Nấm Ngọc Cẩu: Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Vị Thuốc Quý

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, chủ yếu là về xương khớp và các bệnh về sinh lý với khả năng bổ thận, bổ máu và kích thích tuần hoàn máu, đường tiêu hóa… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của dược liệu trong bài viết dưới đây. 

Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, phổ biến nhất là bệnh sinh lý và xương khớp

Tổng quan về nấm ngọc cẩu

  • Tên gọi dân gian: Củ ngọc núi, cu pín, địa mao cầu, củ dó đất, tỏa dương, bất lão dược., cú gió đất, xà cô…
  • Tên khoa học: Cynomorium songarium
  • Thuộc họ: họ gió đất – Balanophoraceae

1. Đặc điểm, hình dạng nhận biết

Nấm ngọc cẩu là loại thực vật sống lâu năm trong các rừng nguyên sinh, chúng thường mọc ký sinh vào các loài cây thân gỗ lớn để hút chất dinh dưỡng. Để nhận biết chúng bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau đây:

  • Nấm mọc chồi lên từ mặt đất, mọc thành từng cụm và sống ký sinh nên được dân gian gọi là nấm.
  • Loại thực vật này không có lá, thân có màu đỏ sẫm hoặc ửng hồng hình dạng củ với kích thước khoảng 10 – 20cm.
  • Hoa của nấm ngọc cẩu là loại hoa đơn tính, mọc khác gốc và được cấu tạo từ một cán hoa lớn.
  • Cây tỏa mùi hôi đặc trưng rất dễ nhận biết.

Một số hình ảnh về nấm ngọc cẩu mọc trong tự nhiên:

Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu mọc dạng củ với chiều cao khoảng 10 – 20cm
Nấm Ngọc Cẩu
Hoa nấm ngọc cẩu là loại hoa đơn tính, mọc dày phủ trên thân nấm

2. Phân bố và phân loại

Phân bố

Nấm ngọc cẩu là loại thực vật ký sinh chủ yếu tại các khu rừng nguyên sinh, ẩm thấp và có độ cao trên 1500m với nhiệt độ không khí lạnh. Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu thường phân bố chủ yếu ở các dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh hoặc các khu vực như Sapa, Tam Đảo, Hòa Bình, Ba Vì… Còn trên thế giới, người ta thường phát hiện loại thực vật này ở Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Tây Tạng, Nội Mông…

Phân loại

Tấm ngọc cẩu có mấy loại? Trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm ngọc cẩu khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này chỉ đề cập đến một số loại phổ biến trên thị trường và được nhiều người sử dụng. Nếu phân loại theo hình dáng thì nấm ngọc cẩu được chia làm 2 loại gồm: nấm đực và nấm cái, còn nếu phân loại theo màu sắc thì có 2 loại là màu đỏ hoặc màu vàng. Cụ thể đặc điểm chi tiết của từng loại như sau:

Theo giới tính của nấm

  • Nấm đực: Nấm ngọc cẩu đực có bề mặt khá nhẵn, thân hình chóp và có chiều dài trung bình khoảng 10 – 15cm, thậm chí những loại nấm dài lên đến 30 – 40cm. Hoa đực có màu đỏ nâu sẫm, cán hoa li ti và mọc dày được bao bọc bằng mo màu tím. Lớp hoa này bao phủ toàn bộ phần bắp, không nở bung. Nấm đực tỏa mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu hơn hoa cái nên khi dùng để ngâm rượu sử dụng người ta thường dùng nấm đực.
  • Nấm cái: Có kích thước và hình dáng nhỏ hơn so với nấm đực, mọc vươn cao lên giống như trái bắp chứ không có chóp nhọn rõ rệt, bông to. Tuy nhiên, nấm cái thường có mùi hơi khó chịu, ít thơm hơn so với nấm đực, củ nấm ít sơ và khá non.

