Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì

Thực phẩm nên ăn:

  1. Rau xanh: Cải xoăn, rau mồng tơi, bắp cải, rau cải, rau bina... chứa chất chống oxy hóa và giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng miễn dịch.
  2. Trái cây: Bưởi, chanh, cam, quýt, quả anh đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất, thanh long, táo, lê... là những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và có thể giảm viêm.
  3. Thực phẩm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, tinh dầu ô liu, óc chó, hạt hạnh nhân... giúp phục hồi tổn thương ở mô sụn và giảm viêm.
  4. Thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho ổ khớp: Rau mồng tơi, quả bơ, đậu bắp, yến mạch... có khả năng cải thiện lượng dịch nhờn trong ổ khớp.
  5. Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm các triệu chứng viêm.

Thực phẩm nên kiêng:

  1. Thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao: Thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò... có thể tăng axit uric và gây viêm.
  2. Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích xông khói... chứa chất bảo quản và không tốt cho sức khỏe xương khớp.
  3. Thức ăn chứa nhiều gia vị và đường: Các loại thực phẩm giàu đường, muối, bột ngọt có thể kích thích phản ứng viêm.
  4. Cà phê, nước ngọt có gas, và thức uống chứa cồn: Caffeine có thể giảm hấp thu canxi và gây suy giảm sức khỏe xương khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cải thiện sức khoẻ mà còn làm giảm đau nhức, hỗ trợ tái tạo sụn khớp bị tổn thương, nóng rát, sưng viêm do bệnh lý gây ra.

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?

Viêm đa khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm khớp mãn tính liên quan đến hoạt động rối loạn tự miễn. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể phá huỷ mô sụn cùng một số cơ quan khác như xương dưới sụn, màng bao hoạt dịch, thận, da,...

Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương mô sụn, cải thiện sức khoẻ và giúp giảm viêm

Các tổn thương xảy ra ở mô sụn có thể khiến ổ khớp bị rối loạn. Từ đó làm tăng ma sát khi vận động, di chuyển và gây sưng viêm, đau nhức, tê bì, cứng ổ khớp. Bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Hiện tại, không có biện pháp điều trị dứt điểm viêm đa khớp dạng thấp. Việc sử dụng thuốc chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, bảo tồn chức năng sụn khớp, đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh. Do đó, bên cạnh biện pháp y tế, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh kết hợp với lối sống khoa học, nhất là chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương mô sụn, cải thiện sức khoẻ và giúp giảm viêm. Hơn nữa, ăn uống điều độ còn tăng khả năng chống chịu cơn đau của cơ thể, làm chậm quá trình ăn mòn mô sụn.

Dưới đây là một số thực được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm đa khớp:

1. Các loại rau xanh tốt cho người viêm đa khớp dạng thấp

Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Không chỉ giúp điều hoà nhu động ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hoá, các loại rau xanh còn hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng ở ổ khớp.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá có trong các loại rau xanh còn lại hiệu quả trong việc ức chế các gốc tự do, ngăn chặn sự sản sinh cytokine - thành phần trung quan trong phản ứng viêm ở người bị viêm đa khớp dạng thấp và hạn chế hoạt động giải phóng enzyme làm hư hại sụn như stromelysin, collagenase, elastase.

Các loại rau xanh tốt cho người viêm đa khớp dạng thấp
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên bổ sung một số loại rau xanh tốt cho sức khoẻ như cải xoăn, rau mồng tơi

Ngoài ra, bổ sung các loại rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể kiểm soát cân nặng, hỗ trợ cải thiện tình trạng thừa cân - béo phì, đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên bổ sung một số loại rau xanh tốt cho sức khoẻ như cải xoăn, rau mồng tơi, bắp cải, rau cải, rau bina,...

2. Các loại trái cây chứa các chất chống oxy hoá

Cùng với rau xanh, các loại trái cây cũng là nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người bị viêm đa khớp. Nhóm thực phẩm này chứa lượng lớn chất xơ, vitamin dồi dào thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng miễn dịch, làm giảm mệt mỏi do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, một số loại trái cây còn chứa lượng lớn chất chống oxy hoá như polyphenol, quercetin, anthocyanin, flavonoid, EGCG,... Các chất chống oxy hoá này có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào và ngăn ngừa phản ứng viêm. Vì vậy, việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng nóng rát, viêm đỏ, đau nhức ổ khớp đáng kể.

Các loại trái cây chứa các chất chống oxy hoá
Các loại trái cây là nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người bị viêm đa khớp

Một số loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hoá như bưởi, chanh, cam, quýt, quả anh đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất, thanh long, táo, lê,...

3. Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega 3

Các thực phẩm giàu Omega 3 không chỉ tốt cho não bộ, tim mạch mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với hệ thống xương khớp. Vì vậy, các loại thực phẩm này được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị loãng xương, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp.

