Viêm Da Dị Ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu xảy ra nhiều nhất vào thời điểm thay đổi thời tiết đột ngột, thời tiết hanh khô ở những người có làn da mỏng manh, nhạy cảm và có sức đề kháng bệnh. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất khó chữa trị dứt điểm do có tính chất dai dẳng, dễ tái phát.

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu thuộc nhóm bệnh chàm, là tình trạng làn da bị viêm nhiễm diễn tiến ở nhiều mức độ gồm cấp tính và mạn tính. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm dị ứng, thời thiết lạnh hanh khô, vi khuẩn, khói bụi, lông động vật… Bệnh được các chuyên gia đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu xảy phổ biến và dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách

Bệnh chiếm đến 40% trong tổng số các bệnh lý da liễu thường gặp ở con người. Cũng tương tự như viêm da cơ địa, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và những người trưởng thành có tiền sử bị viêm da dị ứng bẩm sinh do căn bệnh này có tính di truyền rõ rệt.

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, tay, chân, lưng, phía sau đầu gối… Những triệu chứng thường xuất hiện theo từng đợt định kỳ tại một thời điểm và tự biến mất sau khoảng vài tiếng hoặc vài ngày. Chính điều này khiến cho nhiều người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực chất không phải, những triệu chứng sẽ tái phát và ngày càng có xu hướng nặng hơn nếu không được điều sớm.

Nguyên nhân viêm da dị ứng

Việc xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp cho quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát được hiệu quả, dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia da liễu, đã có rất nhiều nghiên cứu về căn bệnh viêm da dị ứng này và kết quả là có hơn 2000 lý do khác nhau gây bệnh. Trong đó, có thể tóm gọn một số nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất như:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da dị ứng có tính chất di truyền, tức là nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ trẻ chào đời mắc bệnh viêm da dị ứng bẩm sinh là rất cao. Những triệu chứng bệnh sẽ bùng phát ngay khi trẻ còn nhỏ, trong một số trường hợp hiếm trẻ phát bệnh khi bước vào độ tuổi dậy thì do cơ thể thay đổi nội tiết tố.
  • Do môi trường sống ô nhiễm: Những người sống trong môi trường ô nhiễm (nguồn nước bẩn, sống gần nơi chứa chất thải…) hay có nhiều hóa chất độc hại sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng hơn so với người bình thường.
  • Do tính chất công việc: Những người có tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại của ngành công nghiệp thương mại như sản xuất nước tẩy rửa, công nhân dệt may, vệ sinh môi trường… sẽ rất dễ mắc bệnh viêm da dị ứng. Lúc này, vị trí dễ phát bệnh nhất là tay hoặc chân, nếu không được điều trị, xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng lây lan sang những vị trí khác.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Và khi thay đổi nội tiết tố sẽ vô tình kích phát các yếu tố thuận lợi cho quá trình phản ứng gây dị ứng. Có thể hiểu đơn giản là những thay đổi bên trong cơ thể bùng phát ra ngoài và biểu hiện tiêu cực thông qua các triệu chứng lên làn da.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây cũng là một dạng của việc thay đổi bên trong và biểu hiện ra bên ngoài. Sức đề kháng của người bệnh suy giảm, kém đi khiến cho chức năng chống lại bệnh tật bị suy yếu, từ đó dễ mắc bệnh viêm da dị ứng. Hầu như những người mắc bệnh do suy giảm hệ miễn dịch sẽ rất khó để chữa trị.
  • Do dị ứng thuốc: Một số trường hợp sử dụng thuốc để chữa bệnh nhưng vô tình cơ thể lại dị ứng với các thành phần có trong thuốc và gây ra viêm da dị ứng. Đây cũng được xem là tác dụng phụ của việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Do dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng như hải sản, thực phẩm giàu đạm… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng.
  • Do da yếu: Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý da liễu như da nhạy cảm, mụn trứng cá, mụn bọc viêm nhiễm… có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn so với người bình thường.