Theo màu sắc của nấm

  • Ruột nấm màu vàng: Trong dân gian người ta thường sử dụng loại có ruột màu vàng để làm thuốc vì có mùi thơm hơn so với màu đỏ.
  • Ruột nấm màu đỏ, ngả tím: Kích thước của nấm ngọc cẩu màu đỏ thường nhỏ hơn so với nấm vàng. Một số loại có thể ngả sang màu tím.
Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu được phân loại dựa theo màu sắc và giới tính gồm đực – cái, ruột màu vàng – ruột màu đỏ

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ phần trên của nấm ngọc cẩu đều có thể được sử dụng để làm thuốc trị bệnh.
  • Thu hái:
    • Loại thực vật này thường được thu hái vào thời điểm tháng 9 – 12 hàng năm. Vì đây là thời điểm tốt nhất khi cây có kích thước đủ lớn để sử dụng làm thuốc dược liệu. Sau tháng 12, những loại nấm chưa được thu hái sẽ bắt đầu lụi tàn, ẩn sâu xuống nền đất ẩm và phát triển trở lại vào năm sau khi gặp thời tiết thích hợp.
    • Khi thu hái người ta sẽ chỉ đào lên những cây có kích thước đủ lớn, bằng ngón tay cái hoặc hơn, còn những nhánh nhỏ sẽ để lại để chúng phát triển tiếp.
  • Sơ chế: Nấm sau khi thu hái được sẽ được rửa thật sạch qua nhiều lần nước, để ráo nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta sẽ dùng tươi trực tiếp hoặc cắt lát, sấy khô, phơi khô dưới bóng râm để bảo quản lâu được hơn.
  • Bảo quản: Sau khi hoàn thành bước sơ chế, dược liệu nấm ngọc cẩu thường có màu đỏ thẫm hoặc màu đen, xù xì và bảo quản ở nơi thoáng mát, trong túi nilon kín hoặc hũ thủy tinh không ẩm ướt để tránh ẩm mốc, mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều hoạt chất hóa học và dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Trong đó, với hơn 13 loại acid amin cần thiết, các dưỡng chất như orienti, choline, gentianine, carpaine, vitexin, chất béo, tinh dầu và đặc biệt là thành phần L Arginin, testosterone với khả năng cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau.

Khám phá những công dụng nấm ngọc cẩu

Dưới đây là phân tích chuyên sâu theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì?”

1. Theo y học cổ truyền

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Dược liệu này có tính ấm, vị ngọt, hơi chát với khả năng tỳ dưỡng, tráng dương, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, nâng cao chức năng sinh lý và bồi dưỡng cơ thể.

Cụ thể, dược liệu nấm ngọc cẩu được sử dụng chủ yếu để điều trị một số bệnh lý như:

  • Chữa chứng liệt dương;
  • Bổ thận cường dương;
  • Hỗ trợ nhuận táo, chữa chứng táo bón mạn tính;
  • Trị chứng vãi đái đau lưng mỏi gối.

Xem thêm: Cây Đinh Lăng: Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Nhất

Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu có tính ấm, vị ngọt, hơi chát với khả năng tỳ dưỡng, tráng dương, tăng cường lưu thông khí huyết

2. Theo y học hiện đại

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, trong dược liệu nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe với khả năng điều trị một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe như:

  • Cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ.
  • Ăn ngon ngủ ngon, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy và vừa sinh con.
  • Nấm ngọc cẩu chữa bệnh gì? Chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Cải thiện chứng đau nhức mỏi lưng, tê bì tay chân.
  • Tác dụng nấm ngọc cẩu với phụ nữ như chống lão hóa, dưỡng da, cải thiện tình trạng nám, tàn nhang…

Liều dùng: Các chuyên gia khuyến cáo liều dùng phù hợp nhất khi sử dụng dược liệu là tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Bạn có thể sử dụng để sắc thuốc uống, ngâm rượu và hoặc chế biến thành những món ăn ngon cải thiện sức khỏe.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tùy theo từng trường hợp bệnh khác nhau mà cách sử dụng cũng khác nhau. Hãy thử tham khảo một số gợi ý sau đây và áp dụng nếu có nhu cầu:

1. Bài thuốc trị bệnh liệt dương

Cách thực hiện

Cách 1: Kết hợp nấm ngọc cẩu với các loại dược liệu Đông y

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: nấm ngọc cẩu, nhung thung dung, ba kích nhục, bạch nhân sâm, phục linh, thỏ ty tử và sao táo nhân mỗi loại 12g, câu ký, thục địa, sơn dược và sơn thủ nhục mỗi loại 15g, thiên môn đông và cam thảo mỗi loại 9g.
  • Đem tán tất cả các dược liệu đã chuẩn bị thành bột mịn, cho vào một lượng mật ong vừa đủ rồi trộn đều lên.
  • Vo thành từng viên nhỏ khoảng 9g rồi bảo quản trong hũ thủy tinh đậy kín nắp và sử dụng dần.
  • Mỗi lần sử dụng 1 viên, ngày uống 3 lần và uống với nhiều nước.

