Thuốc Chữa Gai Cột Sống

Một số loại thuốc chữa gai cột sống được kê đơn sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm:

  • Paracetamol giảm đau: 1 viên 500mg/ lần, cách nhau 4 – 6 tiếng, sau ăn cùng 1 ly nước đầy.
  • Nhóm thuốc acetaminophen: 325mg – 1g/ lần, 4 – 6 tiếng, tối đa 4g/24h.
  • Thuốc ibuprofen: Dùng cho trẻ và người lớn theo hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc arthrotec: Tối đa 900mg/ ngày, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Thuốc Glucosamine HCL 1500mg: 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc naproxen: Tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc GNC Shark Cartilafe 750mg: 4 – 6 viên/ngày để tối ưu hóa hiệu quả.
  • Thuốc percocet giảm đau: Tuân thủ liều bác sĩ, tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc diazepam: 2 – 10mg, 3 – 4 lần/ngày.
  • Thuốc vicodin: 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Thuốc Cyclobenzaprine: viên phóng thích tức thời 5mg x 3 lần/ngày, hoặc viên phóng thích kéo dài 15mg x 1 lần/ngày.
  • Thuốc Celecoxib: 200mg/lần/ngày hoặc 100mg/lần/ngày. Cảnh báo tác dụng phụ và lưu ý cách sử dụng đúng.
  • Thuốc Gabapentin: 100 – 300mg/lần/ngày, tăng dần đến 600 – 1200mg/3 lần/ngày.
  • Vitamin nhóm B: Lưu ý chỉ sử dụng theo đơn bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ. Các loại thuốc bao gồm SNRI, MAOI, TCA, SSRI.

Dùng thuốc chữa gai cột sống là phương pháp được nhiều người chọn lựa áp dụng nhằm làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì, căng cứng…, phục hồi chức năng vận động tạm thời. Dưới đây là tổng hợp một số loại thuốc chữa gai cột sống phổ biến bạn cần nắm rõ thông tin. 

TOP 16 + loại thuốc chữa gai cột sống tốt nhất hiện nay

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến, tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nó dễ dàng gây tác động đến khả năng vận động, biến chứng đối với sức khỏe và hoạt động hằng ngày. Cụ thể, trong thuật ngữ Y học gai cột sống là sự hình thành của các gai xương xung quanh các đĩa sụn, đốt sống, dây chằng quanh khớp... do những tổn thương, thoái hóa cột sống, lắng đọng canxi hoặc biến chứng của các bệnh lý xương khớp khác.

thuốc trị gai cột sống
TOP 16+ loại thuốc trị gai cột sống tốt nhất hiện nay

Khi các gai cột sống chèn ép dây thần kinh và tủy sống, tùy vào vị trí cổ hay thắt lưng mà người bệnh phải chịu các cơn đau nhức dai dẳng. Thậm chí, nhiều trường hợp nghiêm trọng, không can thiệp điều trị kịp thời, gai xương chèn ép quá mức gây tê liệt các dây thần kinh, làm tê cứng các chi và hạn chế khả năng vận động xương khớp.

Căn bệnh này thường gặp ở nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, thường là từ 40 tuổi trở lên. Theo đó, hầu hết các trường hợp bị gai cột sống nhưng không kèm theo đau nhức đốt sống hoặc các chi thì không nhất thiết phải can thiệp điều trị chuyên sâu, chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, massage, vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng, ăn uống khoa học... sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Ngược lại, những trường hợp bệnh nghiêm trọng, gây đau nhức dữ dội, dai dẳng thì phương pháp điều trị đầu tiên đó là phải uống thuốc. Một số loại thuốc chữa gai cột sống được kê đơn sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm:

1. Paracetamol giảm đau

Đây là loại thuốc giảm đau thông thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp vừa khởi phát cơn đau do gai cột sống, đau nhẹ. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng rất phổ biến với công dụng giảm đau đầu, hạ sốt... Thuốc được đánh giá cao về tác dụng, cải thiện từ từ cơn đau nhức, giúp người bệnh thoải mái, mọi cử động trở nên dễ dàng hơn.

Thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ đến trung bình thông qua cơ chế ức chế enzyme Cyclooxyganase, đây là một chất có khả năng tổng hợp Prostaglandin gây viêm ở hệ thần kinh trung ương. Chống chỉ định sử dụng thuốc cho những người có tiền sử mắc bệnh về gan, thận, tim, phổi, quá mẫn cảm với một số thành phần của thuốc.

Liều dùng: Liều dùng của thuốc Paracetamol để điều trị gai cột sống là 1 viên 500mg/ lần, uống cách nhau từ 4 - 6 tiếng sau mỗi bữa ăn cùng 1 ly nước đầy.

2. Nhóm thuốc acetaminophen

Nhóm thuốc acetaminophen được xếp vào nhóm thuốc giảm đau nhanh, giải quyết các cơn đau nhức kéo dài và dai dẳng tốt hơn thuốc Paracetamol. Thuốc phát huy tác dụng thông qua cơ chế ức chế nhận thức của não bộ về cảm giác đau, tạo ra sự thư giãn, thoải mái tối đa. Tuy nhiên, thuốc lại không có khả năng chống viêm trong khi viêm nhiễm là một trong những vấn đề đặc trưng của chứng bệnh gai cột sống.

thuốc trị gai cột sống
Tylenol là sản phẩm thuộc nhóm chứa acetaminophen hỗ trợ giảm đau gai cột sống nhưng không có khả năng chống viêm

Thuốc acetaminophen dạng viên là loại phổ biến nhất, được vào chế với các hàm lượng như 500mg, 650mg, 120mg, 125mg, 325mg. Thuốc có nhiều dạng sử dụng như dạng viên nén, viên nang, dạng bột, siro, dạng dung dịch... Trong đó, Tylenol là loại thuốc chứa acetaminophen được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị gai cột sống. Thuốc được đánh giá cao về khả năng giảm đau nhanh bằng các ngăn não bộ cảm thụ cơn đau, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn hơn.

Liều dùng: 325mg - 1g acetaminophen cách khoảng 4 - 6 tiếng. Có thể dùng tối đa 1g/ lần tương đương 2 viên acetaminophen 500mg và không dùng quá 1g cùng một lúc và không quá 4g trong vòng 24 giờ.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc như: gây kích ứng da, sưng mặt, phát ban, hoa mắt, chóng mặt, vàng da, buồn nôn... Tuyệt đối không lạm dụng acetaminophen vì có thể làm suy giảm chức năng gan, thậm chí tử vong nếu quá liều, cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Hiện nay, thuốc Tylenol được bán phổ biến trên thị trường với mức giá dao động từ 200.000 - 250.000 VNĐ/ hộp.

3. Thuốc ibuprofen chữa gai cột sống

Thuốc ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường được kê đơn sử dụng phổ biến trong toa thuốc chữa gai cột sống. Thuốc có tác dụng chính là giảm đau, chống viêm, hạ sốt và chống ngưng kết tiểu cầu. Trong đó, giảm đau và chống viêm là 2 tác dụng chính của thuốc đối với tình trạng đau nhức, sưng viêm do gai cột sống

Ibuprofen giảm đau thông qua cơ chế làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó làm giảm khả năng cảm thụ cơn đau của các sợi thần kinh cảm giác. Thuốc phù hợp cho những trường hợp đau nhẹ và vừa, khu trú. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng chống viêm nhờ cơ chế ức chế men COX, ngăn cản tổng hợp PG (chất hóa học trung gian gây ra phản ứng viêm).

Chống chỉ định sử dụng thuốc Ibuprofen cho những người có tiền sử bị suy gan, suy thận, loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, hen suyễn, đái tháo đường, dị ứng các thành phần trong nhóm thuốc NSAID, phụ nữ mang thai và cho con bú...

Liều dùng:

  • Dùng cho trẻ em: Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi dùng liều từ 30 - 40mg/ kg, chia làm 3 - 4 lần trong ngày. Trường hợp đau nhẹ giảm liều xuống còn 20mg/ kg/ ngày.
  • Dùng cho người lớn: Với liều giảm đau dùng 200 - 400mg/ lần, uống cách nhau 4 - 6 tiếng hoặc sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch. Với liều chống viêm dùng liều 400 - 800mg cách mỗi 6 - 8 tiếng.

Tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá liều trong thời gian vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: viêm dạ dày, tá tràng, rối loạn chức năng thận, khó thở, suy nhược, đau tức ngực, giảm thị lực, buồn nôn, nôn, chán ăn, ngứa da, vàng da, chóng mặt, ù tai...

4. Thuốc arthrotec giảm đau, chống viêm

Arthrotec là loại thuốc kết hợp giữa Diclofenac và Misoprostol thuốc nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến trong đơn thuốc chữa gai cột sống. Trong đó, Diclofenac có tác dụng giảm đau nhức, cứng cơ bằng cách ức chế quá trình sản sinh hoạt chất gây đau, còn Misopristol có nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn chặn lượng axit, phòng ngừa viêm loét do thuốc Diclofenac đem lại.

thuốc trị gai cột sống
Thuốc arthrotec giảm đau, chống viêm kèm theo khả năng bảo vệ dạ dày

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh tác dụng phụ. Thuốc thường được đưa vào cơ thể bằng đường uống và khi uống phải uống cùng một ly nước đầy khoảng 240ml. Sau khi uống không được nằm xuống ngay mà phải đợi ít nhất 10 phút. Ngoài ra, nuốt viên nang thuốc vào cơ thể không được nghiền hay làm tan thuốc trước vì lượng thuốc quá lớn đi vào cơ thể cùng một lúc có thể làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp. Nên uống thuốc vào những khung giờ nhất định và đều đặn để tối ưu hóa tác dụng của thuốc. Thường thì sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc ở liều thấp sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau nhức, sưng viêm cột sống.

Liều dùng: Liều dùng Arthrotec khuyến cáo tối đa 900mg/ ngày.

5. Thuốc Glucosamine HCL 1500mg trị gai cột sống của Mỹ

Glucosamine HCL là loại thuốc trị bệnh gai cột sống của Mỹ được nhiều người tin dùng và chọn lựa. Thành phần chính trong thuốc là glucosamine có khả năng hỗ trợ tái tạo vùng cột sống bị tổn thương, phục hồi chức năng vận động. Đồng thời, hoạt chất này còn hỗ trợ tối đa cho sự hoạt động của các cơ nhờ khả năng tăng dịch nhờn.

Sử dụng Glucosamine HCL còn có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và kích thích xương phát triển tốt hơn, giảm đau nhức và các triệu chứng khác do gai xương cột sống gây ra.

Liều dùng:

  • Liều dùng khuyến cáo đối với người bệnh gai cột sống giai đoạn đầu 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Với những trường hợp nặng có thể cân nhắc tăng liều 4 viên/ ngày trong 2 tuần đầu sử dụng và giảm liều xuống dần khi triệu chứng đã thuyên giảm.

Tuân thủ liều dùng để tránh gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn ngủ, táo bón, tiêu chảy, kích thích dạ dày, ợ nóng, khó tiêu... Chống chỉ định sử dụng thuốc Glucosamine HCL cho những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, dị ứng với hải sản, điều trị rối loạn chảy máu, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, chuẩn bị phẫu thuật, người dưới 18 tuổi, mắc các bệnh về tai mũi họng...

Hiện tại, Glucosamine HCL đang được bán trên thị trường với mức giá dao động từ 600.000 - 800.000 VNĐ/ hộp x 375 viên.