Omega 3 là một loại axit béo lành mạnh có nhiều trong các thực phẩm như cá thu, cá hồi, tinh dầu ô liu, óc chó, hạt hạnh nhân,... Thành phần này có khả năng phục hồi, tái tạo các tổn thương ở mô sụn, kích thích màng bao hoạt dịch sản sinh dịch nhầy. Từ đó làm giảm tình trạng viêm, cứng khớp, đau nhức khi vận động.

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là một loại axit béo lành mạnh có nhiều trong các thực phẩm như cá thu, cá hồi, tinh dầu ô liu, óc chó, hạt hạnh nhân,...

Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên còn giúp hạn chế phản ứng viêm ở ổ khớp. Trong các nghiên cứu cụ thể các nhà khoa học nhận thấy, axit béo này có thể ức chế tổng hợp TNF-alpha và IL-1 (chất trung gian gây phản ứng viêm). Việc tiêu thụ từ 3 bữa cá giàu Omega 3/ tuần có mang lại hiệu quả trong điều chỉnh phản ứng miễn dịch, giảm đau nhức ở ổ khớp, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh viêm đa khớp.

4. Thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho ổ khớp

Viêm đa khớp dạng thấp có xu hướng tấn công vào sụn khớp và màng bao hoạt dịch. Do đó, hoạt động sản xuất dịch nhờn của ổ khớp có thể bị gián đoạn và gây ra hiện tượng khớp sưng viêm, tê cứng, đau nhức khi vận động.

Thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho ổ khớp
Bổ sung các món ăn từ đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện lượng dịch nhờn trong ổ khớp, nhờ đó hạn chế tình trạng nóng rát, đau nhức

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm chứa các thành phần giúp kích thích màng bao hoạt dịch sản xuất chất nhờn như:

  • Rau mồng tơi: Ngoài các vitamin và chất xơ, rau mồng tơi còn chứa dịch nhờn tự nhiên. Việc bổ sung loại rau này vào thực đơn thường xuyên có thể kích thích ổ khớp sản sinh dịch nhờn, giảm tê cứng, đau nhức khi vận động. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hoá và một số vấn đề liên quan đến đường ruột.
  • Quả bơ: Các axit béo và vitamin E có trong quả bơ có khả năng tái tạo, phục hồi dịch nhờn ở bên trong ổ khớp. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Theo đó, người bệnh nên tiêu thụ loại quả này từ 2 - 3 lần/ tuần để làm giảm hiện tượng cứng khớp, đau nhức.
  • Đậu bắp: Tương tự như rau mồng tơi, đậu bắp không chỉ chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất mà còn cung cấp lượng dịch nhờn tự nhiên. Việc bổ sung các món ăn từ đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện lượng dịch nhờn trong ổ khớp, nhờ đó hạn chế tình trạng nóng rát, đau nhức và tê cứng khớp khi vận động.
  • Yến mạch: Một số nghiên cứu nhận thấy, các chất chống oxy hoá có trong yến mạch như axit ferulic, avenanthramides,... có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, tái tạo mô sụn, ổn định hoạt động sản sinh dịch nhờn. Ngoài ra, một số hợp chất thực vật có trong loại ngũ cốc này còn giúp bình thường hoá phản ứng miễn dịch, làm chậm tiến triển của các bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, vảy nến,...

5. Người bị viêm đa khớp nên uống đủ nước

Bổ sung đủ nước không chỉ giúp thanh nhiệt, cân bằng điện giải, thúc đẩy nhu động ruột mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu nhận thấy, ở người uống hơn 1 lít nước/ ngày thường xuất hiện biểu hiện sưng nóng, tê cứng khớp có mức độ nặng hơn so với người uống đủ 2 lít nước/ ngày.

Do đó, trong thời gian điều trị bệnh, cần đảm bảo cung cấp đủ 2 lít nước/ ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép rau xanh, trái cây, các loại sữa hạt để cung cấp khoáng chất, vitamin và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Bị viêm đa khớp dạng thấp nên kiêng gì?

Bên cạnh tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh viêm đa khớp cần kiêng cử một số thực phẩm, thức uống không có lợi cho tiến triển của bệnh. Thực tế nhận thấy, việc dung nạp những thực phẩm không phù hợp có thể kích thích phản ứng viêm, tăng mức độ nóng rát, đau nhức, tê cứng khớp và hư hại mô sụn.

Do đó, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên chủ động kiêng cử, hạn chế một số loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao

Protein (đạm) là thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Việc bổ sung đạm giúp tái tạo cấu trúc sụn, tăng khả năng dẻo dai, đàn hồi của cơ quan này. Tuy nhiên, việc bổ sung nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao (thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò,...) thường chứa lượng chất béo bão hoà cao. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này trên 3 lần/ tuần có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, kích thích phản ứng viêm, dẫn đến đau nhức ổ khớp.

Thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao
Các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao (thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò,...) thường chứa lượng chất béo bão hoà cao

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu protein còn có thể dẫn đến thừa cân - béo phì, đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây viêm khớp. Do đó, người mắc bệnh viêm khớp nói chung và viêm đa khớp nói riêng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm. Thay vào đó nên ưu tiên các thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải như  cá, mực, đậu, cua, một số loại hạt.

2. Các loại thức ăn được chế biến sẵn

Đa số các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích xông khói, đồ hộp,... đều chứa chất bảo quản, các thành phần tổng hợp, chất béo không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, thành phần trong những loại thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm, làn tăng mức độ đau nhức, nóng rát ổ khớp.

Hơn nữa, sử dụng thức ăn chế biến sẵn thường xuyên có thể gây ra tình trạng thừa cân - béo phì, đẩy nhanh tốc độ tổn thương mô sụn. Do đó, người bị viêm đa khớp nên hạn chế đối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm này. Thay đó, nên ưu tiên các món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi sống nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

3. Các món ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...)

Dùng các món ăn chứa nhiều gia vị như đường, muối, bột ngọt,... có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể cũng như hệ thống xương khớp. Thực tế nhận thấy, các món ăn chứa nhiều gia vị có thể kích thích phản ứng viêm, tăng mức độ đau nhức, tê cứng ở ổ khớp. Hơn nữa, các gia vị này còn tác động xấu đến hoạt động của đường ruột, dạ dày và thận.

Các món ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...)
Các món ăn chứa nhiều gia vị như đường, muối, bột ngọt,... có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và hệ thống xương khớp

Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, dùng quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng nồng độ đường huyết, dẫn đến rối loạn đạm, chất béo và gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh bao quanh ổ khớp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phá huỷ màng bao hoạt dịch, sụn khớp ở bệnh viêm đa khớp diễn ra nhanh hơn

4. Cà phê và nước ngọt có gas

Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Thiếu hụt khoáng chất này là một trong những nguyên nhân gây loãng xương, thúc đẩy quá trình thoái hoá xương khớp. Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao, người bị viêm đa khớp nên tránh các loại thực phẩm và thức uống gây cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể.

Theo đó, nước ngọt có gas và cà phê đều chứa có chứa caffeine. Mặc dù thành phần này giúp não bộ tỉnh táo, hoạt động tốt nhưng lại tác động xấu đến sức khỏe xương khớp. Các nghiên cứu nhận thấy, dung nạp các thức uống chứa caffeine có thể khiến cơ thể giảm hấp thu, đồng thời tăng đào thải canxi.

Vì vậy, nhóm đối tượng có hệ thống xương khớp suy yếu như người bị thoái hoá khớp, người cao tuổi, viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương,... không được khuyến khích dùng các thức uống chứa caffeine thường xuyên. Hơn nữa, uống quá nhiều nước ngọt có gas còn có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, đẩy nhanh tốc độ của quá trình phá huỷ mô sụn.

5. Thức uống chứa cồn

Thức uống chứa cồn (bia, rượu) gây ảnh hưởng nặng nề đối với sức khoẻ tổng thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Dung nạp các thức uống này thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó kích thích phản ứng nóng rát, sưng viêm và đau nhức.

Thức uống chứa cồn
Thức uống có cồn làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó kích thích phản ứng nóng rát, sưng viêm và đau nhức

Bên cạnh đó, bia rượu còn làm giảm khả năng hấp thụ vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm. Lâu dài có thể khiến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, gây suy giảm sức khoẻ dần theo thời gian. Để bảo vệ sức khoẻ cũng như tránh gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh lý, người bệnh cần kiêng các thức uống chứa cồn.

Bị viêm đa khớp dạng thấp cần lưu ý gì khi ăn uống?

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có tính chất hệ thống, tiến triển dai dẳng. Tuy chế độ dinh dưỡng không tác động trực tiếp đến tiến triển của bệnh nhưng việc xây dựng thực đơn phù hợp có thể hỗ trợ quá trình điều trị, tăng cường sức khoẻ và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Bên cạnh vấn đề "Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị" người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, uống đủ nước, hạn chế các loại thực phẩm, thức uống ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể cũng như hệ thống xương khớp.
  • Nên giới hạn lượng thức ăn trong các bữa ăn, hạn chế tình trạng ăn không đủ bữa, ăn không đúng giờ hoặc ăn uống quá mức. Những thói quen này đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gián tiếp tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp.
  • Nên đa dạng các nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nguồn năng lượng cho cơ thể. Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức có thể gây suy giảm sức khỏe, sụt cân, hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, cải thiện sức khoẻ tổng thể và hệ thống xương khớp.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị" và một số lưu ý trong ăn uống. Hy vọng qua các thông tin trên, người bệnh dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình chữa trị đạt được kết quả tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...