Cách 2: Kết hợp nấm ngọc cẩu + dâu tằm + mật ong

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu khô và trái dâu tằm chín mỗi loại 20g cùng 10ml mật ong nguyên chất.
  • Tán mịn nấm ngọc cẩu khô thành bột rồi cho vào hũ thủy tinh, cho dâu tằm và mật ong vào cùng và đổ nước sôi vào đậy kín nắp để hãm.
  • Đợi khoảng 15 phút cho các hoạt chất tiết hết ra thì lọc lấy nước uống hết trong ngày.

Cách 3: Nấu món thịt dê hầm ngọc cẩu

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu khô và nhục thung dung mỗi loại 5g, 50g thịt dê và 200g bột mì.
  • Cho 2 loại dược liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu sôi cùng 1 lít nước để các dược chất tiết hết ra.
  • Phần nước thu được đem nhào với bột mì để làm mì sợi.
  • Sau đó nấu nước dùng từ thịt dê rồi ăn với mì sợi.
  • Kiên trì ăn vài lần sẽ giúp cải thiện hiệu quả khả năng cương cứng của dương vật.

2. Bài thuốc trị chứng xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục

Cách thực hiện:

Cách 1: 

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: nấm ngọc cẩu 25g, địa hoàng và đỗ trọng mỗi loại 35g, 17g gừng tươi, 10 quả đại táo và 160g đuôi lợn.
  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, đuôi heo rửa nước muối giấm để khử mùi hôi, chặt nhỏ thành từng khúc vừa ăn.
  • Đun sôi nồi nước, cho gừng cắt lát, đuôi heo và các vị thuốc vào hầm trên lửa nhỏ khoảng 2 tiếng. Chú ý vớt bọt ra liên tục để nước dùng được trong hơn.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và sử dụng hết trong ngày.

Cách 2: Gà trống hấp với vị thuốc

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu và ngũ vị tử mỗi lần 20g, đảng sâm và hoài sơn mỗi loại 50g và 1 con gà trống.
  • Gà trống mua về làm sạch lông, chà xát với gừng rượu muối để khử mùi tanh.
  • Bỏ hết nội tạng bên trong gà ra và nhồi hết số dược liệu đã chuẩn bị vào trong bụng gà.
  • Đem hấp cách thủy khoảng 60 phút và chia làm 2 phần bằng nhau ăn hết trong ngày.
  • Kiên trì ăn liên tục 1 lần/ tuần sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
Nấm Ngọc Cẩu
Có rất nhiều món ăn từ nấm ngọc cẩu kết hợp với thịt dê, thịt gà trống… giúp cải thiện hiệu quả các chứng bệnh về sinh lý

3. Bài thuốc cải thiện tình trạng bệnh yếu sinh lý, chứng di tinh, hoạt tinh

Cách thực hiện

Cách 1: Nấm ngọc cẩu ngâm rượu

  • Chuẩn bị 1kg nấm ngọc cẩu tươi hoặc 500g khô, 100 – 200ml mật ong nguyên chất cùng 4 – 5 lít rượu nếp trắng loại trên 40 độ.
  • Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu rất đơn giản. Nếu là dạng khô thì có thể trực tiếp ngâm rượu còn nếu là nấm tươi thì rửa sạch với nhiều lần nước, ngâm nước muối để diệt khuẩn.
  • Sau khi dược liệu ráo nước thì tráng sơ qua bằng rượu trắng, dùng dao khía vài đường trên thân nấm ra rồi xếp vào trong bình thủy tinh.
  • Đổ rượu và mật ong vào bình, đậy kín nắp và ngâm rượu trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 30 – 50ml, ngày dùng 2 – 3 lần, kiên trì sử dụng sau một thời gian để cảm nhận sự cải thiện rõ rệt chứng bệnh yếu sinh lý.

