Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cao ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh gây ra những triệu chứng đặc trưng như ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khiến trẻ khó chịu. Bố mẹ cần nhận biết sớm và có cách điều trị, chăm sóc phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ. 

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi với cái tên khác là chàm sữa. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 - 4 tháng tuổi, tái đi tái lại thường xuyên cho đến khi trẻ trưởng thành mới dứt hẳn. Khi mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng đặc trưng như nổi mụn li ti ở hai bên má, những đám sần đỏ, ở cả mặt và đầu, thậm chí còn có nhiều vảy tiết màu vàng ẩm ướt, màu nâu xám khô...

Nếu lấy hết phần vảy đóng trên da đầu trẻ sẽ xuất hiện lớp nền bên dưới da màu đỏ kèm theo dịch. Và hầu hết trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh còn gây ra tình trạng viêm da, phát ban đỏ trên toàn bộ cơ thể và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, trẻ quấy khóc thường xuyên, mất ngủ nhất là vào ban đêm.

Nguyên nhân viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho biết hiện nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, y học lại xác định được cơ chế khởi phát bệnh đó là do lớp biểu bì ngoài da bị tổn thương do vi khuẩn cùng sự tác động của các yếu tố dị nguyên khác. Những điều này khiến cho "hàng rào tự nhiên" bảo vệ cơ thể không còn đáp ứng thực hiện chức năng như bình thường, làn da trở nên khô ráp, mất nước và làm xuất hiện những đốm mẩn đỏ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng bệnh viêm da cơ địa có tính chất di truyền. Tức là trẻ vừa chào đời đã mắc bệnh viêm da cơ địa bẩm sinh do di truyền gen từ bố mẹ hoặc những thành viên có mối quan hệ huyết thống. Theo đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa và có người nhà cũng đã từng bị bệnh là 60 - 80%.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Ngoài yếu tố di truyền thì tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh còn do các nhiều tác nhân dị ứng tác động lên

Ngoài ra, còn một số yếu tố có khả năng làm tăng nặng tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh như:

  • Nóng: Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo quá dày, chất liệu vải không thấm hút mồ hôi làm cho mồ hôi đọng lại ở lỗ chân lông của trẻ gây bít tắc và viêm nhiễm. Ngoài ra, cho trẻ tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc quá lâu với lò sưởi cũng là yếu tố nguy cơ làm khởi phát bệnh.
  • Khô: Cho trẻ nằm điều hòa quá nhiều, thời tiết hanh khô, sử dụng xà phòng sữa tắm cho trẻ không an toàn... là những yếu tố làm cho làn da của trẻ khô ráp.
  • Ngứa: Làn da của trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, virus, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân khiến da trẻ nhiễm khuẩn và khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh, môi trường ô nhiễm cùng một số yếu tố gây dị ứng khác cũng làm tăng nặng triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường rất rõ ràng, biểu hiện ngoài da nên có thể quan sát bằng mắt thường. Một vài triệu chứng điển hình có thể quan sát được như trẻ dùng tay gãi ngứa, cào lên mặt liên tục, xuất hiện nhiều đốm mụn nông, dễ vỡ, vùng da tại đó ửng đỏ, đóng vảy, da sần sùi, dày lên, nổi nhiều mẩn đỏ...

Cụ thể như sau:

  • Sau khoảng 3 tuần sau sinh, trẻ bị viêm da cơ địa sẽ bắt đầu có dấu hiệu bùng phát những đợt triệu chứng cấp tính với triệu chứng đặc trưng nhất là những đốm mụn đỏ gây ngứa ngáy.
  • Trên da xuất hiện nhiều đốm mụn nước, nông, đóng vảy tiết, ngứa ngáy, dễ vỡ và khi vỡ thì có thể gây ra bội nhiễm.
  • Một vài trẻ có dấu hiệu bị sưng các hạch lân cận.
  • Một số vị trí dễ bị tổn thương nhất là da đầu, da cổ, thân mình, tay chân... nhưng phổ biến nhất vẫn là viêm da cơ địa ở mặt của trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra, trẻ bị viêm da cơ địa không gây ra những tổn thương, triệu chứng ở quanh vùng da quấn tã hay nổi mẩn ngứa do thời tiết nên bố mẹ cần hết sức chú ý về triệu chứng để tránh nhầm lẫn trong việc nhận diện và điều trị.

Biến chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, nếu được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất nhanh khỏi và không có biến chứng gì vì hầu hết chúng đều là những tổn thương ngoài da, không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe tổng thể.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm và hoại tử da

Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe của trẻ như:

  • Tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da: Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu kém nên khi mắc bệnh viêm da cơ địa dễ bị bội nhiễm hơn những đối tượng khác. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán điều trị kịp thời.
  • Hoại tử da: Những tổn thương trên da không được chăm sóc đúng cách, kịp thời sẽ bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong trường hợp bố mẹ tin và áp dụng theo những mẹo chữa trị dân gian chưa được kiểm chứng hoặc tự ý mua thuốc ở ngoài về bôi cho trẻ. Đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra hoại tử làn da của trẻ.
  • Ngoài những biến chứng vừa kể trên thì viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cũng khiến tình trạng sức khỏe chung của trẻ bị suy giảm cũng như ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày. Điển hình là trẻ quấy khóc, mất ngủ, chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng... Do đó, ngay khi những triệu chứng đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thì bố mẹ nên chú ý chăm sóc, điều trị sớm để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến trẻ.