6. Thuốc naproxen trị gai cột sống

Thuốc naproxen được xếp vào nhóm thuốc chống viêm không steroid, được bào chế dưới dạng thuốc không kê đơn và có kê đơn. Tương tự như thuốc ibuprofen và arthrotec, naproxen hoạt động bằng cách làm giảm các hormone gây đau nhức, căng cứng và sưng viêm thông qua cơ chế ức chế thuận nghịch cả COX-1 và COX-2 enzyme, từ đó ức chế tổng hợp prostaglandin - một hoạt chất hoạt động như các phân tử truyền tín hiệu trong cơ thể, gây viêm.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để dùng liều phù hợp vì naproxen rất dễ gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, ợ chua, táo bón, buồn nôn, khó thở, ù tai, ngứa da, chóng mắt, buồn ngủ, mệt mỏi...

thuốc trị gai cột sống
Thuốc naproxen là thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hỗ trợ trị gai cột sống hiệu quả

Liều dùng:

  • Dạng viên nén: Đối với người lớn dùng liều 250mg, 375mg hoặc 500mg 2 lần/ ngày, tối đa 1500mg/ ngày. Đối với trẻ em dùng liều tối đa 5mg/ kg cân nặng và chia làm 2 lần dùng/ ngày.
  • Dạng viên nén giải phóng có kiểm soát: Liều ban đầu đối với người lớn là 750mg hoặc 1000mg/ ngày, tối đa dùng liều 1500mg/ ngày.
  • Dạng viên nén giải phóng kéo dài: Người lớn có thể dùng liều 275mg hoặc 550mg 2 lần/ ngày.
  • Dạng viên nén chứa natri naproxen: Dùng liều 275mg hoặc 550mg 2 lần/ ngày, tối đa 1500mg/ ngày.

7. Thuốc chữa gai cột sống GNC Shark Cartilafe 750mg sụn vi cá mập

Đây là một trong những loại thuốc chữa gai cột sống nhập khẩu từ Mỹ, được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống, viêm khớp, dính khớp... Trong GNC Shark Cartilafe có chứa thành phần chính là glucosamine và collagen hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống, xương khớp chắc khỏe, tạo chất nhờn bôi trơn sụn khớp cùng các mô xung quanh, tái tạo phục hồi các tổn thương và phòng ngừa lão hóa.

Liều dùng: Sử dụng tối đa ngày 4 - 6 viên, chia làm 4 - 6 lần uống trong ngày để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất, tăng hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định sử dụng thuốc với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Hiện tại, giá bán sản phẩm thuốc chữa gai cột sống GNC Shark Cartilage 750mg được bán với giá khoảng 600.000 VNĐ/ hộp x 180 viên.

8. Thuốc chữa gai cột sống percocet

Percocet là thuốc kết hợp từ nhóm narcotics, thuộc nhóm giảm đau có chứa thành phần chính là acetaminophen và oxycodone có tác dụng giảm đau mức độ trung bình cho đến nặng. Trong đó, oxycodone thuốc nhóm thuốc giảm đau opioid, tác động lên não bộ, kích thích sự thay đổi cảm nhận và phản ứng của hệ thần kinh khi gặp cơn đau, còn acetaminophen có khả năng giảm đau, hạ sốt nhanh nhưng không có tác dụng giảm viêm.

Percocet là nhóm thuốc kê đơn, phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo việc dùng thuốc an toàn người bệnh cần thông báo rõ cho bác sĩ về một số bệnh lý bản thân đã và đang mắc phải như: rối loạn hô hấp, hen suyễn, tiền sử bệnh gan, thận, suy tuyến giáp, đã từng chấn thương đầu, có khối u não, huyết áp thấp, đang mang thai...

Liều dùng:

  • Đối với thuốc Percocet viên 2.5mg/ 325mg: sử dụng tối đa 1 - 2 viên/ ngày, không quá 4g/ ngày. Dùng cách nhau mỗi 6 tiếng để tránh gây sốc thuốc, đảm bảo an toàn.
  • Đối với thuốc Percocet viên 5mg/ 325mg, 7.5mg/ 325mg và 10mg/ 325mg: chỉ dùng tối đa 1 viên/ ngày với trường hợp bị đau nhức trung bình, nếu nặng có thể tăng lên 2 viên nhưng phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định để tránh gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, táo bón, hoa mắt, ngất xỉu, khó thở, sưng họng, lưỡi, môi, chán ăn, buồn nôn, da vàng, nước tiểu đậm màu, mắt mờ, khô miệng...

