Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, sợ bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của trẻ. Tham khảo bài viết dưới đây để biết hướng khắc phục hiệu quả, an toàn cho trẻ. 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Sức đề kháng yếu kém cộng với các tác nhân gây hại từ môi trường khiến trẻ em dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc trong khoang mũi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng gây viêm nhiễm. Theo một thống kê cho thấy, trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi (chiếm tỷ lệ 75 – 80% tổng số ca mắc).

Viêm mũi dị ứng xảy ra như một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trẻ vô tình hít phải một số dị nguyên gây dị ứng. Chúng bám lại ở khoang mũi kích thích cơ thể phóng thích histamin gây viêm nhiễm, tiết nhiều dịch mũi và hậu quả là viêm nhiễm kéo dài.

Tương tự như ở người lớn, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng được chia làm 2 nhóm chính gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Đây là nguyên nhân phổ biến xảy ra hầu hết những trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng. Một số tác nhân dị ứng thường gặp là lông chó mèo, phấn hoa, bụi mịn, các bào tử nấm… Chúng tồn tại trong không khí và khi thời tiết thay đổi do giao mùa sẽ phát triển đột biến và gây bệnh ở trẻ.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân này thường xảy ra với những trẻ có sẵn cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các tác nhân từ môi trường hoặc các vật dụng xung quanh trẻ như đồ chơi, thực phẩm, môi trường sống không sạch sẽ… Lúc này trẻ có thể tái phát bệnh bất kỳ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước.

Những dấu hiệu đặc trưng ở trẻ bị viêm mũi dị ứng

Những triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em cũng không khác gì so với người lớn. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thể tự phát hiện được sự bất thường về sức khỏe nên bố mẹ phải là người chủ động quan sát và cho trẻ đi khám điều trị sớm. Bố mẹ có thể dựa vào một số triệu chứng viêm mũi dị ứng cơ bản sau đây:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Sổ mũi, ngứa mũi, chảy nhiều dịch mũi kèm theo đau họng, thở khò khè… là những triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm mũi dị ứng
  • Trẻ bị ngứa mũi, hắt xì hơi liên tục đặc biệt là vào buổi sáng thức dậy và buổi tối;
  • Chảy nước mũi, dịch mũi thường có màu trắng đục hoặc màu vàng trong;
  • Trẻ thở khò khè, sụt sịt mũi liên tục, thậm chí có một số trường hợp nặng trẻ bị khó thở, ngừng thở trong lúc ngủ;
  • Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, đau họng, ù tai, nhức mắt, đặc biệt là chảy máu cam cực kỳ nguy hiểm;
  • Trẻ quấy khóc cả ngày lẫn đêm, chán ăn, sụt cân, uể oải không muốn chơi và mất ngủ.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em, chủ yếu là các tác nhân từ bên ngoài hoặc những bất thường bên trong cơ thể. Điển hình như một số nguyên nhân như:

  • Do trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây kích ứng từ môi trường như lông chó mèo, phấn hoa, bụi mịn, bụi bẩn, nấm mốc, sợi vải li ti… khiến niêm mạc mũi dễ bị kích ứng tổn thương và viêm nhiễm.
  • Những trẻ sống gần các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các loại hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, bước vào thời điểm giao mùa làm cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi, gây rối loạn hệ miễn dịch và gây dị ứng, khởi phát các bệnh về đường hô hấp, trong đó điển hình nhất là viêm mũi dị ứng.
  • Ngoài những nguyên nhân tác động từ bên ngoài, những trẻ có sẵn cơ địa dị ứng do di truyền từ bố mẹ cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn bình thường.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia nhận định triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em không có sự khác biệt nhiều với người lớn nhưng đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái đi tái lại và kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe hiện tại cũng như sự phát triển của trẻ về sau.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em không được điều trị ngay từ giai đoạn đầu rất dễ biến chứng sang các bệnh đường hô hấp khác

Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng thường gặp ở trẻ bị viêm mũi dị ứng như:

  • Biến chứng đường hô hấp: Viêm niêm mạc mũi không được cải thiện dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan sang khắp các cơ quan tai mũi họng. Điển hình là trẻ bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang…
  • Khởi phát bệnh hen suyễn: Hầu hết những trẻ bị viêm mũi dị ứng mức độ nặng đều đi kèm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, từ hen suyễn cấp chuyển thành hen suyễn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
  • Biến chứng ổ mắt: Trẻ bị viêm mũi dị ứng không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ở mũi mà còn biến chứng sang mắt. Bố mẹ có thể quan sát thấy các triệu chứng xảy ra ở mắt như đau rát, đỏ mắt, ngứa ngáy, chảy nước mắt… Nhiều trường hợp thường nhầm lẫn biến chứng này với bệnh viêm kết mạc ở trẻ.

Cách chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra triệu chứng dị ứng của trẻ, chẩn đoán phân biệt trẻ bị viêm mũi dị ứng hay do các nguyên nhân khác. Có rất nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm bệnh cảm cúm, cảm lạnh thành viêm mũi dị ứng hoặc các triệu chứng dị ứng biểu hiện là do côn trùng cắn hoặc dị ứng thuốc, thực phẩm.

Trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bài test dị ứng bằng cách châm vào lớp biểu bì da một số hoạt chất dị ứng nhất định đã được pha loãng, sau đó quan sát phản ứng của cơ thể. Thông thường, quá trình thực hiện bài test dị ứng thường diễn ra trong vòng 15 phút và chỉ được áp dụng cho những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Tương tự như ở người lớn, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ không thể chữa khỏi dứt điểm. Việc áp dụng các biện pháp điều trị được liệt kê bên dưới đây cũng chỉ mang tính chất trị khỏi tạm thời, cải thiện triệu chứng giúp trẻ thoải mái hơn, không còn khó chịu, ăn uống sinh hoạt bình thường.

Mục tiêu của việc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ là làm giảm thiểu tối đa các triệu chứng và ít gây ra tác dụng phụ nhất. Điển hình như một số biện pháp sau:

1. Ưu tiên áp dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng tại nhà

Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt, không thể áp dụng các biện pháp điều trị giống như người lớn, đặc biệt là dùng thuốc. Vì vậy, với những trẻ vừa khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng nên ưu tiên áp dụng các mẹo cải thiện đơn giản tại nhà như:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý ngày 2 – 3 lần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng
  • Vệ sinh bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý đẳng trương 0.9% có khả năng diệt khuẩn, làm sạch tai mũi họng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh nên sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi cho trẻ. Riêng với những trẻ lớn hơn có thể rửa mũi bằng bình xịt hoặc bình Neti pot như người lớn. Vệ sinh mũi với tần suất 3 – 4 lần/ tuần dể đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lau mát người: Những trẻ có triệu chứng sốt cao trên 38 độ cần lau mát người cho trẻ nhiều lần. Mẹ dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước rồi lau nhẹ nhàng khắp người, đặc biệt những vị trí như nách, háng, bẹn, lưng, bụng… Sau đó, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, giữ không khí trong phòng không có gió lùa và theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên.
  • Dùng tỏi tươi: Trong tỏi có chứa chất Allicin có khả năng diệt vi khuẩn, nấm hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Cách này cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ trên 3 tuổi, tuy nhiên không được lạm dụng và chỉ thực hiện 1 – 2 lần nếu không hiệu quả phải ngưng lại. Vì nước ép tỏi nhỏ vào mũi làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi nặng hơn, gây nóng rát, phù nề. Tốt nhất khi sử dụng cho trẻ cần pha loãng nước ép tỏi, không sử dụng loại có nồng độ đậm đặc.
  • Dùng ngải cứu: Mẹo này có thể dùng cho những trẻ lớn đang bị viêm mũi dị ứng. Ngải cứu rửa sạch nấu lấy nước để xông hơi hoặc chế biến thành các món ăn hằng ngày để giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Những trẻ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn, các triệu chứng kéo dài và không tự thuyên giảm sau khi được tích cực chăm sóc sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Do cơ thể của trẻ còn yếu nên việc sử dụng thuốc cần chú ý dùng loại thuốc phù hợp để tránh gây tác dụng phụ. Có 2 loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ như:

Thuốc dùng tại chỗ

  • Thuốc xịt mũi Glucocorticoid: Một số loại thường dùng như Nasacort, Becotide hoặc Flixonase… có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm mũi. Đồng thời, thuốc cũng có thể được sử dụng lâu dài nhằm mục đích phòng ngừa.
  • Thuốc co mạch nhỏ mũi: Một số loại thường dùng như naphazolin hoặc oxymetazolin… Tuy nhiên, vì tác dụng của thuốc khá mạnh nên có thể gây ra nhiều tác dụng khó lường như gây khó thở, tím tái người, choáng váng… Đối với loại thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần cân nhắc tuân thủ liều dùng để tránh tác dụng phụ

Thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng uống

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt…, tuy nhiên nhược điểm là không xử lý được tình trạng nghẹt mũi.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến nhiễm khuẩn mới được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Một số loại kháng sinh thường dùng như clorpheniramin, loratadin, cetirizin…
  • Thuốc glucocorticoid: Những trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mãn tính không đáp ứng điều trị với các loại thuốc thông thường sẽ được chuyển sang dùng nhóm thuốc này. Loại thuốc thường dùng là prednisolon, prednison, dexamethason… Lưu ý chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc cường giao cảm gây co mạch: Đây cũng là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên chỉ dùng cho người lớn. Bố mẹ cần ghi nhớ điều này để tránh cho trẻ sử dụng. Một số loại thuốc điển hình trong nhóm này như: pseudoephedrin, ephedrin, phenylephrin… giúp làm thông mũi, nghẹt mũi hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em khó hay dễ?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là khi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu kém nếu không được chăm sóc bảo vệ kỹ lưỡng sẽ khiến bệnh xuất hiện bất kỳ lúc nào. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động thực hiện những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh từ sớm cho trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Cho trẻ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng chống lại các mầm bệnh
  • Vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ hằng ngày, đặc biệt là khoang mũi vì đây là bộ phận dễ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý loại natri clorid 0.9% vì dung dịch này an toàn, làm loãng dịch nhầy hiệu quả, thiết kế dạng nhỏ hoặc phun xịt dễ sử dụng.
  • Nhắc nhở trẻ đánh răng 2 lần/ ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy cũng như súc miệng thường xuyên để giữ cho đường hô hấp luôn khỏe mạnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường, không gian sống trong nhà nơi trẻ thường xuyên sinh hoạt. Lau dọn, hút bụi thường xuyên để tạo không khí trong lành, hạn chế được nguy cơ tái phát viêm mũi dị ứng ở trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ kỹ lưỡng, che chắn bằng các đồ dùng, dụng cụ bảo hộ như áo khoác, khẩu trang, găng tay, khăn quàng, mũ… đặc biệt khi vào thời tiết giao mùa.
  • Trước mỗi buổi tối đi ngủ nên bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da dưới mũi trẻ để tránh da khô, trầy xước hoặc lau bằng khăn ấm để giảm cảm giác khó chịu trong mũi. Khi ngủ nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh, tốt nhất nên dùng máy tạo độ ẩm để không khí được trong lành thoáng mát.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa vitamin (đặc biệt là vitamin C). Cho trẻ uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây… hoặc bú sữa mẹ để có một sức đề kháng tốt nhất.
  • Với những trẻ có cơ địa dị ứng nên hạn chế việc nuôi cho mèo, trồng hoa để giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng ở trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là căn bệnh rất phổ biến, hầu như mọi đứa trẻ đều gặp phải ít nhất một vài lần. Bệnh dễ đáp ứng với các biện pháp điều trị tích cực nên ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp thích hợp, tránh chủ quan lơ là khiến bệnh nặng thêm và gây biến chứng về sau.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...