên/ngày tương đương 150mg chia làm 3 lần.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Điều trị triệu chứng tăng trương lực cơ do viêm quanh khớp vai, hội chứng thoái hoá đốt sống cổ, đau thắt lưng.
  • Điều trị viêm khớp, xơ cứng cơ rải rác.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng mẫn cảm với Eperison Hydroclorid hoặc tá dược khác.
  • Bệnh nhân gan, thận.

Tác dụng phụ: Mất ngủ, đau đầu, nôn, buồn nôn, khô miệng, táo bón, sốc phản vệ.

5. Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc chống viêm trong điều trị thoái hóa khớp. Thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân bị đau vừa đến nhẹ, kèm theo sốt.
Liều lượng: 400-800mg/lần (tương đương 1-2 viên), có thể lặp lại sau 6-8 giờ nếu cần thiết, tối đa 6-8 viên/ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Điều trị triệu chứng viêm khớp mạn tính, thoái hoá khớp.
  • Trường hợp bị đau nhẹ đến vừa do chấn thương, sau phẫu thuật.
  • Hạ sốt cho bệnh nhân không có chống chỉ định.

Chống chỉ định: 

  • Người mẫn cảm với Ibuprofen.
  • Bệnh nhân bị suy gan thận, loét dạ dày tá tràng.
  • Đối tượng bị sốt xuất huyết.
  • Phụ nữ mang thai
  • Chị em đang cho con bú.
  • Người có tiền sử bị đái tháo đường, cao huyết áp.
  • Trường hợp dị ứng các thuốc thuộc nhóm NSAID.

Tác dụng phụ: Viêm dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng thận, phù mặt, khó thở, đau ngực, xuất huyết, nôn, buồn nôn, ù tai…

Ibuprofen là thuốc chống viêm, giảm đau từ nhẹ đến vừa
Ibuprofen là thuốc chống viêm, giảm đau từ nhẹ đến vừa

6. Meloxicam

Meloxicam cũng là thuốc chữa thoái hóa khớp thường được bác sĩ kê đơn. Đây là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Liều lượng: 2 viên/ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: Điều trị đau, sưng, co cứng do viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, đau do thoái hoá khớp.
Chống chỉ định: 

  • Đối tượng từng dị ứng Aspirin hoặc  thuốc chống viêm không Steroid khác.
  • Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử về bệnh lý này.
  • Người bị chảy máu não, dạ dày.
  • Trường hợp bị suy gan thận, đang dùng thuốc chống đông.
  • Những người đang dùng thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu hoặc kháng thụ thể Angiotensin II.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, tăng men gan, viêm loét dạ dày - tá tràng, giảm tiểu cầu và bạch cầu, tăng huyết áp, nổi mề đay.

7. Etoricoxib

Etoricoxib có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được dùng trong điều trị đau, viêm do thoái hoá và các bệnh xương khớp nói chung.
Liều lượng: 30mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định: 

  • Điều trị thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp cho người trên 16 tuổi.
  • Giảm đau, sưng viêm do các đợt gout cấp tính.
  • Cải thiện cơn đau từ nhẹ đến vừa sau phẫu thuật.

Chống chỉ định: 

  • Người quá mẫn với Etoricoxib.
  • Bệnh nhân chảy máu dạ dày ruột hoặc có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng.
  • Nữ giới mang thai, cho con bú.
  • Đối tượng rối loạn chức năng gan, đang bị viêm ruột.
  • Trẻ dưới 16 tuổi.
  • Người bị suy tim sung huyết, cao huyết áp, thiếu máu cục bộ.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, mất ngủ, đau lưng, viêm dạ dày ruột, ho, khó thở, đau thắt ngực, tắc ruột, thủng ruột, phù mạch, sốc phản vệ.

Thuốc Etoricoxib có tác dụng giảm đau, hạ sốt
Thuốc Etoricoxib có tác dụng giảm đau, hạ sốt

Các thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi

Ngoài các thuốc dùng theo đường uống, một số loại thuốc dạng bôi cũng được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp. Điển hình là:

1. Profenid Gel

Profenid Gel là thuốc bôi điều trị thoái hóa khớp với tác dụng giảm đau, viêm, cải thiện vận động. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Profenid Gel với một loại thuốc uống khác.
Liều lượng: 2-4g/lần, 2 lần/ngày.
Cách dùng: Thoa lên vị trí đau.
Chỉ định: Giảm đau cho người trên 18 tuổi do bị thoái hóa khớp, viêm xơ xương, bong gân…
Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân có vết thương hở hoặc bị chàm - eczema.
  • Đối tượng mẫn cảm Ketoprofen.
  • Trường hợp đang sử dụng Retinoid, Benzoyl Peroxide hoặc thuốc chống tập kết tiểu cầu.

