6 Loại Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Và Lưu Ý Khi Dùng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng được chỉ định trong trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng viêm họng nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng phát sinh. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ và rủi ro.

Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng?

Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau rát cổ họng, ho khan, sốt cao, nuốt vướng, ngạt mũi, sưng 2 bên amidan,…

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng và lưu ý khi dùng
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng được chỉ định trong trường hợp bệnh khởi phát do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng

Hầu hết các trường bị viêm họng đều không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách có thể diễn tiến thành amidan mãn tính và làm tăng nguy cơ phát sinh một số biến chứng nặng nề.

Với những trường hợp viêm họng do virus gây ra, người bệnh chỉ cần sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc đúng cách. Sau 7 – 10 ngày bệnh lý sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ áp dụng với những trường hợp viêm họng do liên cầu và vi khuẩn gây ra. Bởi các hoạt chất kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh, kiểm soát tình trạng viêm và phòng ngừa biến chứng phát sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm họng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như cách dùng. Nếu tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột có thể gây ra một số tác dụng phụ, tăng nguy cơ kháng thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng hiệu quả

Thuốc Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin, Penicillin, Clarithromycin,… thuộc nhóm kháng sinh được chỉ định trong điều trị viêm họng và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức độ triệu chứng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại kháng sinh phù hợp cùng với một số loại thuốc điều trị triệu chứng.

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng thường được sử dụng phổ biến:

1. Thuốc Cephalexin chữa viêm họng hiệu quả

Cephalexin là một loại kháng sinh cephalosporin thuộc nhóm β-lactam. Thành phần trong thuốc hoạt động theo cơ chế kiểm soát và phát vỡ sự phát triển của tế bào vi khuẩn trong cổ họng. Từ đó cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh lý, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Thuốc thường được chỉ định với trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra ở người lớn và cả trẻ nhỏ.

Thuốc Cephalexin chữa viêm họng hiệu quả
Cephalexin là một loại kháng sinh cephalosporin thuộc nhóm β-lactam

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 125mg
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 125mg
  • Trẻ từ 5 tuổi đến 12 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 250mg
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 500mg

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử dị ứng với penicillin ở mức độ nặng
  • Người bị quá mẫn với các loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin
  • Người bị suy thận, suy dinh dưỡng
  • Người gặp phải các vấn đề đường ruột
  • Có tiền sử bị viêm đại tràng

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Chóng mặt
  • Tiết dịch âm đạo
  • Nổi mề đay
  • Ngứa âm đạo
  • Sưng mặt hoặc môi
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi và cổ họng

2. Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin thuộc nhóm thuốc kê đơn, thuốc thường được chỉ định trong điều trị những bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng da,… Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp khắc phục nhanh các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, phòng ngừa các biến chứng nặng nề.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin thường được chỉ định trong điều trị những bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như viêm xoang, viêm họng

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh Amoxicillin dưới dạng hỗn hợp nhỏ giọt
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi và có cân nặng dưới 40kg: Thuốc được chỉ định sử dụng nhiều lần trong ngày tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý, mỗi lần uống từ 20 – 45 mg/kg/ngày.
  • Người trưởng thành có cân nặng từ 40kg trở lên: Mỗi lần uống từ 250mg – 875mg tuỳ theo tình trạng bệnh lý và chia thành nhiều lần uống.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với các thành phần trong thuốc
  • Người bị tiểu đường
  • Người mắc hội chứng Mononucleosis
  • Người bị bệnh thận
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người cao tuổi

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Tiêu chảy
  • Phát ban, ngứa ngáy
  • Kích động
  • Buồn nôn, khó chịu
  • Đau bụng
  • Mặt và cổ họng phù nề
  • Răng đổi màu
  • Khó thở, đau thắt vùng ngực
  • Xuất hiện những mảng trắng trong miệng, lưỡi và cổ họng

3. Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin thuộc nhóm thuốc kê đơn thường được chỉ định trong điều trị viêm họng và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Hoạt chất trong thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế và chặn đứng quá trình phát triển của vi khuẩn gram dương, gram âm. Từ đó kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Erythromycin
Thuốc kháng sinh Erythromycin thuộc nhóm thuốc kê đơn thường được chỉ định trong điều trị viêm họng

Hướng dẫn liều dùng:

  • Liều dùng đối với trẻ em: Mỗi ngày uống từ 20mg/kg – 50mg/kg tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh lý.
  • Liều dùng đối với người trưởng thành: Mỗi ngày uống từ 250mg – 800mg (trường hợp bị viêm họng ở mức độ nhẹ và trung bình), từ 1g – 4g (trường hợp nặng).

