Viêm Tai Giữa Ở Trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ nếu không phát hiện kịp thời và điều trị có khả năng phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Trường hợp viêm nhiễm lan rộng còn có nguy cơ gây hại cho các cơ quan lân cận. Do đó, phụ huynh cần theo dõi và chủ động đưa trẻ đến bệnh viên thăm khám khi thấy con có biểu hiện bất thường.

Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm tai giữa ngày càng gia tăng. Đây là một trong những bệnh lý về tai - mũi - họng gây ra nhiều ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân gây viêm tai giữa được xác định liên quan đến tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót trong tai do vi khuẩn, virus,...

Viêm tai giữa ở trẻ là gì?
Viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, gây các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức phát triển của bé

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc viêm tai giữa ngày càng gia tăng, là bệnh lý phổ biến, xếp sau viêm đường hô hấp cấp xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh nhi trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi rất dễ gặp phải bệnh lý này.

So với người trưởng thành, trẻ em là đối tượng mắc viêm tai giữa cao. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị hại khuẩn, tác nhân bên ngoài tân công. Bên cạnh đó, vòi nhĩ của trẻ chưa phát triển, dễ làm đọng chất thải trong tai gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Một số trẻ mắc phải bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,... kéo dài không được điều trị cũng có thể mắc phải chứng viêm tai giữa do vi khuẩn lan rộng, tấn công các bộ phận xung quanh. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, trời trở lạnh bất thường, bố mẹ cần lưu ý để có biện pháp xử lý sớm, phòng biến chứng cho trẻ nhỏ.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ

Như đã đề cập, bệnh viêm tai giữa hình thành do sự tấn công của hại khuẩn vào trong tai. Trường hợp viêm nhiễm xảy ra ở trẻ em thường liên quan đến các bệnh lý về viêm họng, dị ứng, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên,... các bệnh lý có liên quan đến vi khuẩn, virus. Chúng có thể lan rộng, ảnh hưởng đến tai giữa.

Khi hại khuẩn tấn công, khoang mũi, họng và ống eustachian có biểu hiện sưng và tắc nghẽn, dễ tích tụ chất nhầy. Đặc biệt là vị trí ống eustachian nối cổ họng và tai giữa, có chức năng cung cấp không khí cho tai, hút dịch và giữ áp suất không khí ổn định. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, có khả năng làm tịch tụ chất lỏng bên trong tai.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em
Tình trạng viêm xuất hiện do sự tấn công của hại khuẩn, gây tiết dịch ứ đọng bên trong tai giữa

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm tai giữa ở cả trẻ em và người trưởng thành. Riêng trẻ nhỏ do hệ thống tai - mũi - họng chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ gặp phải vấn đề này hơn. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất.

Bên cạnh các yếu tố gây bệnh như cấu tạo hệ hô hấp chứa hoàn thiện, ảnh hưởng bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, còn một số nguy cơ khác có thể tác động gây viêm tai giữa ở trẻ như:

  • Trong tai của trẻ xuất hiện khối polyp bất thường làm che lắp tai giữa.
  • Trẻ bị dị ứng thực phẩm, dị ứng khi thời tiết chuyển mùa.
  • Mắc bệnh về hô hấp ảnh hưởng đến tai giữa.
  • Trẻ sơ sinh không bú đủ sữa mẹ khiến cho sức đề kháng kém, dễ bị hại khuẩn tấn công.
  • Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa mà bố mẹ thường không chú ý đến.
  • Môi trường sống ô nhiễm, trẻ bơi trong nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn,...

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có khả năng phát sinh các biến chứng hại sức khỏe, sự phát triển nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe, chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể bé có biểu hiện bất thường, đặc biệt là bệnh hô hấp kéo dài không khỏi.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Vậy dấu hiệu nào nhận biết trẻ đang bị viêm tai giữa. Cũng giống như ở người trưởng thành, các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ khá nổi trội, dễ phát hiện. Tuy nhiên mức độ phát triệu chứng ở bé sẽ nghiêm trọng hơn do yếu tố tuổi tác, cơ địa. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh xảy ra ở trẻ như:

Nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Trẻ mắc bệnh khó chịu trong tai, thường xuyên quấy khó, sờ vào vành tai,...