9. Thuốc diazepam chữa bệnh gai cột sống

Diazepam là thuốc thuộc nhóm an thần, giảm lo âu và sử dụng chủ yếu để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, chống co giật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này trong đơn thuốc điều trị gai cột sống nhằm giảm tình trạng co thắt cơ, giảm đau và thư giãn đầu óc.

Thuốc phát huy công dụng thông qua cơ chế làm giãn cơ và xoa dịu các dây thần kinh, giúp não bộ được thả lỏng, ít chịu áp lực hơn, từ đó giúp người bệnh bớt khó chịu, mệt mỏi vì các cơn đau gai cột sống chèn ép dây thần kinh.

Liều dùng: dùng tối đa 2 - 10mg, chia làm 3 - 4 lần/ ngày.

thuốc trị gai cột sống
Thuốc diazepam làm giãn cơ và xoa dịu các dây thần kinh, giảm khả năng cảm thụ cơn đau do gai cột sống

10. Thuốc vicodin giảm đau nhức cột sống

Vicodin là loại thuốc phối họp giữa thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện (hydrocodone) và thuốc giảm đau không gây nghiện (acetaminophen). Trong đó, hydrocodone có khả năng ức chế cảm nhận cơn đau của não bộ còn acemtaminophen giúp hỗ trợ giảm đau nhưng không có khả năng chống viêm.

Thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị gai cột sống mức độ trung bình và nặng. Khi sử dụng, người bệnh có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn, nhưng tốt hơn hết vẫn nên uống sau khi ăn no để giảm kích ứng dạ dày và uống với một ly nước đầy.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn nên dùng liều 1 - 2 viên/ ngày, mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 - 6 tiếng.
  • Tuyệt đối không dùng quá liều 8 viên/ ngày.

Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc... Không lạm dụng thuốc quá liều vì có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: đau đầu, buồn ngủ, đau bụng, buồn nôn, mắt mờ, khô miệng, táo bón..., ngoài ra một số tác dụng phụ nặng hơn như: khó thở, tim đập chậm, dễ lo lắng, bất an, động kinh, dễ chảy máu, suy giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục...

11. Thuốc Cyclobenzaprine làm giãn cơ chữa gai cột sống

Thuốc cyclobenzaprine là loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ xương, có tác dụng làm giãn cơ và giảm đau, cải thiện tình trạng khó chịu do cột sống bị tổn thương bằng cách tác động trực tiếp lên não bộ và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng kích thích tuần hoàn máu đến các cơ quan, giảm tê bì, đau nhức do sự chèn ép của các gai xương.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang 5mg,7.5mg, 10mg, 15mg, 30mg dưới dạng cyclobenzaprine hydrochloride và viên nang phóng thích kéo dài dưới dạng cyclobenzaprine hydrochloride. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn 2 - 3 tuần.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cyclobenzaprine trong trường hợp bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, đang trong quá trình điều trị với chất ức chế MAO, đang trong giai đoạn phục hồi cấp của nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, loạn nhịp tim, block tim, suy tim sung huyết, mắc bệnh cường giáp...

thuốc trị gai cột sống
Thuốc Cyclobenzaprine làm giãn cơ chữa gai cột sống, kích thích tuần hoàn máu, giảm đau nhức, tê bì

Liều dùng:

  • Viên uống cyclobenzaprine phóng thích tức thời: 5mg x 3 lần/ ngày, có thể cân nhắc tăng liều lên 10mg x 3 lần/ ngày.
  • Viên uống cyclobenzaprine phóng thích kéo dài: 15mg x 1 lần/ ngày uống 1 lần duy nhất, một vài trường hợp tăng liều lên 30mg x 1 lần/ ngày.

Lạm dụng thuốc quá liều trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, trào ngược axit... Một vài tác dụng phụ ít gặp hơn như: co giật, tăng trương lực, nhức đầu, hội chứng serotonin, dị cảm, lú lẫn, mất ngủ, rối loạn tâm thần, sốc phản vệ, yếu cơ...