Tác dụng phụ: Dị ứng mẩn đỏ trên da, hen suyễn, tăng nhạy cảm ánh sáng.

2. Diclofenac Stella

Diclofenac Stella Gel là thuốc giảm đau, thuộc nhóm kháng viêm không Steroid. Thuốc có tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, phản ứng nếu lạm dụng và dùng sai đối tượng.
Liều lượng: 2-4g/lần, 3-4 lần/ngày.
Cách dùng: Bôi lên vùng đau.
Chỉ định: 

  • Giảm triệu chứng đau, viêm tại chỗ do các vấn đề ở cơ, khớp, dây chằng.
  • Điều trị tại chỗ thấp khớp ở mô mềm.
  • Điều trị viêm khớp mãn tính.

Chống chỉ định: Người quá mẫn với Diclofenac, Acid Acetylsalicylic hoặc các thuốc kháng viêm cùng nhóm không Steroid khác.
Tác dụng phụ: Phát ban, viêm da tiếp xúc, bong tróc vảy, khô da, da nhạy cảm ánh sáng.

Diclofenac Stella là thuốc giảm đau, viêm bôi ngoài da
Diclofenac Stella là thuốc giảm đau, viêm bôi ngoài da

4 loại thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm

Thuốc chữa thoái hóa khớp dùng tiêm bắp/tĩnh mạch thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng nhóm thuốc này để ngăn thoái hoá tiến triển, kiểm soát triệu chứng bệnh.

1. Diprospan

Diprospan được dùng phổ biến cho bệnh nhân xương khớp cấp và mãn tính có đáp ứng Corticoid. Tuy nhiên cần cẩn trọng vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Liều lượng: 1-2ml với khớp lớn, 0,5-1ml với khớp trung bình và 0,25-0,5ml với khớp nhỏ.
Cách dùng: Tiêm trong khớp/tiêm bắp tùy từng bệnh nhân.
Chỉ định: 

  • Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương, thoái hoá và các vấn đề xương khớp nói chung.
  • Giảm triệu chứng các bệnh về da, dị ứng, Lupus ban đỏ.

Chống chỉ định: 

  • Người nhiễm nấm toàn thân.
  • Đối tượng nhạy cảm Betamethasone Dipropionate hoặc Betamethasone Sodium Phosphate.

Tác dụng phụ: Loét dạ dày, teo dam tăng áp lực nội sọ, co giật, rối loạn kinh nguyệt, hạ đường huyết, sốc phản vệ.

2. Hydrocortisone Acetate

Hydrocortisone Acetate là hỗn dịch tiêm bắp/truyền tĩnh mạch có thể sử dụng như thuốc chữa thoái hóa khớp. Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không bán khi không có đơn.
Liều lượng: 5-50mg lần/tùy kích thước khớp. Mỗi đợt tiêm cách nhau 5-7 ngày, không quá 3 mũi/đợt điều trị, không điều trị bằng Hydrocortisone Acetate qua 3 đợt/năm.
Cách dùng: Tiêm trực tiếp vào khớp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch.
Chỉ định: 

  • Điều trị tại chỗ viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp.
  • Điều trị các triệu chứng ở mô không phải khớp (bao xơ, bao gân bị viêm).

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng mẫn cảm Hydrocortisone Acetate, Corticosteroid nói chung.
  • Người bị nhiễm trùng khớp, mô xung quanh bị nhiễm trùng.
  • Tiêm trực tiếp vào gân, cột sống hoặc những khớp bất động.

Tác dụng phụ: Rối loạn cảm xúc, tăng nhãn áp, viêm tuỵ, tăng bạch cầu.

