Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Được Tắm Không? Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

“Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh lý ở trẻ em là do nhiễm lạnh. Theo bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể tắm và vệ sinh cơ thể như bình thường. Tuy nhiên, cần tắm đúng cách để tránh nhiễm lạnh khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Giải đáp

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, nhất là trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh được chia thành 2 giai đoạn là cấp và mãn tính căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng và thời gian tiến triển. Đa số trẻ em đều mắc phải bệnh viêm phế quản cấp.

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Giải đáp
“Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm

Viêm phế quản ở trẻ em xảy ra bởi tình trạng phế quản – ống dẫn khí bị sưng phù và viêm do vi khuẩn và virus gây ra. Tuỳ thuộc vào độ tuổi cũng như cơ địa của trẻ, các triệu chứng sẽ biểu hiện theo từng mức độ khác nhau. Lúc đầu, trẻ có thể bị ho, sổ mũi, chảy nước mũi như cảm cúm không thường. Tuy nhiên, lâu ngày các triệu chứng này sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn gây ho nhiều, sốt cao, thở khò khè, thở nhanh, tím tái,…

Song song việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tái phát. Do đó, nhiều phụ huynh quan tâm đến việc “Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?”. Theo các chuyên gia, trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể tắm và vệ sinh cơ thể như bình thường.

Lý giải vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cho biết các triệu chứng viêm phế quản bùng phát chủ yếu do virus (chiếm 90%) và số ít còn lại là do vi khuẩn. Chính vì vậy, việc không tắm gội cho trẻ mỗi ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại phát triển mạnh và khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe doạ đến tính mạng.

Có thể nhận thấy việc tắm cho trẻ là một trong những biện pháp giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, ba mẹ cần tắm cho trẻ đúng cách, bởi một số thói quen tắm trẻ vào buổi tối hay tắm nước quá lạnh, tắm nhiều lần trong ngày có thể khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh và khiến các triệu chứng bệnh lý chuyển biến nặng nề hơn.

Bên cạnh việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho trẻ, ba mẹ cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, nâng đỡ thể trạng trong thời gian điều trị bệnh. Đồng thời chủ động cách ly trẻ với những dị nguyên, tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, không khí lạnh,… để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như dự phòng tái phát hiệu quả.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ khi bị viêm phế quản

Trẻ em thường có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém và cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn so với người trưởng thành. Số liệu thống kê cho thấy, các triệu chứng bệnh lý bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa đông – xuân khi thời tiết chuyển lạnh.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ khi bị viêm phế quản 
Không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng tắm cho trẻ, thay vào đó nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải vệ sinh cơ thể cho trẻ

Như đã đề cập, trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể tắm rửa và vệ sinh cơ thể như bình thường. Tuy nhiên, một số thói quen tắm cho trẻ có thể gây nhiễm lạnh, cảm cúm và khiến tình trạng bệnh lý chuyển biến nặng nề hơn. Do đó, ba mẹ cần lưu ý trong quá trình tắm cho trẻ, ngoài việc giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi mà còn hỗ trợ quá trình chữa trị viêm phế quản hiệu quả.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ khi bị viêm phế quản:

  • Không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng tắm cho trẻ, thay vào đó nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải vệ sinh cơ thể cho trẻ.
  • Cho trẻ tắm trong phòng kín gió, ba mẹ có thể dùng máy sưởi hoặc máy điều hoà để điều chỉnh nhiệt độ phòng tương ứng với nước tắm của bé
  • Chỉ nên tắm cho trẻ trong 5 – 10 phút, thói quen tắm cho con quá lâu có thể làm mất cân bằng độ ẩm cho da, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh.
  • Ba mẹ nên tắm cho trẻ vào buổi trưa hoặc chiều. Hạn chế tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, nên lau người và thay quần áo thông thoáng.
  • Mỗi ngày chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần, việc tắm quá nhiều có thể gây cảm lạnh, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên cởi hết quần áo của trẻ khi tắm. Mẹ chỉ nên cởi dần dần để giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Khi tắm, nên rửa phần mặt và mũi trước tiên. Kế đến tắm những cơ quan khác để tránh nhiễm nước bẩn.
  • Sau khi tắm xong, cần dùng khăn bông sạch thấm khô nước nhanh chóng và mặc nhanh quần áo cho trẻ
  • Ba mẹ có thể dùng tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm để giữ ấm cơ thể trẻ, phòng ngừa cảm lạnh.
  • Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng một số thảo dược nấu nước tắm cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng như nước lá chè xanh, mướp đắng,…

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Song song việc điều trị, ba mẹ cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng sốt, ứ đờm, ho dai dẳng,…

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản 
Trong thời gian điều trị viêm phế quản, ba mẹ nên cho trẻ những món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt để làm dịu cổ họng đau rát

Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm giúp làm dịu cổ họng, làm loãng dịch tiết hô hấp, giảm ngứa. Ngoài nước lọc, ba mẹ có thể cho trẻ bổ sung nước ép rau củ tươi giúp kích thích vị giác, đồng thời bổ sung các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ với nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng, kích ứng xâm nhập vào ống dẫn khí (phế quản).
  • Chú ý giữ ấm cơ thể trẻ, tránh tác động từ không khí lạnh, nhất là vùng cổ, lòng bàn tay, chân, ngực,…
  • Trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, sốt cao liên tục, ho nhiều,… phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
  • Để hạn chế tình trạng đau rát cổ họng, ba mẹ nên cho trẻ dùng những món ăn dễ nuốt, có kết cấu mềm như cháo, súp, bún, miến, chứa ít gia vị. Không cho trẻ dùng bánh kẹo, snack, nước ngọt có gas, kem lạnh. Bởi những thực phẩm, thức uống này có thể gia tăng mức độ ho, tiết đờm và khiến các triệu chứng bệnh lý lép dài dai dẳng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C và kẽm dồi dào để cải thiện miễn dịch. Nhờ đó làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Ba mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong nhà ít nhất từ 3 – 5 ngày giúp phục hồi thể trạng, đồng thời hạn chế lây nhiễm cho những trẻ khác.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khu vực xung quanh nhà, có thể sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo môi trường sống của trẻ trong lành.
  • Với những trẻ từ 2 – 3 tuổi trở lên, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng, rửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?” và một số vấn đề liên quan. Việc tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho trẻ rất cần thiết trong quá trình chữa trị bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, ba mẹ cần thực hiện đúng cách và kết hợp một số biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để khắc phục bệnh lý nhanh chóng.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...