Những lưu ý trong cách chăm sóc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc chăm sóc làn da của trẻ bị viêm da cơ địa, bố mẹ cần nắm rõ các lưu ý as:

Hạn chế cho trẻ tắm các loại lá

Trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng các loại lá tắm cũng là một trong những biện pháp được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Một số loại lá được sử dụng phổ biến như lá đinh lăng, lá lốt, lá khế, lá tía tô... Tuy nhiên, đây chỉ là những mẹo dân gian chưa được kiểm chứng khoa học nên bố mẹ cần hết sức cân nhắc trước khi áp dụng cho trẻ.

Có nhiều trường hợp trẻ sau khi tắm nước lá càng làm cho làn da trở nên khô hơn do thay đổi độ pH trên da. Đặc biệt nguy hiểm nếu sử dụng những loại lá có lẫn hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng... sẽ làm tăng nặng những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên làn da của trẻ.

Cách tốt nhất để giữ vệ sinh cho trẻ và vừa giữ được độ ẩm cho làn da, không lo nhiễm khuẩn thì bố mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước đun sôi để nguội với nhiệt độ thích nhất là từ 36 - 38 độ C.

Chọn sữa tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh

Làn  da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên việc chọn lựa những sản phẩm như sữa tắm, dầu gội cho trẻ cần hết sức lưu ý. Đầu tiên, khi chọn mua cần lưu ý đọc kỹ thành phần độ pH của sản phẩm phù hợp với độ pH tự nhiên trên da của trẻ.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng hết sức lưu ý không sử dụng các loại sữa tắm cho người lớnhay xà phòng thông thường để tắm cho trẻ. Vì trong các loại sản phẩm này có chứa nhiều thành phần kích ứng dễ làm tổn hại cho làn cho của trẻ. Để làm tăng hiệu quả của sữa tắm trong việc làm sạch và diệt khuẩn trên da trẻ thì nên cho trẻ ngâm mình trong chậu tắm có pha loãng sữa tắm khoảng 15 - 30 phút nhằm giúp trẻ thư giãn, dễ chịu hơn.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Sữa tắm cho trẻ phải đáp ứng yếu tố dịu nhẹ, không chất kích ứng và an toàn cho làn da của trẻ

Băng ướt để giảm ngứa cho trẻ

Băng ướt hay đắp ẩm là phương pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện trong trường hợp những triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không được cải thiện sau 24 - 48 tiếng điều trị bằng cortisone. Mục đích của biện pháp này là tăng độ ẩm cho làn da, làm dịu và giảm ngứa hiệu quả.

Biện pháp này có thể được thực hiện 2 - 3 lần hoặc nhiều lần hơn tùy theo mức độ năng nhẹ của bệnh. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bố mẹ có thể thực hiện cho trẻ ngay tại nhà:

  • Bước 1: Làm ướt băng gạc hoặc khăn mỏng bằng nước ấm pha dung dịch làm ẩm da.
  • Bước 2: Bôi thuốc Cortisone hoặc loại thuốc do bác sĩ chỉ định lên vùng da khô ráp, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên toàn thân trẻ.
  • Tùy vào từng vị trí tổn thương mà cách đắp băng gạc lên sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:
    • Vùng da mặt: Đắp khăn hoặc băng gạc lên vùng da bị nổi mẩn đỏ trong khoảng 5 - 10 phút.
    • Vùng đầu: Dùng khăn trùm lên đầu trẻ trong khoảng 5 - 10 phút.
    • Tay, chân: Quấn khăn hoặc băng gạc lên vùng da bị tổn thương trên tay hoặc chân. Sau đó dùng một lớp băng dạng ống khô hoặc quấn một chiếc khăn khô mỏng xung quanh, đợi đến khi băng khô thì tháo ra rồi bôi kem dưỡng ẩm lên.
    • Lưng, bụng, ngực: Thực hiện tương tự như bị viêm da cơ địa ở tay, chân.

Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại

Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo có chất liệu từ cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi là tốt nhất. Không nên sử dụng những loại vải sợi, vải len dạ, vải nặng thô cứng... vì sẽ làm tăng nặng các triệu chứng kích ứng da trẻ.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Giữ trẻ trong môi trường sạch sẽ, không ô nhiễm, không bụi bẩn, không lông động vật, thuốc lá... để hạn chế nguy cơ khởi phát triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Chủ động bảo vệ trẻ để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Việc phòng tránh này có thể là ngăn ngừa bệnh chuyển sang mạn tính hoặc phòng ngừa các tác nhân gây dị ứng làm khởi phát triệu chứng bệnh. Ngoại trừ nguyên nhân di truyền thì hầu như những nguyên nhân còn lại gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh đều có thể phòng tránh được bằng những cách đơn giản sau:

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất để trẻ có một sức khỏe toàn diện

  • Trẻ sơ sinh nên được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để ổn định sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ, giữ độ ẩm và nhiệt độ không khí luôn ở mức cân bằng, không quá chênh lệch với môi trường bên ngoài, tránh khói bụi, khói thuốc lá, lông chó mèo...
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh viêc trẻ tự làm trầy xước da của mình, phòng ngừa bội nhiễm nếu trẻ đang bị viêm da cơ địa.
  • Ngoài sữa mẹ thì nên ưu tiên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bột sơ sinh để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết. Trong quá trình này cần lưu ý xem cơ thể trẻ có xảy ra những dấu hiệu dị ứng hay không.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những loại hóa chất, rác thải sinh hoạt hằng ngày, nguồn nước hay không khí ô nhiễm...

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái phát nhiều lần nhưng đến khi trẻ lớn thì sẽ tự khỏi nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, vẫn khuyến cáo bố mẹ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để điều trị, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...