12. Thuốc Celecoxib chống viêm, giảm đau

Celecoxib là một trong những loại thuốc chống viêm không chứa steroid thường được chỉ định sử dụng phổ biến trong trường hợp đau nhức cột sống, viêm khớp, polyp đại tràng hoặc chuột rút do tới kỳ hành kinh. Tương tự như những loại thuốc NSAID khác, Celecoxib hoạt động thông qua cơ chế ngăn chặn các loại enzyme sản xuất prostaglandin, nhờ đó giúp giảm đau và sưng viêm nhanh chóng.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nén bao phim, viên nang mềm và viên nang cứng. Trong đó có nhiều hàm lượng khác nhau như 50mg, 100mg, 200mg và 400mg, tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sử dụng loại thuốc phù hợp.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Celecoxib trong các trường hợp gồm: người bệnh có cơ địa dị ứng mẫn cảm với các thành phần trong thuốc, có tiền sử bị dị ứng khi sử dụng các loại thuốc NSAIDs khác, hen suyễn, nổi mề đay, người đang bị viêm loét dạ dày tá tràng, phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối...

Tuân thủ cách sử dụng thuốc và liều dùng do bác sĩ chỉ định để tránh gây ra tác dụng phụ. Lạm dụng thuốc có thể gây ra tức ngực, khó thở, suy nhược cơ thể, yếu cơ, buồn nôn, ngứa ngáy, phát ban, đau họng, suy giảm thị lực, ho ra máu...

Liều dùng: Liều dùng thuốc Celecoxib điều trị gai cột sống hoặc một số bệnh lý xương khớp khác là 200mg/ lần/ ngày hoặc 100mg/ lần/ ngày. Sau khoảng 6 tuần sử dụng thuốc không đạt kết quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tăng liều lên 400mg/ ngày.

Chú ý về cách sử dụng thuốc sao cho đúng, uống toàn bộ viên thuốc qua đường nuốt. Tuyệt đối không thay đổi cách dùng như nghiền nát, bẻ hay hòa tan thuốc vào nước vì sẽ làm tăng thành phần trong thuốc dẫn đến các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý sau khi uống thuốc Celecoxib không nằm ngay, đợi 10 phút sau mới có thể nghỉ ngơi, không uống thuốc cùng các loại nước ngọt, nước trái cây hay sữa, trà... để tránh gây giảm tác dụng của thuốc.

13. Thuốc Gabapentin chống động kinh

Gabapentin là loại thuốc chống động kinh và co giật thuộc nhóm thuốc giảm đau do các dây thần kinh bị tổn thương. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp gai xương cột sống có xu hướng tăng kích thước, chèn ép dây thần kinh, từ đó làm giảm đau, xoa dịu não bộ, cải thiện chứng tê các chi. Bên cạnh đó, Gabapen tin còn có tác dụng ổn định tâm trạng và kiểm soát chứng động kinh.

Đây là loại thuốc kê đơn, không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, giảm thị lực, phát ban, khô miệng, vàng da...

thuốc trị gai cột sống
Thuốc Gabapentin là thuốc chống động kinh có tác dụng giảm đau, xoa dịu não bộ, cải thiện chứng tê các chi

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra cần cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang trong quá trình điều trị với Morphine.

Liều dùng:

  • Liều khởi đầu: 100 - 300mg/ lần/ ngày.
  • Liều điều chỉnh: Sau 3 - 7 ngày sử dụng bắt đầu đổi liều sang 600 - 1200mg/ 3 lần/ ngày.

Loại thuốc này đang được bán phổ biến trên thị trường với mức giá niêm yết 1.178.000 VNĐ/ hộp x 10 vỉ, 10 viên 300mg/ vỉ.

14. Các loại vitamin nhóm B

Các loại vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, xoa dịu não bộ và giảm đau nhức cho những người bị gai cột sống. Đồng thời, nhóm thuốc này có khả năng phục hồi và làm lành những tổn thương của hệ thần kinh, kích thích quá trình tuần hoàn máu đến cột sống và cải thiện tình trạng căng cơ.