  • Trẻ thường xuyên có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, người mệt mỏi, uể oải không sức sống.
  • Trẻ bỏ bú, lười ăn, giấc ngủ kém, khó ngủ.
  • Thường đưa tay lên sờ vành tai, dụi tai do tai giữa viêm nhiễm khó chịu.
  • Quan sát bên trong tai thấy có dịch mủ, phát mùi hôi bất thường. Chất dịch mủ đặc như keo, chảy ra ngoài ống tai.
  • Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện toàn thân như sốt vừa đến sốt cao, nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm trùng lan rộng cơ thể.
  • Bé nôn trớ, đi ngoài thường xuyên hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, có nhận thức thường bị đau vùng tay, ngủ nghiêng sang một bên tai lành, suy giảm thánh giác bất thường.

Các triệu chứng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu bạn không chủ động đưa bé thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời. Viêm tai giữa ở trẻ em có khả năng phát sinh biến chứng cao hơn so với người trưởng thành. Trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Viêm tai giữa ở trẻ kéo dài không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, bệnh còn tác động tiêu cực đến sự phát triển về thể chất lẫn tư duy của trẻ. Thậm chí một số trường hợp biến chứng nặng, viêm nhiễm lan rộng đe dọa tính mạng của trẻ.

Viêm tai giữa ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Trường hợp viêm nhiễm nặng có thể làm suy giảm khả năng nghe, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bé

Dưới đây là một số tác hại mà bệnh viêm tai giữa gây ra cho trẻ em:

  • Trẻ chậm phát triển: Tình trạng đau nhức tai khó chịu, kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt cao, mất nước, tiêu chảy, chán ăn,... kéo dài khiến cơ thể trẻ suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của trẻ. Đặc biệt là dễ gây còi xương, suy dinh dưỡng, chậm biết nói.
  • Suy giảm khả năng nghe: Viêm tai giữa khiến dịch mủ tiết ra nhiều hơn, làm giảm khả năng nghe của trẻ. Với những bé nhỏ, tình trạng này có thể khiến trẻ chậm biết nói hơn do không tiếp nhận được âm thanh từ xung quanh.
  • Nguy cơ thủng màng nhĩ: Bệnh xảy ra ở trẻ không được điều trị đúng cách, lâu dần có khả năng gây thủng màng nhĩ. Biến chứng này được đánh giá là nguy hiểm nhất, bởi có khả năng gây điếc vĩnh viễn.
  • Viêm tai xương chũm: Viêm tai giữa không được điều trị sớm có khả năng gây viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến hộp sọ, thái dương. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây áp xe não, viêm màng não khiến trẻ tử vong.
  • Biến chứng mũi họng: Viêm nhiễm lan rộng gây tác động đến các cơ quan lân cận, phát sinh các bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,...

Bên cạnh các biến chứng nguy hại kể trên, trẻ bị viêm tai giữa còn có khả năng đối mặt với các hệ lụy khác khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tình trạng viêm nhiễm nặng nề trước hết sẽ là trở ngại cho trẻ trong việc phát triển giao tiếp, tiếng nói và khả năng lắng nghe. Bố mẹ nên theo dõi bất thường ở trẻ và đưa bé đến bệnh viện thăm khám, điều trị sớm, phòng nguy cơ ảnh hưởng đời sống và sự phát triển của trẻ về sau.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ có thể khởi phát và tự thuyên giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nhiều trường hợp viêm nhiễm tiến triển gây ra các biến chứng hại sức khỏe của trẻ. Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên lưu ý thêm một vài vấn đề như sau:

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường

  • Chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường như sốt, quấy khóc, khó chịu,...
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ, không dùng tăm bông hoặc vật cứng làm sạch và hút dịch trong tai trẻ. Việc tự ý tác động ổ viêm nhiễm có thể gây tràn dịch, tăng mức độ tổn thương và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, bố mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, giúp tăng đề kháng giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn.
  • Vệ sinh tai cho bé đúng cách, giữ không gian sinh hoạt, phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá,...
  • Cùng trẻ tham gia bài tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất, giúp trẻ sớm điều trị khỏi chứng viêm tai giữa.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, trường hợp trong quá trình điều trị nhận thấy trẻ có biểu hiện lạ, bố mẹ nên nhanh chóng thông báo để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục sớm.

Viêm tai giữa ở trẻ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của trẻ. Trường hợp bệnh tiến triển nặng nề có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ. Bố mẹ nên chủ động đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe của trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...