Hydrocortisone Acetate là hỗn dịch tiêm điều trị bệnh xương khớp
Hydrocortisone Acetate là hỗn dịch tiêm điều trị bệnh xương khớp

3. Methylprednisolon

Methylprednisolon là thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch. Dạng hỗn dịch tiêm của thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp.
Liều lượng: 10-80mg lần, ngày 1 lần.
Cách dùng: Tiêm bắp, tiêm trong khớp.
Chỉ định: 

  • Điều trị đau đa cơ thấp khớp.
  • Giảm đau, viêm do vấn đề xương khớp.
  • Điều trị Lupus ban đỏ, các bệnh hô hấp và da liễu khác.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân mẫn cảm Methylprednisolon.
  • Đối tượng bị nhiễm khuẩn nặng, có tổn thương da do virus, nấm.
  • Trường hợp đang dùng vacxin virus sống.

Tác dụng phụ: Mất ngủ, khó tiêu, chóng mặt, mê sảng, teo da, yếu cơ, loãng xương, loét dạ dày, mờ mắt, rối loạn nhịp tim, tăng men gan, tăng bạch cầu, mù lòa, hoại tử xương.

4. Sodium Hyaluronate

Sodium Hyaluronate là một Acid Hyaluronic - Loại thuốc thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm. Thuốc chỉ được kê đơn cho bệnh nhân trên 18 tuổi, không có tiền sử dị ứng Hyaluronic.
Liều lượng: Tiêm 1 ống/lần, tuần 5 lần, mỗi đợt tiêm cách nhau 1 tuần.
Cách dùng: Tiêm vào ổ khớp.
Chỉ định: 

  • Bổ sung dịch hoạt khớp gối, khớp vai và các khớp khác.
  • Điều trị triệu chứng ở bệnh thoái hóa khớp.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng mẫn cảm Hyaluronic.
  • Người mắc viêm khớp dạng thấp hoặc Bechterew.
  • Người dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai/cho con bú.

Tác dụng phụ: Đau, nóng, sưng phù, nhiễm trùng, ngứa đỏ vị trí tiêm hoặc sốc phản vệ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp

Trong thời gian sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp (dạng uống, bôi, tiêm) bệnh nhân cần chú ý:

  • Tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý mua và dùng tại nhà.
  • Với thuốc uống chỉ nên dùng nước lọc, không sử dụng sữa/nước ép/cà phê/trà thay thế.
  • Trong thời gian điều trị nên kết hợp ăn uống khoa học, tăng cường thực phẩm giàu canxi, chất xơ, giảm chất béo động vật, đồ ngọt để cải thiện xương khớp.
  • Loại bỏ cà phê, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích ra khỏi thói quen hằng ngày để tăng cường sức khỏe, giúp xương khớp nhanh phục hồi.
  • Tích cực tập luyện thể thao, tham gia những bộ môn nhẹ nhàng vừa sức.
  • Hạn chế vận động quá nặng, bê vác đồ quá sức làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp.

Bệnh nhân nên kết hợp ăn uống, tập luyện thể thao điều độ
Bệnh nhân nên kết hợp ăn uống, tập luyện thể thao điều độ

Dấu hiệu cảnh báo nên đến bệnh viện

Việc sử dụng các loại thuốc chữa thoái hóa khớp là rất cần thiết, nhất là đối với trường hợp bệnh nặng, đã ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tuy nhiên, khi thấy những dấu hiệu sau bệnh nhân nên ngừng thuốc và đến bệnh viện:

  • Phát ban, phù nề ngoài da, khó thở, có dấu hiệu sốc phản vệ.
  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Phân đen, lẫn máu.
  • Đau dạ dày, nôn ra máu.
  • Huyết áp tăng/giảm bất thường.
  • Đau đầu kéo dài, chóng mặt, hoa mắt, thị lực giảm hoặc mất hoàn toàn.
  • Mắt nhạy cảm ánh sáng.
  • Yếu cơ, yếu xương.
  • Da bong tróc nặng.
  • Hạ đường huyết.
  • Mê sảng.
  • Tim đập nhanh.
  • Co giật.

Với những loại thuốc chữa thoái hóa khớp kể trên, tin rằng bệnh nhân đã có được thông tin hữu ích. Cần nhấn mạnh, đây đều là những thuốc chỉ được dùng khi bác sĩ kê đơn, chỉ định, tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà. Việc cố tình sử dụng khi chưa có hướng dẫn hoặc lạm dụng quá mức luôn tiềm ẩn những hệ quả khôn lường với sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...