Chống chỉ định:

  • Người bị thiếu máu
  • Trường hợp bị quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong Erythromycin
  • Người mất cân bằng điện giải
  • Người mắc các bệnh về tim

Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Ngứa và phát ban
  • Thở khò khè, khó thở
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Mặt và da bị vàng
  • Tim đập nhanh bất thường
  • Có thể bị co giật

4. Thuốc kháng sinh Penicillin chữa viêm họng

Thuốc kháng sinh Penicillin có công dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Do đó, thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm họng do liên cầu và viêm họng đỏ bị bội nhiễm. Thuốc được điều chế dưới 2 dạng là uống trực tiếp và dạng tiêm. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cũng như mức độ các triệu chứng bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Thuốc kháng sinh Penicillin chữa viêm họng
Thuốc kháng sinh Penicillin có công dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng

Liều dùng tham khảo:

  • Viên nén: Mỗi lần uống từ 250mg – 500mg
  • Hỗn hợp uống: Mỗi lần uống từ 125mg/5ml – 250mg/5ml
  • Liều dùng phổ biến cho trường hợp bị viêm họng: 125mg – 250mg sau mỗi 6 giờ – 8 giờ.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần có trong thuốc
  • Người bị suy thận
  • Bệnh nhân bị hen suyễn
  • Người mắc chứng rối loạn đông máu
  • Người gặp chứng đại tiện ra máu
  • Có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Sưng lưỡi
  • Tưa miệng
  • Tiêu chảy
  • Ngứa âm đạo
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Phát ban
  • Nổi mề đay
  • Sốc phản vệ

5. Thuốc kháng sinh Clarithromycin

Clarithromycin là thuốc kháng sinh thuốc nhóm macrolid và thường được chỉ định trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh viêm họng. Các thành phần trong thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng sang những cơ quan lân cận. Từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Thuốc kháng sinh Clarithromycin
Clarithromycin là thuốc kháng sinh thuốc nhóm macrolid và thường được chỉ định trong điều trị viêm họng

Hướng dẫn liều dùng:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi: Uống từ 7.5mg/kg và cách 12 giờ dùng 1 lần, uống liên tục trong vòng 10 ngày
  • Trẻ em từ 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi lần uống 25mg và dùng cách 12 giờ 1 lần.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Người đang sử dụng các dẫn chất cisaprid, ergotamin, phimosis,…
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Người có tiền sử mắc các bệnh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Phát ban, ngứa nhẹ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Có vị khác thường trong miệng
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Sốt nhẹ
  • Đau bụng trên
  • Âm đạo ngứa hoặc tiết dịch

6. Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Azithromycin

Ngoài những loại thuốc kháng sinh trên, người bị viêm họng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Azithromycin. Đây là một trong những loại kháng sinh phổ biến, thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của những vi khuẩn gây hại trong cổ họng, giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý, đồng thời giảm thiểu tối đa nhiễm trùng ở vùng họng.

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Azithromycin
Ngoài những loại thuốc kháng sinh trên, người bị viêm họng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Azithromycin

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em từ 2 – 17 tuổi: Mỗi lần uống 12mg/kg và dùng liên tục trong vòng 5 ngày
  • Người trưởng thành: Dùng 500mg trong ngày đầu tiên và 250mg trong 4 ngày tiếp theo

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Người bị quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Mất mùi vị khi ăn
  • Gặp một số vấn đề về thính giác
  • Sốt
  • Tim đập nhanh

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý sử dụng thuốc vì có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng để khắc phục triệu chứng viêm họng tốt nhất. Việc lạm dụng thuốc và dùng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến sốc thuốc và phát sinh rủi ro.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng, bệnh nhân cần kết hợp uống nhiều nước hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ở thận diễn ra tốt hơn. Từ đó, hạn chế một số vấn đề ở dạ dày, đại tràng,…
  • Không dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng theo đơn của người khác. Bởi mỗi người sẽ có tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc sử dụng đơn thuốc không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường như tăng huyết áp, chóng mặt, khó thở, nôn ói,… Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý kịp thời.
  • Để kiểm soát bệnh viêm họng hoàn toàn, bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng cũng như một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...