Một số loại vitamin nhóm B phổ biến như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12... Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đây chỉ là loại thuốc trị gai cột sống mang tính chất hỗ trợ, chỉ sử dụng khi có sự cho phép kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối tuân thủ liều dùng để tránh một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

15. Thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân khiến cho cơn đau gai cột sống càng tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình điều trị gai cột sống bằng thuốc, bác sẽ sẽ kê đơn một số loại thuốc chống trầm cảm nếu người bệnh có những biểu hiện bất ổn về thần kinh như rối loạn lo âu, tăng động quá mức hoặc mất ngủ kéo dài.

Nhóm thuốc này có tác dụng ổn định tâm trạng, kiểm soát hệ thần kinh, hỗ trợ an thần và giảm mệt mỏi, đau nhức. Một số loại thuốc chống trầm cảm được kê đơn sử dụng phổ biến như:

  • Nhóm Atypical antidepressants: Mirtazapin, bupropion, trazodone…
  • Nhóm SNRI: Duloxetine, desvenlafaxine, venlafaxine…
  • Nhóm MAOI: Phenelzine, tranylcypromine, isocarboxazid…
  • Nhóm TCA: Desipramine, amitriptyline, imipramine, doxepin…
  • Nhóm SSRI: Fluoxetine, citalopram, sertraline, paroxetine…

Tuy nhiên, nhóm thuốc chống trầm cảm chỉ được kê đơn sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một vài tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc này như: táo bón, bí tiểu, chóng mặt, đổ mồ hôi, tiêu chảy, khô miệng, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tình dục...

16. Thuốc tiêm Steroid

Thuốc Steroid dạng tiêm thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị gai cột sống nặng, có biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh và không còn đáp ứng với các loại thuốc uống thông thường. Thuốc được tiêm ngoài màng cứng nhằm giảm đau tại chỗ, chống viêm dây thần kinh và tủy sống. Thuốc này thường được kết hợp đồng thời với thuốc tê để tăng hiệu quả giảm đau.

thuốc trị gai cột sống
Thuốc tiêm Steroid thường dùng cho người bị gai cột sống mức độ nặng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà liều dùng của thuốc sẽ khác nhau và sau khoảng 30 phút kể từ khi tiêm thuốc người bệnh sẽ cảm nhận sự cải thiện giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc tiêm Steroid này cần hết sức cân nhắc về liều lượng, vì thuốc có tác dụng nhanh nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như nhờn thuốc, sốc phản vệ, tăng đường huyết, dễ bị nhiễm trùng...

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho những người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với steroid, đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc bị viêm gan A, B, loãng xương... Thuốc Steroid được tiêm vào rễ dây thần kinh dựa trên hướng dẫn của tia X.

Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa gai cột sống

Hầu hết các sản phẩm thuốc trị gai cột sống được gợi ý ở trên đều đã qua các bước kiểm nghiệm về công dụng và mức độ an toàn. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý nắm rõ và tuân thủ một số điều sau đây để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều dùng do bác sĩ hướng dẫn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc in trên bao bì đối với các loại thuốc không kê đơn để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Không lạm dụng thuốc vượt mức cho phép vì thuốc Tây tuy đem lại tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro biến chứng nguy hiểm.
  • Để sử dụng thuốc hiệu quả, cần uống thuốc với nhiều nước lọc, không uống với nước trái cây, sữa, trà... vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Thuốc rất dễ gây tác động lên đường tiêu hóa, vì vậy hãy uống thuốc sau khi đã ăn no hoặc uống kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xảy ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào, hãy ngưng lại và thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra xử lý và tư vấn thay đổi loại thuốc phù hợp.
  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa gai cột sống khác nhau từ thành phần, công dụng cho đến thương hiệu. Người bệnh cần đọc kỹ thành phần, kiểm tra tem dán nhãn mác đầy đủ, tốt nhất nên mua ở những cơ sở uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

thuốc trị gai cột sống
Chọn mua loại thuốc theo hướng dẫn và sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là gợi ý 16 loại thuốc chữa gai cột sống đang được tin dùng và sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm nhiều sự chọn lựa thích hợp trong việc phục hồi và cải thiện chức năng cột sống của mình và người thân, lấy lại khả năng vận động bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...