Viêm Âm Đạo Có Mang Thai Được Không? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

“Viêm âm đạo có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh lý tác động trực tiếp đến cơ quan sinh dục nữ, gây ra các triệu chứng khó chịu. Lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, chức năng sinh sản nếu không được kiểm soát. Về khả năng mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi khi bị viêm âm đạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Viêm âm đạo có mang thai được không? Giải đáp

Viêm âm đạo đề cập đến tình trạng nhiễm trùng âm đạo do những tác nhân gây hại như nấm Candida Albicans, vi khuẩn, trùng roi, tạp trùng,… Bệnh có thể xảy ra hầu hết ở phụ nữ trong mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là chị em trong độ tuổi trưởng thành, đã quan hệ tình dục.

Viêm Âm Đạo Có Mang Thai Được Không? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
Khả năng mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi khi bị viêm âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Về vấn đề “Viêm âm đạo có mang thai được không?” các chuyên gia cho biết, bệnh viêm âm đạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản ở nữ giới. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp bị viêm âm đạo, khí hư tiết ra tại vùng kín thường nhiều hơn so với bình thường. Đây được xem là phản ứng bình thường của âm đạo trước những tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng này khiến vùng kín trở nên ẩm ướt, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân khiến tinh trùng không thể tiếp cận với trứng để thụ thai. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
  • Khi âm đạo bị viêm sẽ gây ra sự thay đổi nồng độ kiềm, nồng độ pH trong môi trường âm đạo. Theo đó, sự thay đổi này ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và tồn tại của tinh trùng. Khi tinh trùng được xuất vào âm đạo thường bị chết nhiều và gần như không có khả năng tiến vào trong để thụ thai với trứng.
  • Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, chị em thường có biểu hiện sưng đỏ, khó chịu ở âm đạo và khiến thành âm đạo có xu hướng chít hẹp. Điều này có thể cản trở đến việc di chuyển của tinh trùng. Đặc biệt, chị em khi gặp các bệnh phụ khoa thường đối mặt với tình trạng đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục. Không chỉ khiến việc quan hệ gặp khó khăn mà còn khiến chị em bỏ lỡ thời điểm canh rụng trứng và thụ thai.
  • Trường hợp bị viêm âm đạo kéo dài, thường xuyên tái phát sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, di chuyển đến các bộ phận lân cận như vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung và gây viêm nhiễm. Trong khi đó, những cơ quan này đóng vai trò quyết định trong việc duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới.

Có thể nhận thấy bệnh viêm âm đạo ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai. Tuy nhiên về việc viêm âm đạo có mang thai được không? thì các bác sĩ nhận thấy CÓ THỂ. Bởi trên thực tế có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, về sức khoẻ của mẹ và bé có thể chịu một số ảnh hưởng nhất định.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn cần tích cực điều trị dứt điểm bệnh viêm âm đạo. Đồng thời nên trao đổi với bác sĩ điều trị về kế hoạch sinh con để được tư vấn cụ thể để tránh phát sinh các rủi ro.

Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số các trường hợp bị viêm âm đạo khi mang thai đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ. Thực tế nhận thấy, viêm âm đạo khi mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi, cụ thể:

Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các trường hợp bị viêm âm đạo khi mang thai đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Đối với mẹ bầu:

Trường hợp mẹ bầu bị viêm âm đạo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau, cụ thể:

  • Viêm âm đạo được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Số liệu thống kê nhận thấy, ung thư cổ tử cung là căn bệnh thứ 2 trong những bệnh ung thư ở phụ nữ và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm.
  • Viêm âm đạo đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở vùng kín. Tình trạng này khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, lo lắng dẫn đến thai nhi không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
  • Để kiểm soát bệnh lý, chị em cần sử dụng thuốc điều trị ở dạng đặt hoặc đường uống. Trong khi đó, một số loại thuốc dùng trong giai đoạn mang thai có thể tác động xấu đến thai nhi và gây ra rủi ro.

Đối với thai nhi:

Các tác nhân gây viêm âm đạo như nấm men, trùng roi, hại khuẩn,… đều có khả năng lây lan. Do đó, khi mẹ bầu bị viêm âm đạo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi. Cụ thể, trẻ khi sinh ra có thể đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Trẻ sinh ra thường yếu ớt, nhẹ cân, suy dinh dưỡng
  • Trẻ được sinh ra từ cơ thể mẹ bị viêm âm đạo thường có sức đề kháng yếu hơn so với các trẻ khác
  • Trường hợp bị viêm âm đạo nhiễm khuẩn được xem là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non
  • Khi mẹ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia, trẻ sau khi sinh ra có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi.
  • Nếu viêm âm đạo do liên cầu khuẩn (streptococcus) nhóm B có thể phát sinh các biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu bị viêm âm đạo sinh con bằng phương pháp thường thì con có thể bị nhiễm trùng nấm và các nguy cơ khác.

Các biện pháp chăm sóc bà bầu khi bị viêm âm đạo

Về vấn đề “Viêm âm đạo có mang thai được không? Có ảnh hưởng thai nhi?” có thể nhận thấy phụ nữ mắc bệnh vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, tỉ lệ này thường thấp hơn so với người bình thường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và cả thai nhi.

Các biện pháp chăm sóc bà bầu khi bị viêm âm đạo
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị để kiểm soát bệnh lý

Trong trường hợp bị viêm âm đạo khi mang thai, chị em cần tích cực trong việc điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để làm giảm thiểu bệnh lý ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi. Cụ thể:

  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên tại những cơ sở y tế uy tín để sớm nhận thấy các biểu hiện bất thường và chủ động trong việc khắc phục bệnh, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
  • Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị viêm âm đạo khi mang thai, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin để hỗ trợ quá trình chữa trị cũng như cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Bên cạnh đó, cẩn uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo là do vệ sinh vùng kín không đúng cách. Do đó, chị em cần chú ý vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn sử dụng nước rửa phụ khoa phù hợp, thường xuyên giặt quần lót và phơi ở nơi nhiều nắng. Chọn mặc đồ lót vừa vặn, có chất liệu thấm hút tốt,…
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc vùng kín chứa các chất tẩy rửa, chất tạo bọt gây khô rát âm đạo, mất cân bằng độ pH tự nhiên của môi trường âm đạo và  khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, chị em cần kiêng quan hệ tình dục để hạn chế bệnh lý tiến triển nghiêm trọng và gây ra có rủi ro.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm âm đạo có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, chị em cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...