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết hanh khô là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng viêm da dị ứng
Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết hanh khô là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng viêm da dị ứng

Triệu chứng viêm da dị ứng

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng có thể quan sát bằng mắt thường như:

  • Da nổi mẩn đỏ: Đây cũng là triệu chứng đặc trưng và dễ nhìn thấy nhất của bệnh viêm da dị ứng. Trên bề mặt da xuất hiện dày đặc các đốm mẩn đỏ li ti, nhiều nhất là ở 2 cánh tay và 2 bắp chân. Kèm theo đó là những vết mẩn đỏ, mụn nước, mưng mủ và sần sùi khó chịu.
  • Ngứa ngáy: Ở những vị trí nổi mẩn đỏ, mụn nước sẽ kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Càng ngứa càng khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh, thực chất đây cũng chỉ là hành động bình thường do cơ thể sản sinh lượng histamine quá lớn để phản ứng lại các tác nhân gây dị ứng.
  • Phù nề: Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy thì tại vùng da bị dị ứng sẽ bị phù nề.
  • Da khô, bong tróc: Làn da bị viêm da dị ứng sẽ rất yếu, khô ráp do mất nước, kéo theo đó là tình trạng bong tróc da, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.
  • Tiết dịch trên da: Những đốm mẩn đỏ, ngứa sẽ ngày càng đỏ và ngứa hơn nếu người bệnh gãi nhiều khiến cho các đốm mụn nước bị vỡ ra, rỉ dịch và nhanh chóng lây lan sang những vị trí da bình thường, phát triển thành bệnh.

Bề mặt da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng
Bề mặt da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm da dị ứng

Ngoài những triệu chứng vừa kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, không có sức, chán ăn, khó chịu, sụt cân, suy hô hấp, khó thở… kèm theo nhiều triệu chứng khác tùy theo cơ địa của từng người.

Thuốc chữa viêm da dị ứng

Cùng tìm hiểu các loại thuốc chữa viêm da dị ứng dưới đây:

  • Fucicort Cream: Chứa Betamethasone và Fusidic acid giúp giảm viêm, chống dị ứng, tiêu diệt vi khuẩn. Thoa đều lên da không cần rửa lại. Giá 110,000 VNĐ/tuýp 25g.
  • Fluocinolone acetonide ointment: Mỡ bôi ngoài da, giảm ngứa, sưng viêm. Chứa Fluocinolone acetonide và Neomycin Sulphate. Bôi mỏng, 3-4 lần/ngày. Giá 30,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Clobetasol Propionate: Chống chỉ định cho trường hợp đặc biệt. Cải thiện phản ứng viêm, kháng khuẩn. Bôi 1-2 lần/ngày. Giá 120,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Betnovate: Dùng cho da dầu hoặc da khô. Giảm viêm, ngứa, cấp ẩm. Bôi 1-2 lần/ngày. Giá 1,000,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Hidem Cream: Chứa Clotrimazol, Betamethasone dipropiona, gantamicin hỗ trợ giảm viêm, ngứa, kháng nấm. Bôi 2 lần/ngày. Giá 30,000 VNĐ/tuýp 15g.
  • Tacrolimus Ointment: Ức chế miễn dịch, giảm viêm da. Dạng kem bôi, Tacrolimus 0.03% cho trẻ, 0.1% cho người lớn. Bôi trực tiếp, tránh ánh nắng. Giá 250,000 - 370,000 VNĐ/tuýp 10g.
  • Pimecrolimus: Giảm triệu chứng viêm da, ngứa ngáy. Chứa Pimecrolimus 1%, Cetyl alcohol, Benzyl alcohol. Bôi 2 lần/ngày.
  • Benadryl: Kháng histamine, giảm ngứa, bong tróc. Hỗ trợ điều trị trầy xước, viêm da tiếp xúc. Bôi 3-4 lần/ngày. Giá 512,000 VNĐ/tuýp 25mg.
  • Phenergan: Kháng histamine, giảm triệu chứng dị ứng. Chứa Promethazin 0.2%. Bôi 3-4 lần/ngày. Giá 15,000 VNĐ/tuýp 10g.
  • Locoid cream: Kem Hydrocortisone 0.1%, giảm viêm, ngứa. Dùng cho viêm da dị ứng, chàm da. Bôi 2-3 lần/ngày.

