Viêm Tai Giữa Có Nên Ăn Thịt Gà Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Theo đó, người bị viêm tai giữa có thể ăn được thịt gà nhưng cần chế biến đúng cách.

Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không? Giải đáp

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây khởi phát bệnh là do sự tấn cống của vi khuẩn, virus. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như thủng màng nhĩ, viêm màng não, rối loạn ngôn ngữ,…

Viêm Tai Giữa Có Nên Ăn Thịt Gà Không? [Bác Sĩ Giải Đáp]
Người bị viêm tai giữa có thể ăn được thịt gà nhưng cần chế biến đúng cách

Bên cạnh điều trị y tế thì chế độ ăn của người bị viêm tai giữa cũng được bác sĩ chú trọng. Bởi việc thu nạp những thực phẩm, món ăn không phù hợp có thể gây đau nhức tai dữ dội, ứ mủ và khiến tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn. Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc “Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không?”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, các thành phần trong loại thịt này có bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Một số nghiên cứu nhận thấy, một số thành phần có trong thịt gà tốt cho người bị viêm tai giữa như chất sắt, vitamin E, A, D,…

Bên cạnh đó, thịt gà còn tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trường hợp viêm tai giữa ở trẻ, dùng thịt gà có thể bổ sung các axit amin cần thiết. Có thể thấy, người bị viêm tai giữa vấn có thể bổ sung thịt gà vào chế độ ăn thường xuyên mà không lo ảnh hưởng đến việc điều trị.

Một số lưu ý khi dùng thịt gà cho người bị viêm tai giữa

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và người bị viêm tai giữa nói riêng. Nhưng thịt gà có thể tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh nếu không được chế biến đúng cách hoặc tiêu thụ lượng lớn.

Một số lưu ý khi dùng thịt gà cho người bị viêm tai giữa 
Tránh chế biến các món ăn từ thịt gà chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế biến thịt gà:

  • Không dùng thịt gà chiên: Người lớn hay trẻ nhỏ bị viêm tai giữa đều được khuyên không nên dùng các món ăn chiên, xào, chứa nhiều dầu mỡ. Do đó, trong chế biến bạn nên hạn chế các món ăn như gà chiên. Không chỉ chứa nhiều dầu mỡ kích thích phản ứng viêm trở nên nặng nề hơn mà món ăn này còn có kết cấu cứng, trong quá trình nhai có thể khiến cơn đau nhức ở tai bùng phát dữ dội.
  • Chỉ ăn lượng thịt vừa đủ: Thịt gà mặc dù chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho người bị viêm tai giữa nhưng tránh lạm dụng. Theo đó, bạn cần cân nhắc lượng thịt vừa đủ nạp vào cơ thể để tránh tác động xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa dưới sự tác động của protein trong thịt gà có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
  • Không dùng thịt gà với các thực phẩm kiêng kỵ: Trong quá trình chế biến thịt gà, người bệnh nên tham khảo thông tin về những thực phẩm kiêng kỵ. Theo đó, tránh dùng chung thịt gà với cá chép, rau kinh giới, rau thơm, muối vừng,… Bởi những thực phẩm này có thể gây chóng mặt, phát ban, nổi mề đay, đau bụng,…

Các món ăn từ thịt gà tốt cho người bị viêm tai giữa

Như đã đề cập, thịt gà không chỉ tốt cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với người bị viêm tai giữa. Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bạn cần chế biến các món ăn từ thịt gà đúng cách.

Các món ăn từ thịt gà tốt cho người bị viêm tai giữa 
Để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bạn nên chế biến thịt gà với món canh, súp,…

Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng từ thịt gà tốt cho người bị viêm tai giữa:

  • Súp bí đỏ thịt gà: Món ăn này khá đơn giản, dễ thực hiện và thích hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần chuẩn bị bí đỏ, thịt gà, khoai tây và gia vị nêm vừa đủ. Bí đỏ và khoai tây sau khi sơ chế sạch thì mang đi hấp chín và xay nhuyễn. Thịt gà mang đi luộc, bỏ xương và cho vào xay cùng với các nguyên liệu trên. Nêm gia vị vừa ăn và dùng khi còn nóng.
  • Canh gà hầm rau củ: Thịt gà khi kết hợp với rau củ sẽ bổ sung lượng lớn vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, món canh này được nấu mềm nên người bị viêm tai giữa không bị đau nhức khi ăn. Ngoài chuẩn bị thịt gà, bạn cần dùng một số loại thực phẩm khác như cà chua, cà rốt, khoai tây, bí đao. Thịt gà sau khi rửa sạch thì chặt thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, sơ chế các nguyên liệu còn lại. Đun nước sôi rồi cho thịt gà và các nguyên liệu khác vào và hầm khoảng 15 phút. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, cho thêm hành, ngò và dùng khi còn nóng.
  • Thịt gà nấu với nấm: Thịt gà nấu nấm là một trong những món ăn tốt cho người bị viêm tai giữa được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn thường xuyên. Nấm hương rửa sạch và ngâm đến khi mềm thì cắt thành miếng vừa ăn. Thịt gà sau khi rửa sạch thì chặt thành miếng vừa ăn. Cho các nguyên liệu vào nồi nấu đến khi chín mềm thì nêm gia vị vừa ăn. Bạn có thể cho thêm ngao vào món canh này để nước canh thêm ngọt vị và đậm đà.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm tai giữa

Thực tế nhận thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị viêm tai giữa. Bên cạnh bổ sung các món ăn tốt cho sức khỏe thì người bệnh cũng cần lưu ý kiêng cử hoặc hạn chế những thực phẩm, thức uống tác động xấu đến bệnh lý.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm tai giữa 
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý mà còn giúp phòng bệnh tái phát

Bị viêm tai giữa nên ăn gì?

  • Các loại rau xanh: Trong rau xanh chứa hàm lượng lớn vitamin, chất xơ tốt cho cơ thể. Các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh bổ sung các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Loại vitamin có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ phục hồi vết thương. Một số loại thực phẩm chứa vitamin C nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như đu đủ, súp lơ, cam, quýt, bưởi,…
  • Các loại cá biển: Trong cá biển chứa protein, khoáng chất và i-ot. Bổ sung thực phẩm này chế độ ăn thường xuyên có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý, cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng khả năng nghe.
  • Dầu thực vật: Thay vì sử dụng dầu động vật chế biến các món ăn, người bệnh nên dùng dầu thực vật. Theo đó, vitamin E, D có trong dầu thực vật giúp hạn chế tình trạng viêm xương chũm.

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? 

  • Thực phẩm tăng đường huyết: Người bị viêm tai giữa nên hạn chế những món ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, kem, sinh tố,… Những thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong đột ngột dẫn đến chóng mặt, ù tai và khiến phản ứng viêm trở nên nặng nề hơn.
  • Thức ăn dai, cứng: Khi bị viêm tai giữa, hệ thống răng, hàm và chức năng nhai cũng bị ảnh hưởng. Việc thu nạp thức ăn cứng, dai có thể khiến hàm hoạt động quá mức và khiến cơn đau nhức ở tai trở nên nặng nề hơn.
  • Các món ăn chiên xào, cay nóng: Người bệnh cần hạn chế các món ăn cay nóng vì có thể gây ù tai, cơn đau ở tai trở nên nặng nề hơn. Nhất là các loại thực phẩm như ớt, mù tạt, mì cay, tiêu,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung thịt gà vào chế độ dinh dưỡng nhưng cần chế biến đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phục hồi tổn thương ở tai. Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...