Cách 2: Kết hợp nấm ngọc cẩu cùng một số loại dược liệu khác

  • Nấm ngọc cẩu ngâm chung với gì? Bạn chuẩn bị nấm ngọc cẩu, tang phiêu phiêu mỗi loại 120g, bạch phục linh và long cốt mỗi loại 40g.
  • Trộn đều các dược liệu và tán hết thành bột mịn rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản.
  • Pha một ly nước muối loãng, cho vào 15g bột khuấy đều lên rồi uống hết ngay lúc đó.
  • Kiên trì uống ngày 2 lần để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

4. Bài thuốc trị bệnh rối loạn cương dương

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30g nấm ngọc cẩu và mật ong nguyên chất.
  • Cho nấm vào nồi nước 1 lít nước, sắc trên lửa vừa cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 600ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc, bỏ bã rồi cho 2 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều lên, chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

5. Bài thuốc cải thiện chất lượng tinh trùng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 35g nấm ngọc cẩu, 2 quả thận heo, gừng tươi và hành lá cùng một ít gia vị nêm nếm thông thường.
  • Sơ chế thận heo, rửa sạch với rượu, gừng để khử mùi hôi, cắt dọc rồi bỏ màng hôi bên trong.
  • Nấm ngọc cẩu rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi nhét vào giữa thận heo, dùng cọng hành lá buộc cố định lại.
  • Đem hấp cách thủy thận heo cho đến khi chín mềm thì ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Bài thuốc điều trị chứng thận dương bất túc, đau mỏi lưng gối

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15g nấm ngọc cẩu, 100g thịt dê, 1 chén gạo lứt, hành lá, gừng tươi và các loại gia vị nêm nếm thông thường.
  • Rửa sạch gừng và hành lá rồi thái sợi nhuyễn.
  • Nấu sôi nồi nước rồi cho nấm ngọc cẩu đã rửa sạch vào đun trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó tắt bếp, lọc lấy phần nước này để làm nước dùng này hầm với thịt dê, gạo lứt.
  • Khi gạo đã chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, cho hành lá và gừng tươi vào rồi tắt bếp.
  • Ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bài thuốc điều trị nhức mỏi xương khớp, tiểu đêm do thận yếu, thận hư

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu, hoàng bá, ngưu tất, hủ trường, quy bản và mộc miên mỗi loại 15g, địa hoàng và đương quy mỗi loại 10g cùng một ít rượu nếp trắng.
  • Trộn đều các dược liệu rồi tán nhuyễn thành bột mịn, sau đó hòa vào một ít rượu trắng vừa đủ rồi vo thành viên nhỏ 12g.
  • Uống tối đa 2 viên/ ngày để làm giảm hiệu quả các triệu chứng đau mỏi, giảm chứng tiểu đêm và cải thiện chức năng thận.
Nấm Ngọc Cẩu
Kết hợp nấm ngọc cẩu với một số dược liệu khác giúp làm giảm đau mỏi xương khớp rất hiệu quả

8. Bài thuốc tăng cường trí nhớ và bồi bổ sức khỏe

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 35g nấm ngọc cẩu và 3 thìa cà phê mật ong.
  • Rửa sạch nấm và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Sắc dược liệu này cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ, kiểm tra khi nước thuốc cạn xuống còn 1/2 thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã rồi hòa vào 3 thìa cà phê mật ong. Khuấy đều lên rồi chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc trị chứng ra nhiều khí hư ở nữ giới

Cách 1:

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu sau đây: 5g nấm ngọc cẩu khô cùng long cốt, phục linh, nhục thung dung, hồng trà và tang phiêu phiêu mỗi loại 3g.
  • Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu cùng 1 lít nước.
  • Đậy kín nắp và đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thuốc trong và đợi cho nước nguội bớt uống hết trong ngày.

Cách 2: 

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu 5g, hồng sơn, đảng sâm, hoài sơn mỗi loại 3g và 2g phúc bồn tử.
  • Rửa hết các dược liệu rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước.
  • Khi nước thuốc cạn thuốc còn 1 nửa thì tắt bếp, rót ra chén uống hết trong ngày.
  • Kiên trì uống trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng ra khí hư ở nữ giới.