Viêm da dị ứng kiêng gì, ăn gì

Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Da Dị Ứng:

Kiêng Ăn:

  1. Hải Sản: Những loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc nên được kiêng cữ, vì chúng có thể kích thích sản sinh histamine và làm tăng các triệu chứng viêm da.

  2. Thịt Béo, Thịt Đỏ: Thịt bò, thịt thỏ, thịt nai, thịt cừu nên được hạn chế, vì chúng có thể làm tăng nặng các triệu chứng viêm da và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

  3. Thực Phẩm Giàu Tinh Bột: Bánh mì trắng, mì lúa mạch, gạo, yến mạch nên được giảm thiểu để tránh kích ứng da.

  4. Thực Phẩm Muối Chua: Các thực phẩm muối chua có thể làm tăng nghiêm trọng các triệu chứng viêm da, cần được hạn chế.

  5. Thịt Gà: Thịt gà, mặc dù không thuộc nhóm thịt đỏ, nhưng vẫn nên được hạn chế vì có thể gây dị ứng.

  6. Thực Phẩm Nhiều Đường: Bánh kẹo, nước ngọt nên được kiêng cữ, vì chúng có thể làm tăng ngứa ngáy và triệu chứng dị ứng.

  7. Thực Phẩm Dầu Mỡ, Nhiều Gia Vị: Món chiên xào ngập trong dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng cũng nên được giảm thiểu để tránh tác động tiêu cực đến làn da.

  8. Sữa và Chế Phẩm Từ Sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa nên được hạn chế, vì chúng có thể gây kích ứng cho người mắc bệnh viêm da dị ứng.

  9. Chất Kích Thích: Rượu, thuốc lá, cà phê nên được kiêng cữ để tránh tác động tiêu cực đến cơ thể và làn da.

  10. Trứng Gà: Việc ăn quá nhiều trứng gà cũng nên được hạn chế vì chúng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol và gây ảnh hưởng đến da.

Nên Ăn:

  1. Thịt Nạc Heo: Thịt nạc heo là lựa chọn tốt để thay thế các loại thịt béo và thịt đỏ.

  2. Cá Béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá thu chứa omega-3 giúp chống viêm và cải thiện triệu chứng viêm da.

  3. Ngũ Cốc Nguyên Hạt: Ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe da.

  4. Rau Xanh: Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất, và chất xơ giúp thanh lọc cơ thể và giảm triệu chứng viêm da.

  5. Trái Cây Tươi: Trái cây tươi chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, giúp cải thiện sức khỏe da.

  6. Sữa Hạt: Sữa hạt như sữa hạt hạnh nhân, hạt óc chó là nguồn canxi tốt và thích hợp cho người có viêm da dị ứng với sữa.

  7. Nước Lọc: Việc duy trì đủ nước trong cơ thể giúp da giữ ẩm và giảm triệu chứng khó chịu.

Lưu Ý:

  1. Tư Vấn Y Tế: Trước khi thay đổi chế độ ăn, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn mới là phù hợp và an toàn cho sức khỏe.

  2. Theo Dõi Phản Ứng: Theo dõi cẩn thận các phản ứng của cơ thể khi thay đổi chế độ ăn, đặc biệt là khi thêm hoặc loại bỏ các thực phẩm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Phân loại viêm da dị ứng

Theo các nghiên cứu chuyên sâu về viêm da dị ứng thì bệnh được chia làm nhiều dạng dựa theo đặc trưng triệu chứng của bệnh như:

  • Viêm da tiếp xúcViêm da tiếp xúc là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, kích phát sự phản ứng của hệ miễn dịch. Bệnh này có một số triệu chứng đặc trưng nhất là ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn đỏ, phát ban…
  • Bệnh chàm da: Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những đốm mụn nước xuất hiện chi chít trên bề mặt da gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường khởi phát ngay từ khi còn ở độ tuổi trẻ em và tái phát nhiều lần cho đến khi trẻ trưởng thành. Vị trí dễ bị chàm da nhất là chân và tay.
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Những triệu chứng bệnh thường khởi phát mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột do cơ thể không kịp thích nghi. Triệu chứng điển hình là những đốm mẩn đỏ, phát ban trên da và cực kỳ ngứa ngáy.

Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu dễ xảy ra nhưng lại rất khó chữa, những triệu chứng đặc trưng của bệnh như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da khô ráp, đóng vảy, nổi mụn nước… Nếu bệnh không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng diễn tiến đến viêm da dị ứng bội nhiễm kèm theo một số hệ quả tiêu cực như: để lại sẹo rõ vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày, áp xe da, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ…

Bệnh có tính chất dai dẳng, có đến 70% người mắc phải bệnh lý này đều ở giai đoạn mạn tính và dễ tái phát khi gặp các tác nhân dị ứng. Và sở dĩ tỷ lệ bệnh tái phát cao là do người bệnh phạm phải những sai lầm trong điều trị bệnh, khiến bệnh không thể chữa khỏi tận gốc.

Bệnh viêm da dị ứng gần như không thể chữa khỏi dứt điểm do tính chất dai dẳng, dễ tái phát
Bệnh viêm da dị ứng gần như không thể chữa khỏi dứt điểm do tính chất dai dẳng, dễ tái phát

Cụ thể gồm 3 sai lầm sau đây:

  • Khi bệnh vừa phát bệnh, người bệnh thường tự ý mua các loại thuốc bôi, thuốc uống để điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ban đầu triệu chứng bệnh sẽ biến mất, người bệnh liền nghĩ đến việc đã khỏi bệnh nhưng thực tế thì đó chỉ là triệu chứng chứ không thể giải quyết bệnh tận gốc.
  • Việc dùng thuốc bừa bãi cũng vô tình khiến cho cơ thể nhờn thuốc, nhất là với một số loại thuốc như thuốc bôi ngoài da chứa corticoid…
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, không khoa học khiến cho sức đề kháng suy yếu, làn da nhạy cảm hơn và bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.

Vì vậy, nếu muốn chữa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả, phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt thì người bệnh cần phải thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh viêm da dị ứng

Có thể thấy, viêm da dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Mặc dù rất khó để có thể điều trị bệnh dứt điểm nhưng viêm da dị ứng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp sau đây:

  • Giữ ẩm kỹ lưỡng và chăm sóc làn da khỏe mạnh bằng các sản phẩm, dưỡng da lành tính. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí để tránh gây khô da, da nứt nẻ, chảy máu…
  • Giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng cách tắm gội bằng nước ấm. Thỉnh thoảng có thể tắm các loại nước lá để tăng hiệu quả điều trị bệnh như lá trầu không, lá khế, lá chè xanh…
  • Vệ sinh không gian sống trong phòng ngủ, các góc sinh hoạt hằng ngày, không để tích tụ bụi bẩn, nấm mốc, chống lại côn trùng, phấn hoa… vì đây đều là những tác nhân dễ gây ra tình trạng dị ứng.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như dung dịch tẩy rửa, xà phòng, nước rửa chén, sữa tắm… chứa hàm lượng cao chất kích ứng. Nếu cần thiết phải đeo găng tay, đi ủng cao su để bảo vệ làn da và đeo khẩu trang.
  • Cân nhắc chọn lựa các sản phẩm sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng da.
  • Với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để tránh gây bí da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho làn da. Bên cạnh đó, uống nhiều nước, từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Từ bỏ những thói quen xấu gây hại cho làn da, ngủ sớm, tập thể dục và vận động hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật.

Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản về bệnh viêm da dị ứng phổ biến hiện nay. Hi vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan hơn về cách điều trị cũng như chủ động phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Top 10 Dung Dịch Vệ Sinh Cho Da Nhạy Cảm An Toàn Nhất

Vùng kín là bộ phận nhạy cảm của phụ nữ, cần được chăm sóc cẩn...
Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Hiệu Quả

Ngoài sử dụng thuốc, nhiều người bệnh nấm da đầu dùng dung dịch vệ sinh...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...