10. Bài thuốc trị bệnh táo bón

Cách thực hiện

Cách 1: Bài thuốc sắc

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu 15g, ngưu tất và chỉ xác mỗi loại 10g cùng vừng vàng và vừng đen mỗi loại 12g.
  • Cho hết số dược liệu này vào nồi sắc cùng lượng nước vừa đủ.
  • Khi nước sôi lên thì chỉnh nhỏ lửa nấu liu riu cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén và đợi cho nguội bớt thì uống hết trong ngày.

Cách 2: Nấu cao

  • Chuẩn bị nấm ngọc cẩu và nhục thung dđung mỗi loại 100g cùng 250ml mật ong nguyên chất.
  • Sắc kỹ các loại dược liệu đã chuẩn bị với 2 lần rồi lọc lấy nước.
  • Trong lúc đun phần nước thuốc thu được, dùng đũa trộn đều liên tục cho đến khi hỗn hợp này cô đặc lại thành cao.
  • Cho phần cao thu được vào hũ thủy tinh rồi dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 2 thìa cà phê hòa vào ly nước ấm rồi uống trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

11. Bài thuốc cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm sáng da và giảm tàn nhang

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 50g nấm ngọc cẩu khô.
  • Cho vào bình trà, đổ nước sôi vào đậy kín nắp và hãm khoảng 20 phút.
  • Sau khi các hoạt chất tiết ra hết thì rót ra ly uống hết trong ngày.
Nấm Ngọc Cẩu
Nấm ngọc cẩu có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, làm sáng da, trị nám, tàn nhang…

12. Bài thuốc điều trị chứng đau lưng và nhức mỏi tay chân

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1kg nấm ngọc cẩu tươi cùng 5 lít rượu trắng trên 40 độ.
  • Rửa sạch nấm qua nhiều lần nước và ngâm nước muối.
  • Cho nấm vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào ngâm trong vòng 30 ngày.
  • Để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 20ml để đạt hiệu quả cải thiện chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

Một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu có tác dụng rất mạnh nên nếu sử dụng quá liều hoặc chế biến không đúng cách rất dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Cụ thể, trong loại nấm này có chứa một ít chất độc gây hại cho gan, thận cùng nhiều tác hại khác.
  • Cân nhắc kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ của dược liệu, tránh mua phải hàng kém chất lượng vì sẽ không đạt được hiệu quả trị bệnh như ý muốn, thậm chí gây ra những hậu quả khó lường về sức khỏe.
  • Hình dạng của nấm này khá giống với một loại nấm độc tên Lùng Tà, nếu sử dụng phải sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, hãy tìm mua ở những cơ sở bán dược liệu uy tín.
  • Lưu ý chống chỉ định sử dụng nấm ngọc cẩu với những người có tiền sử bị cao huyết áp, suy giảm chức năng gan thận, tiêu chảy, đang điều trị bệnh ung thư… và đang sử dụng thuốc Tây để trị bệnh. Ngoài ra, những người bị dị ứng với các thành phần trong nấm ngọc cẩu và các dược liệu được kể đến trong bài thuốc trên cũng không nên tự ý sử dụng. Tốt nhất tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Sau khoảng 3 – 5 ngày sử dụng dược liệu nếu bệnh không thuyên giảm mà càng ngày tình trạng bệnh càng chuyển xấu đi thì nên tạm thời dừng sử dụng. Chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
  • Kiên trì sử dụng trong thời gian vừa đủ, dùng đúng cách và không lạm dụng quá liều để tránh xảy ra những rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Nấm Ngọc Cẩu
Chống chỉ định sử dụng nấm ngọc cẩu hay các dược liệu kết hợp khác nếu có cơ địa dị ứng, nhạy cảm

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng nấm ngọc cẩu để chữa bệnh hiệu quả. Người bệnh khi dùng cần lưu ý thận trọng về tác dụng phụ, tương tác thuốc với các loại thực phẩm, thảo dược hay thuốc tân dược khác. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, hãy luôn thận trọng tham vấn ý kiến chuyên môn của những bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...